Từ quan niệm về con người trong lịch sử đến quan niệm về con người Hồ Chí Minh

07:37 SA @ Thứ Bảy - 07 Tháng Giêng, 2006

Vấn đề con người đã được đặt ra từ rất sớm. Lịch sử loài người là lịch sửtiếp cận vấn đề con người. Vì lẽ đó, nhiều quan niệm cho rằng, vấn đề con người không còn là vấn đề mới mẻ. Không đúng! Vấn đề con người còn là vấn đề lớn hay không, không phải được xem xét dưới góc nhìn thời gian mà phải tiếp cận nó từ góc nhìn bản chất. Như vậy, vấn đề con người có vẻ cũ, nhưng nó lại luôn mới mẻ, luôn có vấn đề phải nói rằng, nó là vấn đề của mọi vấn đề.

Để có được quan niệm khoa học về conngười trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp khác nhau:

Chủ nghĩa duy tâm quan niệm: Con người là một thực thể linh hồn, cái giá trị lớn nhất ở con người là phần hồn, phần hồn là cái sống mãi, cái vĩnh hằng, còn phần xác chỉ là cái gì ngắn ngủi thoảng qua, nó rồi cũng nhanh chóng ra đi - trở về với cát bụi. Quan niệm duy tâm về con người đã ảnh hưởng đến một bộ phậnkhông nhỏ, khiến họ khước từ cuộc sống hiện thực, một cuộc sống phải sản xuất, đấu tranh để tồn tại vì hạnh phúc con người, để hướng về một thế giới hư vô, phó thác cuộc đời cho số phận.

Chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm: Con người là một sinh vật, cái giá trị nhất ở con người là cái sinh vật, bản chất người là bản chất sinh vật. Còn những cái như tư tưởng, tình cảm, ước mơ, hoài bão... chỉ là thứ trừu tượng, mơ hồ...không có giá trị hiện sinh. Với quan niệm coi bản chất con người là sình vật, chủ nghĩa duy vật siêu hình về con người đẩy tới việc giải quyết vấn đề con người chỉ là sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất, nhu cầu sinh vật của con người, kích thích con người lao vào cuộc sống vật chất tầm thường, đẩy một bộ phận người chạy theo lối "sống gấp" - lối sống theo nhịp điệu hối hả, sống tranh thủ, gấp gáp, sống nhanh lên sống vượt lên thời gian, vượt ra không gian, sống ích kỷ, sống chỉ biết mình, không biết đến đồng loại... Cả hai cách tiếp cận trên về con người đều dẫn đến chủ nghĩa cực đoan về con người: Họ đã từ tuyệt đối hóa đến thần bí hóa mặt tinh thần của con người, hạ thấp mặt sinh vật (phần xác) và ngược lại, không thấy được con người là một thể thống nhất giữa mặt vật chất và mặt tinh thần.

Quan niệm mácxít về con người là vấn đề cơ bản nhất của cuộc đấu tranh quan điểm giữa chủ nghĩa nhân văn tư sản và chủ nghĩa nhân đạo XHCN. C.Mác viết: "Sự thay thế xã hội tư bản với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó xuất hiện một liên hợp trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người "(1).

Luận điểm bất hủ trên đây về con người chỉ ra rằng, quan điểm triết học về giải phóng toàn bộ xã hội phải được bắt đầu từ việc giải phóng cho mỗi cá nhân, rằng tương lai không chỉ là cái gì nối tiếp hiện tại, mà còn là bộ phận của hiện tại và cấu thành cái hiện tại, rằng đây là cơ sở thế giới quan “định hướng mục tiêu" của sự phát triển xã hội và đó là hạnh phúc con người, là phương thức cụ thể của quá trình giải phóng con người.

Với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng nhân đạo giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột không tồn tại trừu tượng, mà được tạo ra bởi những tiền đề vật chất - đó là việc thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội để của cải xã hội sản xuất ra được sử dụng cho việc thúc đẩy sự phát triển năng lực trí tuệ của con người.

Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không dựa trên lý tưởng nhân đạo chủ nghĩa trừu tượng về con người, mà xem xét con người một cách thực tế, như họ xây dựng cuộc sống ra sao, băn khoăn, trăn trở cuộc sống như thế nào và ở chỗ nào... Cho nên, không có chủ nghĩa nhân văn tự nó, cũng không có tự do tự nó, mà là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất vật chất. Quan điểm Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn chỉ rõ rằng, trong hoạt động của mình, con người tạo ra các mối quan hệ xã hội khách quan và lịch sử và vớinhững quan hệ đó, con người tự khẳng định mình - tiền đề của “làm chủ bản thân". Như vậy, con người sinh ra từ một tầng lớp, giai cấp nhất định và bao giờ cũng chịu ảnh hưởng đạo đức của giai cấp xuất thân. Và, mỗi con người tồn tại bao giờ cũng đụng chạm hàng loạt vấn đề có liên quan đến sản xuất, hoàn cảnh thực tế. Những vấn đề đó luôn được biến đổi bởi thế hệ mới và quy định những điều kiện tồn tại của chính thế hệ đó.

Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề con người. Người đã nêu ra những yêu cầu, những tiêu chuẩn của con người mới, chỉ ra biện pháp xây dựng con người mới. Theo Người, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những conngười XHCN.

Chủ nghĩa xã hội không phải là một quan niệm đạo đức trừu tượng, mà là một xã hội hiện thực, sinh động với những đặc trưng cơ bản nhất, như sản xuất có năng suất cao, đời sống cao, dân chủ và dân trí cao, công bằng và nhân đạo... Con người mới XHCN, như Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải là con người biết từ bỏ lối làm ăn lạc hậu, không ngừng cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất. Theo đó, có thể nói, cách tiếp cận con người mới ở Hồ Chí Minh là duy vật, khoa học thật sự.

Đối với con người mới là cán bộ Đảng viên, phải có phẩm chất hết lòng phục vụ nhân dân, chăm lo đời sống quần chúng - khổ trước nhân dân, sướng sau nhân dân. Muốn xây dựng con người mới XHCN thì mọi người phải cần,kiệm. Sảnxuất mà không tiết kiệm thì khác nào "gió vào nhà trống". Cần, kiệm để đề phòng lúc khó khăn, và phải biết giữ gìn của cải tập thể, của Nhà nước và của cá nhân mình. Con người tồn tại luôn có nhu cầu vật chất và đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu đó. Nhưng chừng nào sản xuất vật chất xã hội chưa phát triển đến mức thỏa mãn nhu cầu của mọi người thì chưa xóa bỏ được tình trạng người bóc lột người. Nhân loại nhờ sản xuất đã nâng con người lên cao hơn thế giới động vật về mặt chủng loại, nhưng trong xã hội, sự phân phối không công bằng chưa nâng con người lên cao hơn thế giới động vật về mặt xã hội. Cho nên, vẫn còn tình trạng sự thỏa mãn nhu cầu của một nhóm người này được thực hiện bằng sự hy sinh nhu cầu của đại bộ phận người khác. Phải phát triển sản xuất - nguyên nhân sâu xa để giải phóng con người. Nhưng, khi sản xuất chưa phát triển cao thì phải phân phối sao cho xã hội không phát sinh hiện tượng "tha hóa" con người. Rõ ràng, ở Hồ Chí Minh, khi đề cập đến những vấn đề của cuộc sống đều được quy về con người, về giải phóng con người trên những quan điểm triết học đúng đắn.

Tư tưởng nhân đạo của những nhà nhân văn chủ nghĩa khi nói đến nhân đạo thường đề cập và nhấn mạnh quan hệ tình cảm giữa con người với con người, dĩ nhiên, điều này không sai, nhưng chưa đầy đủ, bởi quan niệm đó chưa chỉ ra được nguồn gốc sâu xa của "quan hệ tình cảm". Một xã hội mà con người còn bóc lột con người thì tìm đâu ra tình thương và lòng nhân ái xã hội phổ biến. Với Hồ Chí Minh thì trong mọi ý nghĩ tình cảm đều hướng vào giải phóng con người, nghĩa là phải chống bóc lột, áp bức, chống nô dịch, mọi người phải có cơm ăn, có áo mặc, được học hành. Điều này không chỉ mang ý nghĩa chính trị, đạo đức, mà có cơ sở khoa học triết học là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh xuất phát từ con người và mục tiêu là giải phóng con người. Con người vừa là điểm xuất phát, vừa là mục đích lý tưởng trong triết lý Hồ Chí Minh và cũng là trong sự nghiệp cách mạng của Người.

Con đường cách mạng của Hồ Chí Minh được bắt đầu từ lòng yêu nước, rồi tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội. Lòng yêu nước của Hồ Chí Minh đã được nâng lên ở cấp độ cao, nghĩa là nó hướng việc giải phóng con người vào giải phóng dân tộc mình và giải phóng các dân tộc thuộc địa nhằm phát huy cái vốn có, tiềm năng của con người và của dân tộc để tự cứu mình, tự quyết định vận mệnh của mình.

Chủ nghĩa nhân đạo mà chỉ dừng lại ở lòng yêu thương và kêu gọi tìnhthương yêu con người chung chung là chưa đủ. Hồ Chí Minh đã thấy được và vạch ra rằng, tố cáo tội ác bọn thực dân, kêu gọi tình thương yêu con người chưa thể làm cho con người ta thật sự tôn trọng phẩm giá con người. Cái đem lại phẩm giá thực sự cho con người, theo Hồ Chí Minh, là khả năng làm cách mạng của họ dưới sự lãnh đạo của một đảng cách mạng: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến"(2).

Yêu thương và căm giận có quan hệ hài hòa, biện chứng trong tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh. Trong triết học, trong xã hội và kể cả trong đời thường không thể có yêu thương người lao động, yêu thương đồng loại mà lại không căm giận kẻ áp bức bóc lột đồng loại. Trong Bản án chê độ thực dân Pháp,Hồ Chí Minh tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân bao nhiêu thì đồng cảm, xót xa với giai cấp công nhân và người lao động ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bấy nhiêu. Chủ nghĩa nhân đạo Hồ Chí Minh về căm thù bất công và bạo ngược luôn gắn với lòng yêu thương nhân dân tha thiết. "Cả cuộc đời Bác chỉ có mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân". Điều đó đã trở thành "ham muốn " đến tột bậc. Trong Di chúc,Người viết: “Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội cho các cháu thanh niên và nhi đồng"(3). Còn chí căm thù của Người thì đã kết tinh thành ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù: "Dù phải để cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập”.

Yêu thương nhân dân, dân tộc gắn với ý chí chống kẻ thù giày xéo non sông, đất nước trong con người Hồ Chí Minh đã thành lẽ sống. Đó là sự thống nhất biện chứng trong sự nghiệp cách mạng và cũng là trong đạo đức, trong chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.

Căm ghét kẻ thù chung, nhưng lại rất khoan dung, độ lượng, khoan hồng tha thứ. Lòng khoan hồng, độ lượng không phải là sự rộng lòng của một bậc quân tử ban phát "nhân đạo" cho kẻ thù mà đã trở thành nguyên tắc - đó là khoan hồng không vì tư thù, tư oán mà là vì chúng ta văn minh hơn bọn đi giết người cướp nước.

Các nhà triết học, chính trị và xã hội tư sản thường rêu rao là những người cộng sản chỉ biết có tập thể, đề cao tập thể, coi thường cá nhân và đi đến tiêu diệt bản lĩnh con người. Đây chỉ là sự xuyên tạc có dụng ý Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản,Mác và Ăng ghen đã coi xã hội cộng sản như một "đoàn thể" mà trong đó, sự phát triển tự do của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Và, sau đó gần ba thập kỷ, C.Mác nhắc lại vấn đề này và nhấn mạnh sự phát triển toàn diện các cá nhân là điều kiện để thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Như thế, chủ nghĩa cộng sản rất quan tâm đến việc phát triển cá nhân, coi việc phát triển toàn diện cá nhân là mục đích, còn xã hội chỉ là phương tiện.

Chủ nghĩa cộng sản chỉ chống chủ nghĩa cá nhân vì nó đem cá nhân đối lập với tập thể, đối lập với xã hội, với cộng đồng. Mưu cầu hạnh phúc cá nhân dưới cách làmtổn hại đến hạnh phúc của những người khác, của tập thể và cộng đồng thì điều đó không thể tồn tại được trong chủ nghĩa cộng sản. Trong suốt cuộc đời làm cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đòi hỏi "quét sạch chủ nghĩa cá nhân", nhưng không vùi dập cá nhân con người.

Hồ Chí Minh sinh ra từ nhân dân, hòa mình với nhân dân, nên Người tiếp thu chữ nhân của các bậc tiền bối một các sáng tạo Chữ NHÂN của Hồ Chí Minh gắn liền với chữ Nghĩa - Trí - Dũng. Điều quan trọng là "Nhân ", "Nghĩa ", "Trí ", "Dũng " được thể hiện trong chính thân thế và sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh. Đây vừa là quá trình kế thừa, vận dụng và nâng lên tầm cao mới di sản vô giá của ông cha, vừa là sự "thể nghiệm sống" những cái đó trong cuộc đời thực của vĩ nhân Hồ Chí Minh.

Lòng yêu thương con người của Hồ Chí Minh vừa mang tính khái quát - lý tưởng, vừa mang tính cụ thể - sinh động với sức thuyết phục thực tiễn cao. Đó là tình thương yêu bộ đội, thương binh và những gia đình liệt sĩ. Phải nói rằng, trong tình cảm yêu thương mênh mông, vô hạn của Người đối với con người, Người đã dành phần quan trọng tình cảm đó cho sự chăm sóc ân cần đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ, những người đã suốt đời hy sinh và dũng cảm hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: càng biết ơn các liệt sĩ bao nhiêu, chúng ta càng hết lòng biết ơn và tận tình chăm sóc các gia đình liệt sĩ bấy nhiêu, vì đó là cách báo đáp công ơn liệt sĩ thiết thực nhất.

Vấn đề con người trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh còn thể hiện. trong quan điểm dân chủ- quan điểm "dân là gốc". Nói đến con người, chiến đấu cho hạnh phúc của con người và của loài người mà không tiếp cận vấn đề dân chủ và làm chủ thì tự nó không có nội dung. Trong Thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng,Người viết: "Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì"(4).

Là người sáng lập, tổ chức, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề dân chủ, trước hết là dân chủ trong Đảng và sau đó là trong toàn xã hội. Chẳng hạn, Người nói, ở trong Dảng, là đảng viên thì mọi người bình đẳng như nhau, không phân biệt cấp bậc, chức vụ và "trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình"(5).Còn trong xã hội thì dân chủ tức "dân là gốc", dân là tuyệt đối. là quyết định. Quan điểm "Nhà nước của dân, do dân và vì dân" của Đảng và Hồ Chí Minh là quan điểm khoa học, chúng ta phải quán triệt. Cần phải trở về với tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh và soi nó vào cuộc sống hôm nay để kiên quyết tẩy sạch những biểu hiện xa dân, mất dân chủ. Đây là việc làm quan trọng trong công tác chỉnh đốn Đảng mà công cuộc đổi mớido Đảng ta khởi xướng đang đòi hỏi.

Dân chủ trong Đảng được Hồ Chí Minh đề cập nhiều nhất trong lối làm việc. Người cán bộ lãnh đạo phải biết nghe cấp dưới nói, chứ không phải chỉ nói cho cấp dưới nghe, biết nghe cả những ý kiến trái với mình, chứ không phải chỉ biết nghe những lời nịnh hót. Người thường nhắc nhở cán bộ phải biết tranh thủ rộng rãi ý kiến của quần chúng, chứ không phải là của người "hẩu” với mình, thuận theo ý mình. Những ý kiến "trái tai" tưởng như một "nghịch lý", nhưng biết lắng nghe, chắt lọc và trân trọng thì giúp ta tìm ra chân lý. Dân chủ và làm chủ là những phạm trù cùng cung bậc. Muốn đạt tới dân chủ với tính cách một chế độ gần với Nhà nước thì con người phải biết tự chủ - làm chủ trướchết đối với bản thân.

Trong các hình thái kinh tế - xã hội trước đây đã có nhiều hình thức, nhiều tổ chức chính trị có dân chủ, nhưng chỉ là dân chủ trong nội bộ một giai cấp, một tổ chức đó thôi. Chẳng hạn, như dân chủ cho chủ nô, dân chủ cho lãnh chúa phong kiến, dân chủ cho giai cấp tư bản độc quyền, nghĩa là dân chủ cho một thiểu số, còn tuyệt đại đa số nhân dân thì bị nô dịch. Dưới CNXH nên dân chủ phải cần đạt tới là dân chủ cho đa số người. Đảng cộng sản là người tổ chức và lãnh đạo xã hội, tuyệt đối không phải là một tổ chức để từ đó thăng quan, tiến chức và được phát tài như Hồ Chí Minh thường căn dặn.

Để cho dân chủ thực sự thành một chế độ - gắn với Nhà nước, thì tư tưởng dân chủ phải được cụ thể hóa thành việc làm, thành thể chế, thành "hệ chính sách" có sức thuyết phục thực tiễn cao.

Khi nghiên cứu về tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, chúng ta thấy ở Người có những quan điểm sau đây:

  • Một là,bình đẳng là tiền đề cho dân chủ trong Đảng.
  • Hai là,dân chủ trong nội bộ, rõ nhất là trong cách làm việc, lãnh đạo của cán bộ, trong phê bình.
  • Ba là,dân chủ trong Đảng phải phát triển ra thành dân chủ của dân, thành dân kiểm tra lại Đảng.
  • Bốnlà, có dân chủ mới phát huy được sáng kiến, kích thích được lòng hăng hái.
  • Nămlà, dân chủ là nói và làm, là tư tường hành động và thể chế, dân chủ là đạo đức cách mạng, là nêu gương(6)

Dân chủ gắn liền với quyền làm chủ mà trước hết là làm chủ về tư liệu sản xuất. Trong xã hội cũ, tầng lớp phong kiến, quan lại và tư bản làm chủ, còn người lao động được hứa hẹn đủ thứ nhưng vẫn rơi vào cảnh bị lừa dối và đói nghèo. Dưới chế độ ta, dân chủ nghĩa là người dân làm chủ, nhân dân là chủ thể chân chính của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nội dung cơ bản nhất của dân chủ và làm chủ là dân chủ về kinh tế mà trước hết là về tư liệu sản xuất.

Cuộc đời làmcách mạng của Hồ Chí Minh là đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đem lại ruộng đất cho dân cày - vì con người, đấu tranh chống ngoại bang giành độc lập vì con người, đấu tranh chống giặc dốt - vì con người. Có thể nói, dân chủ và làm chủ, theo quan điểm Hồ Chí Minh, không trừu tượng mà bao hàm nội dung cách mạng, thực tiễn - cụ thể.

Vấn đề dân chủ và làm chủ được Hồ Chí Minh xem xét một cách khoa học. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, thì dân chủ và làm chủ là đấu tranh giải phóng dân tộc (độc lập dân tộc) và đấu tranh chống địa chủ, phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày (người cày có ruộng). Đến cách mạng XHCN thì nội dung dân chủ và làmchủ được gắn với nhiệm vụ làm chủ cụ thể từng cơ sở sản xuất, cơ quan, xí nghiệp, nhà trường - làm chủ của người công nhân, nông dân, tri thức...

Dân chủ và làm chủ là những quan điểm, tư tưởng lớn của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Những quan điểm, tư tưởng cần được quán triệt và giáo dục sâu sắc trong bộ máy Đảng, Nhà nước và trong nhân dân. Nội dung giáo dục phải thích hợp với thời đại mới, điều kiện mới. Hình thức giáo dục phải sinh động, đa dạng, phong phú, thích hợp.

Dân chủ là một chế độ gắn với Nhà nước, chứ không phải chỉ là những quan điểm, tư tường về dân chủ chung chung. Nó phải được thể chế hóa, luật pháp hóa. Làm chủ cũng không phải là những quan điểm, quan niệm đạo đức trừu tượng, chung chung, mà phải là một “hệ cơ chế", "hệ chính sách", "hệ luật" để con người không trừ một ai buộc phải tuân theo, phải rèn luyện, tự điều chỉnh trong “hành lang" luật pháp quy định.

Chính vì thế mà tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong sáng, có sức thuyết phục và có tác dụng giáo dục sâu sắc đối với mọi người Việt.


(1) C.Mác và Ph.Ăngghen. Tuyển tập. Tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981, tr. 596.

(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập,Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 28.

(3) Hồ Chí Minh, Sđd, t.12, tr. 512.

(4) Hồ Chí Minh, Sđd, t.4, tr. 56.

(5) Hồ Chí Minh, Sđd, t.12, tr. 510.

(6) Xem: Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5-1984.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Dân chủ và Nhân quyền và sự mở rộng khái niệm Dân chủ

    03/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupDân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình...
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Dân tâm và dân chủ

    13/12/2005GS Tương LaiDân chủ với dân tâm gắn với nhau như bóng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thật lòng thực thi dân chủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Dân là ai?

    06/12/2005Hà Thúc MinhNgười Việt Nam mới có câu: Quan nhất thời, dân vạn đại
    Nhất thời thì nhất thời, vạn đại thì vạn đại, nhưng làm quan nhất thời vẫn oai hơn là dân vạn đại. Làm quan mới khó chứ làm dân thì ai mà chẳng làm được. Tuy nhiên, chớ có xem thường làm dân, hình như cái gọi là "dân“ này càng ngày càng được ưa chuộng. "Nhà nước của vua” xem ra đã quá lỗi thời rồi, bây giờ phải là "Nhà nước của dân". Nhiều thứ khác cũng thay đổi theo như "Nghệ sĩ nhân dân” , "Nhà giáo nhân dân” “Đại học nhân dân ", “Tư bản nhân dân ". Tại sao lại có chuyện "vật đổi sao dời" như vậy?
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Về nguồn gốc triết học Việt Nam

    28/10/2005TS. Trần Văn KhánhMặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1), song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận - đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
  • Yếu tố dân chủ ở phương Đông

    19/10/2005Đinh Hiểu (lược dịch theo báo The New Repubic, USA)Liệu người ta có quyền thúc đẩy dân chủ trên thế giới hay đó chỉ là một cách thức áp đặt các giá trị phương Tây? Đặt vấn đề như vậy, theo nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen, Giải thưởng Nobel năm 1998, là coi thường truyền thống bàn thảo của các xã hội không phải thuộc phương Tây...
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • Phê bình và sửa chữa

    01/10/2005X.Y.ZCán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa. Từ nay, chúng ta cần phải thiết thực học tập, sửa chữa các khuyết điểm. Vì có tẩy sạch khuyết điểm, công việc mới có thể tiến bộ...
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác