Quá khứ và tương lai trò chuyện

07:35 CH @ Chủ Nhật - 31 Tháng Mười Hai, 2006

Tương lai:Quá khứ này, anh là kẻ bạc tình bạc nghĩa, một đi không trở lại thế mà người ta lại luôn nhớ về anh. Trong khi tôi đầy khát khao, mong đợi, ngóng chờ thì vẫn chỉ bị coi như một khái niệm. Bí quyết của anh là gì vậy?

Quá khứ:Bởi tôi đem đến cho con người không chỉ hạnh phúc, thành công mà cả những đau khổ và thất bại. Còn họ lại luôn hướng tới cậu với tất cả ước ao, mơ mộng. Mà điều đó vẫn mù mờ tựa như đồ ăn ngon chưa được chế biến, chưa khắc sâu, chưa ấn tượng.

Tương lai:Cũng có lúc người ta nhìn tôi đặc sệt màu đẹn đấy thôi.

Quá khứ:Nhưng là nhờ nhân ảnh, cái nhìn của sự cố tưởng tượng để tạo tâm lý chuẩn bị trước nếu chuyện xui xẻo xảy đến. Song, đa phần là sự hướng tới màu hồng. Dẫu cậu có chờ đợi người ta với vô vàn tai ương, họ cũng chả tin đâu vì ai mà chả ngồn ngộn kỳ vọng, kể cả khi họ câng mặt bô bô lên rằng “tôi đã mất niềm tin ở cuộc đời rồi”. Thế mới có câu “còn nước còn tát”. Mấy người chịu nhắm mắt đầu hàng khó khăn. Nhưng tương lai non trẻ à, tới lúc cậu cũng như tôi thôi, lấy đâu hạnh phúc mà phân phát mãi cho con người.

Tương lai:Không đúng. Tôi đang mang nặng một bịch trên vai toàn chuyện tốt đẹp, những tình huống may mắn dành đợi con người đây.

Qúa khứ:Rồi sự chờ đợi mòn mỏi sẽ khiến cậu trở nên cay nghiệt lúc nào không hay. Và cái bịch kia, chẳng mấy mà nặng trĩu rơi rớt, để rồi những tai vạ, vật cản len lỏi vào. Song, chính điều đó lại là cớ để người ta nhớ đến cậu đấy. Và cậu sẽ biến thành một ông già. Quá khứ.

Tương lai:Nói thế nào ấy chứ. Người ta thường hồi tưởng về chuyện vui vẻ của quá khứ để kể cho nhau, đi dưỡng tâm hồn, tự động viên mình bước lên những bước tiến mới trong cuộc đời. Nếu nhớ anh chỉ ở điều đau đớn thì u uất sỡ hãi làm sao chịu nổi.

Quá khứ:Thế mà sự đau đớn lại có sức sống mạnh mẽ và bền lâu đấy. Nó ám ảnh, nó khiến người ta cố quên nhưng càng thế càng chẳng quên nổi. Và họ phải nhớ nó một cách day dứt dù không giám thừa nhận. Nó cứa sâu, in đậm và khó có khả năng bào mòn lắm.

Tương lai:Vậy ra, điều tốt đẹp tôi đang trông chờ con người tới để trao gửi chẳng có nghĩa lý gì ư, không có giá trị bằng sự xấu xa ư?

Quá khứ:Có chứ, giá trị như miếng mồi. Căn cứ vào đặc tính con người tham lam sự tốt đẹp, không ý thức được thiếu hụt của bản thân, nên chuyện dẫm phải những hòn đá tai ương rắc đầy trên đường đi đến thành công dễ như bỡn. Cũng có khi họ bất xá, không cần tránh né những vật cản theo quy luật, thế là bao nhiêu sai lầm, cạm bẫy bám họ như quả ké bám ống quần.

Cho tới lúc đến với cậu thì họ đã ngã dúi dụi chẳng đếm nổi bao lần, thương tích đầy mình.

Tương lai: Hừ, vậy chẳng việc gì tôi mang chuyện tốt đẹp theo nhiều thế cho nặng nề, mất công. Vai trò phù phiếm bao giờ chẳng nhẹ hơn.

Quá khứ:(Vuốt râu): Cậu sắp đến lúc được người ta gọi bằng cái tên như tôi rồi đấy. Bí quyết chỉ thế, dễ không? Khà khà…

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Để đến được tương lai?

    13/01/2011Nguyễn Quốc Phong“Chỉ tưởng tượng ra tương lai không đủ, bạn phải xây dựng nó”. Càng ngày người ta càng nhìn rõ một điều: Rất nhiều vấn đề trước đây tưởng như bất biến thì cũng có thể thay đổi; nhiều nguyên lý không còn mang giá trị thực tiễn. Từ đó, xuất hiện thái độ hoài nghi. Nhưng, con người không thể cứ quay lại quá khứ mà phải bước tới tương lai...
  • Xã hội tương lai

    13/09/2006Hạnh TâmTrong tạp chí Nhà Kinh tế 01/2001, Peter Drucker - người được đánh giá là nhà tương lai học có uy tín nhất trên thế giới đã viết loạt bài nghiên cứu về những xu hướng lớn của tương lai: xã hội tương lai, mô hình dân số mới, lực lượng lao động mới, nghịch lý của công nghiệp chế tạo, liệu các Công ty sẽ còn tồn tại và con đường phía trước, khẳng định xã hội của ngày mai đã đến gần hơn chúng ta nghĩ....
  • Thế kỷ XXI: Một tương lai hư nhiều hơn thực?

    21/05/2006Đặng Chuẩn giới thiệu và lược dịchBước sang thế kỷ XXI, có những đợt sóng liên tục các dự báo lạc quan về thành tựu khoa học, phát minh công nghệ, về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cũng có một luồng ý kiến hoài nghi liệu thế kỷ mới có đem lại được gì hơn cho loài người? Điển hình trong luồng phản đề ấy là một bài viết gần đây...
  • Xây dựng con đường tới tương lai

    23/01/2006Nguyễn Thúy HằngTừ khái niệm ô tô đến công nghệ, những nhà tương lai học và chuyên gia về văn hoá quần chúng vẫn muốn reo rắc cho các nhà chiến lược kinh doanh bằng những suy luận của họ về thế giới của chúng ta sẽ như thế nào trong 10, 20, và 50 năm tới...
  • Tương lai

    28/11/2005Trần Cao Dũng
    Tương lai sẽ đi về đâu? Con người sẽ sống ra sao khi chỉ có trí óc tưởng tượng bị giới hạn? Mọi thứ không ngừng thay đổi. Thời gian trôi đi một cách chóng mặt và nhân loại như đang chạy đua với nó. Kẻ nào sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua vô hình này? ...
  • Văn hiến… xưa và nay & văn hiến trong tương lai

    23/11/2005Hoàng Ngọc HiếnBàn về văn hiến... xưa và nay nên dành một phần thời gian cho sự thảo luận để hình dung văn hiến trong tương lai. Riêng trong ngành giáo dục, điểm qua những nhân tài xưa và nay tôi thấy hào quang của quá khứ và hiện tại nhưng chưa thấy tương lai.
  • Lý Quang Diệu những thách đố trong quá khứ, hiện tại và tương lai

    13/10/2005Vi Kiều dịchTrong cuộc phỏng vấn - đối thoại với Tạp chí “Global Viewpoint”, Bộ trưởng, Cố vấn Lý Quang Diệu đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến Singapo và các nước Châu Á hiện nay. Chúng tôi xin chọn lựa để trích dịch một số ý kiến của nhà chính khách lão thành này quanh những vấn đề xã hội, giáo dục và tương lai của các nước trong khu vực...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác