Trường lớp châu Á
Ngọc Hưng tổng hợp, báo Tuổi trẻ
Vai trò của máy tính ngày càng tăng
Rõ ràng máy tính cá nhân PC sẽ đóng vai trò rất lớn trong các trường lớp tương lai. Nhiều trường học tại các nước châu Á đã bắt đầu đào tạo tin học cho trẻ từ lúc còn rất nhỏ. Nhiều trường tiểu học tại Hồng Kông đã dạy cho học sinh những kỹ năng tin học cơ bản và cho phép chúng lướt Internet để tìm thông tin phục vụ việc học. Nước Nhật lên kế hoạch dạy cho học sinh tiểu học biết sử dụng máy tính trong thời gian ba năm và chính phủ cũng dự kiến nối mạng miễn phí cho học sinh sử dụng trong năm năm tới. Những đứa trẻ thông minh thật sự sẽ biết sử dụng máy tính trước khi chúng được dạy dỗ để có thể đi toilet một mình.
Sách giáo khoa sẽ ít phổ biến dần
Lũ trẻ sẽ không còn khổ sở với những quyển sách dày cộm. Lối giảng bài thông thường sẽ không còn, mà các thầy cô sẽ hoạt động như những "huấn luyện viên thể thao", tức là chỉ dẫn học sinh tìm ra những bài học phù hợp với từng cá nhân. Các nhà giáo sẽ dùng những cái bảng thông minh hiểu thị những bài giảng đã lập trình sẵn thay cho bảng viết phấn "cổ lỗ", cùng với những đồ thị không gian ba chiều, những cuốn phim tài liệu sinh động tải từ Internet xuống.
Dạy học tương tác
Có lẽ học sinh cũng chẳng cần phải đi tới trường vì phương pháp dạy học tương tác qua mạng trực tuyến sẽ trở thành một phương pháp phổ biến trên toàn thế giới. Những học sinh có nhiều tham vọng sẽ có các bằng cấp từ Internet trước khi có bằng tốt nghiệp trung học. Các học sinh sẽ nối mạng để cùng thực hiện một đề tài được giao.
Internet sẽ trở thành một công cụ học tập đắc lực.
Khi châu Á được nối mạng rộng hơn, nhà trường sẽ chia sẻ tài nguyên trên Internet ngày càng nhiều. Sự lưu chuyển của tri thức và các ý kiến một cách tự do trên mạng sẽ chia sẻ tài nguyên trên Internet ngày càng nhiều. Sự lưu chuyển của tri thức và các ý kiến tự do trên mạng sẽ xoá bỏ biên giới giữa các quốc gia. Vì tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong kỷ nguyên Internet cho nên việc sử dụng thành thao tiếng Anh vẫn là điều tối quan trọng. Tuy nhiên chương trình giảng dạy cũng vẫn đóng một vai trò quan trọng.
Xu hướng giáo dục toàn diện được đề cao
Một chương trình giáo dục điển hình sẽ rất rộng và toàn diện chứ không chỉ tập trung vào toán hay khoa học tự nhiên. Các kỹ năng sử dụng công nghệ mới, kiến thức nghệ thuật, văn hoá, xã hội nhân văn, thể thao và ngôn ngữ cũng được coi trọng.
Giáo dục sau đại học phát triển
Nhiều người sẽ đi học bậc sau đại học theo phương pháp tự nghiên cứu hoặc học qua mạng. Số người đi học sẽ tăng mạnh do châu Á đã vượt qua khủng hoảng.
Sự tham gia của các công ty vào quá trình đào tạo.
Quá trình này đã rất phổ biến ở Mỹ và được gọi là quá trình "công ty hoá các trường học". Hãng Honda hiện đang dẫn đầu xu hướng này bằng việc mở các trường cao đẳng ở Thái Lan để đào tạo kỹ năng trong ngành công nghiệp ô tô.
Trong một tương lai không xa, có lẽ chúng ta sẽ biết đến những trường hợp một thần đồng 10 tuổi có bằng tiến sĩ theo chương trình đào tạo qua mạng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm