Hướng chảy ở dòng sông lịch sử
“Lịch sử cổ xưa và hiện đại của dân tộc này cho thấy họ luôn luôn tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải”. Nhận xét đó của Edonard de Penguilly, một kiến trúc sư người Pháp tại cuộc Hội thảo về truyền thống và hiện đại trong kiến trúc tại Hà Nội vào quãng giữa thập niên 90, đã giữ lại trong tôi một gợi ý để suy ngẫm về những thách đố gay gắt đối với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh của “toàn cầu hóa”.
Rõràng trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuộc đua tranh về sự phát triển, ai giàu bản lĩnh, thông minh, linh loạt thì chiếm lĩnh được trận địa thuận lợi để giành lấy lợi thế và phát huy nó lên, ai dại khờ và dựa dẫm, thiếu bản lĩnh, tự ru ngủ mình bằng những hào quang quá khứ mà không dám nhìn thẳng vào hiện tại, tìm ra chỗ yếu của mình mà quyết tâm khắc phục để dũng cảm xốc tới, thì sẽ chuốc lấy thua thiệt. Đây là một cuộc đua tranh mà chúng ta không thể đứng ngoài. Đóng cửa, tự cô lập mình, thì chúng ta đã có bài học lịch sử đắng cay. Hãy đọc một đoạn trong "Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam"của Trần Văn Giàu, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, 1973, trang 407:
"Đọc mòn hết lềsách kinh, truyện, sử, bây giờ TựĐức đọc báo Hương Cảng Tân văn thấy bàn về các việc cốt làmcho nước được mạnhcó việc thông thương gồm: một là đóng tàu, hai là đúc súng, balà học tiếng ngoại quốc, bốn là luyện tập quânsư ý vua muốn làm cả bốn điều ấy, sai quan Cơ mật xét. Nhưng xét xong, quan Cơ mật tâu: "Thông thương là việc rất cần kíp, duy chỉnước khác làm thì dễ, ta làm thì khó vì các dân Châu Âu phần nhiều theo nghềbuôn, lạikhéo đi biển, nhữngnơi biểnrộng, đảo xa khôngnơi nào làkhông đi đến,đi đến đâu đều lây mónlợi làm thân thiết,cho nên kéo cả bọn đến được. Cònnước ta, thì từ trước cấm dânđi ra hảingoại, dân khôngđi buôn xa, trongnước khôngcó bọn buôn, mà muốn dắt người buôn nước ngoài đến, thếchưa có thể vộiđược...".
Lại chưavội! Lửa đã cháy đến màyrồi mà vẫn chưacó thể vộiđược!
Đình thần còn lạc hậu hơn vuađã lạc hậu.
Viết đến đây tôi bỗng muốn thêm vào nhận xét của ông kiến trúc sư người Pháp mà tôi dẫn ở trên "Lịch sử cổ xưa và hiện đại của dân tộc này cho thấy các giải pháp độc đáo cho các vấn đề gặp phải thì lúc nào cũng có, song có dám thực thi nhưng giải pháp đó hay không thì còn tùy thuộc vào bản lĩnh và trí tuệ của người cầm quyền"! Vì thế, tôi lại muốn dẫn tiếp lời của Nguyễn Lộ Trạch trong Thời vụsách viết năm 1848 khi ông nhận thấy đã trễ rồi và đặt câu hỏi "có nênnói nữa không" rồi tự trả lới rằng “vẫn còn phải nói":
"Điềulo trong thiên hạ không phải ởchỗ nước yếu và nghèo, mà ở chỗ không gắngsức làm việctự cương".
“Đại thểnước ta ngày nay, kẻthức giả đềuôm mốilo, vậy mà việc có thể cải cáchđược thìkhông nghe cửđộng một tí gì. Huốngchỉ lạicó điều lo là làm không kịp.Tuy vậy, nếu lo làm không kịp màkhoanh tay không làm, thì ấylà đã phạm vào lời răn của Mạnh Tử cái bệnh bảy năm, tìm thuốc ngải cứu banăm, nếu từ nay khônglo tích trữ thuốcđó thì trọn đời khôngkhi nàocó thuốc".
“Hiện nay thời thế như cục ung thư lớn. Trị chăng? Thì khôngcó phương thuật. Không trị chăng? Thì không thể cam ngồi mà ngó".
Đọc lịch sử, chúng ta thấm thía một điều: dân tộc ta không bao giờ "cam ngồi mà ngó" và chính vì thế mới có non sông gấm vóc quy về một mối chợ hôm nay. Nếu kẻ “thức giả" hôm nay vẫn ôm mối lo thì đấy chính là mối lo phải làm sao không hổ thẹn với tổ tiên bao đời gây dựng nên nền độc lập. máu chảy thành sông, xương chất thành núi: “Để rửa nỗi sỉ nhục ngàn thu. Để mở nên thái bình muốn thuở”và làm các "Non sôngdo đó mà đổi mới” như
Đó cúng là mối lo phải làm sao thực hiện sự ham muốn, "ham muốn đến tột bậc" của Hồ Chí Minh, phải xây dựng lại đất nước ta đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn vì rằng nếu nước độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì!
Đọc lịch sử, chúng ta vỡ ra một điều, khát vọng đổi mới từng được nung nấu từ xa xưa trong đầu óc những vĩ nhân vốn là sự kết tinh trí tuệ của dân tộc. Và chẳng những thế, Bác Hồ đá từng đưa ra chính sách mở cửa và hợp tác quốc tế từ những ngày chính quyền cách mạng còn trong trứng nước, lúc mà thù trong giặc ngoài uy hiếp, tiếng súng kháng chiến đang rền vang ở Nam bộ Trong "Lời kêu gọi Liên Hợp Quốc"viết năm 1946 chúng ta đọc thấy. "nước Việt
Nước Việt
Nước Việt
Nước Việt
Ở tầm nhìn lãnh tụ, đương nhiên Hồ Chí Minh đã hiểu rằng bắt đầu từ thế kỷ XVI, đã xuất hiện hiện tượng quốc tế hóa về kinh tế ở quy mô liên lục địa để rồi với sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc thì sau khi phân chia xong thế giới đã thực hiện cuộc chiến tranh để phân chia lại quá trình quốc tế hóa về kinh tế được thực hiện trong sự thao túng của chúng. Mưu toan thực hiên sự thao túng đó vẫn đang diễn ra, song bối cảnh quốc tế hiện nay đa thay đổi khiến cho sự thao túng đó không dễ dàng thực hiện.
Trong bối cảnh của năm 1946, sách lược ngoại giao của Bác xuất phát từ một tầm nhìn chiến lược có ý nghĩa lâu dài, đến nay nhìn lại càng thấy được tầm cao của tư duy lãnh tụ.
Bắt đầu từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX người ta dùng thuật ngữ “toàn cầu hóa" để chỉ nội dung của quá trình quốc tế hóa với nhưng đặc điểm mới và được thúc đẩy bởi những tác nhân mới. Giờ đây, toàn cầu hóa gắn liền với khu vực hóa và các quan hệ kinh tế song phương. Điều dễ dàng nhận thấy là trong một thế giới mà sự biến đổi đang diễn ra liên tục và đầy bất ngờ với nhưng tiến bộ như vũ bao của khoa học và công nghệ, không một nềnkinh tế quốc gia nào có thể tồn tại biệt lập, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của từng nước ngày càng làm cho người ta thấy rằng đóng cửa, tự cô lập mình chỉ là sự tự sát. Sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của từng nước khác nhau không ngừng mở rộng
Xét đến cùng, trong thời đại chúng ta đang sống, vận hội và thách thức luôn đan xen vào nhau. Thách thức càng gay gắt thì vận hội càng hấp dẫn, ngay trong thách thức vẫn có cơ hội và trong vận hội luôn tiềm ẩn những nguy cơ. Chỉ nhưng dân tộc có bản lĩnh thì mới có thể biến nguy cơ thành vận hội, trong mọi tình huống, biết tìm ra những “giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải”.Không để lỡ chuyến tàu của lịch sử, đó là yêu cầu của việc kiếm tìm giải pháp và đó cũng là trách nhiệm trước lịch sử, trách nhiệm trước vận mệnh của dân tộc.
Lẽ dĩ nhiên, để có được những giải pháp độc đáo đó, chỉ có quyết tâm thì chưa đủ. Phải có trí tuệ có tri thức cập nhật và thường xuyên được bổ sung, mới có thể ứng phó kịp thời với sự biến động đầy bất ngờ của thế giới hôm nay. Sự tham gia của con người đang tư duy trong các hệ thống kinh tế và xá hội có tính chất hai chiều: vừa là thụ độngvới tư cách người tìm hiểu và suy nghĩ về hệ thống, vừa là tíchcực với tư cách người tham gia quyết định có ảnh hưởng đến hành vi và kết quả của hệ thống. Hai tư cách đó được thực hiện đồng thời. Do là đồng thời nênthường gặp những tình huống mà con người khi suy nghĩ để làm quyết định không thể dựa vào tri thức đầy đủ và chính xác đã có về hệ thống. Đơn giản là vì chưa thể có những tri thức như vậy, tính trạng của hệ thống còn phụ thuộc vào chính quyết định của người tham gia. Vì vậy, thường khác với dự kiến, và do đó lại thêm một yếu tố bất định cho bước suy nghĩ tiếp
Chỉ có thể tạo ra khả năng thích ứng với môi trường mới đó nếu biết thường xuyên học hỏi, nâng cao trình độ tri thức, có tri thức và biết dùng tri thức để tạo ra tri thức mới cập nhật với sự biến động và phát triển của cuộc sống. Cho nên, có năng lực thích nghi, linh hoạt trước mọi đổi thay, có năng lực sáng tạo và đổi mới là những phẩm chất mà từng người cúng như từng tổ chức kinh tế xá hội cần phải có nếu muốn tồn tại, phát triển và có vị trí xứng đáng trong môi trường mới đó.
Cách đây hơn năm trăm năm,
" Trung thành với truyền thống khôngcó nghĩa là quay về những thế kỷđã tàn lụi để ngắm một dãy dài dài những bóng ma, mà trái lại, đem hếtsức mình tiến về phía tương lai như dòng sôngchỉ có chảy ra biển mớigọi là trung thành với ngọn nguồn củanó".
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường