Trí tuệ Việt Nam trước thời cơ và thách thức của WTO

06:50 CH @ Thứ Sáu - 09 Tháng Ba, 2007

Năm qua, Hà Nội đã tổ chức thành công Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, gọi tắt là APEC. Cũng trong dịp này, cả nước đón chào Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, gọi tắt là WTO. Hai sự kiện lịch sử nói trên đánh dấu một bước chuyển biến lớn lao trong lịch sử phát triển của dân tộc. 21 người đứng đầu 21 nền kinh tế thành viên APEC và gần chục ngàn vị khách quốc tế đã đến Việt Nam, cùng ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong những thập kỷ vừa qua, đồng thời dự báo những thành tựu lớn lao của Vệt Nam trong thời gian đang tới.

Những sự kiện nói trên đã mở ra trước nhân dân ta một thời cơ hiếm có và cả những thách thức chưa lường hết. Chúng ta có rất nhiều thuận lợi cần khai thác nhưng lại đứng trước rất nhiều khó khăn phải vượt qua. Làm thế nào để trong thuận lợi nhìn thấy hết khó khăn và trong khó khăn, cũng tìm ra được những thuận lợi để khắc phục? Chúng ta tin vào sự quyết tâm, vào tinh thần dũng cảm, vào đầu óc sáng tạo của toàn thể nhân dân ta trong bước ngoặt lịch sử này.

Trong dịp này, chúng ta cùng nhìn lại nền văn hiến lâu đời của dân tộc. Tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì có thể coi như nguồn sức mạnh bất diệt của dân tộc trước thời cơ và thách thức hôm nay? Tôi nghĩ rằng truyền thống văn hiến Việt Nam đang tiếp sức cho chúng ta từ nhiều góc độ. Hôm nay, tôi xin đi vào một điểm của văn hiến Việt Nam coi như quan trọng hàng đầu đối với việc gia nhập WTO: Đó là Trí tuệ Việt Nam.

1. Vai trò của trí tuệ trong Văn hiến Việt Nam

Văn hiến Việt Nam là sự phản ánh những đặc trưng của văn hóa Việt Nam và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Đặc trưng và phẩm chất ấy có thể tóm lược ở 3 điểm sau đây:

a) Về tình cảm: đó là lòng yêu thương vô hạn đối với đồng bào, là sự gắn bó máu thịt đối với Tổ quốc.

b) Về lí trí: đó là tinh thần kiên trì học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết để trước mọi việc đều có những suy nghĩ sâu sắc và sáng tạo.

c) Về hành động: đó là tinh thần dũng cảm trong sản xuất và chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn để đạt tới thành công.

Lịch sử Việt Nam là một chuỗi dài những gian nanthử thách trước sự tàn phá của thiên nhiên và sự xâm lược của nước ngoài. Muốn tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam chỉ có một con đường là dựa vào nhau để cùng chiến đấu. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cũng bắt đầu từ đây. Tuy nhiên, yêu nước và anh hùng lại chỉ có thể thành công khi được dẫn dắt bởi những nhận thức sáng suốt. Chính vì thế mà trong truyền thống của con người Việt Nam: trái tim, khối óc và bàn tay đã có mối quan hệ mật thiết tạo nên một nềnvăn hiến mang tính hoàn chỉnh gồm cả nhân, trí, dũng. Lịch sử từng chửng minh rằng: trước mọi thử thách của dân tộc, dựa vào trí tuệ thì thành công, thiếu trí tuệ thì thất bại.

Trong sản xuất thì rút ra được tầm quan trọng của mối quan hệ tương tác giữa các mặt: nước, phân, cần, giống.

Trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thì trí tuệ Việt Nam lại tạo ra những cách đánh sáng tạo trước tình hình khác nhau trong quan hệ giữa địch và ta ở mỗi cuộc kháng chiến khác nhau.

Trong giao lưu văn hóa với nước ngoài: tiếp thu có sáng tạo thì thời Lý - Trần luôn luôn thành công, giáo điều và bắt chước mù quáng thì thời Lê - Trịnh - Nguyễn đã khiến cho đất nước trở thành lạc hậu và trì trệ.

Bước sang thế kỷ XX, thành công rực rỡ của cách mạng tháng Tám, của hai cuộc chiến chống xâm lược, của đường lối đổi mới đều gắn liền với trí tuệ sáng suốt của Chủ tịch HồChíMinh và Đảng cộng sản Việt Nam.

Nếu trí tuệ Việt Nam là điều kiện quan trọng bậc nhất trong lịch sử phát triển của Việt Nam trước đây thì ngày nay, trí tuệ còn quan trọng hơn rất nhiều khi Việt Nam đang cùng cả thế giới đi vào thời đại của trí tuệ.

2. Trí tuệ trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức

Toàn cầu hóa đang được mở rộng và tiến nhanh trên mọi miền của trái đất. Nó đang thúc đẩy trí tuệ của cả nhân loại và của mỗi con người để phát huy những thành tựu lớn lao và khắc phục những hậu quả tai hại mà nó đang đem lại.

Nền kinh tế của nhân loại đang phát triển tới đỉnh cao, không chỉ từ lực lượng của bản thân kinh tế mà còn từ những nhân tố phi kinh tế, mà điều quan trọng nhất là trí tuệ của con người. Nhu cầu tồn tại đã đòi hỏi sự tham gia của trí tuệ và tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển. Trí tuệ ngày một khám phá ra những bí ẩn của thiên nhiên và con người, từ cái vô tận của thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Sự tiến bộ như vũ bão của các ngành khoa học cùng với công nghệ thông tin và những phát minh kì diệu khác đang thâm nhập vào mọi hoạt động kinh tế. Chính trí tuệ đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của bản thân toàn cầu hóa và chính nó đã đưa tri thức của con người vào các khâu của kinh tế, khiến cho nền kinh tế của thế giới đang trở thành nền kinh tế tri thức. Nếu trí tuệ của nhân loại đã tạo ra sự ra đời và phát triển của toàn cầu hóa thì chính trí tuệ cũng tự đặt cho mình nhiệm vụ phải giải quyết những hậu quả mà toàn cầu hóa gây ra.

Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức đã lôi cuốn các dân tộc vào đòng sông cuồn cuộn của hội nhập toàn cầu. Hội nhập là chấp nhận mọi thời cơ và thách thức. Còn đứng ra ngoài dòng lịch sử ấy thì khó tránh khỏi nguy cơ tụt hậu.

Trí tuệ Việt Nam, đặc trưng lớn nhất của văn hiến Việt Nam trong hoàn cảnh này đã chọn cho đất nước con đường hội nhập và sẽ phát huy mọi thuận lợi và khắc phục mọi khó khăn để đưa đất nước tiến nhanh trên con đường phát triển.

3. Trí tuệ Việt Nam trước thời cơ và thách thức

Thời cơ thực là lớn lao và hiếm có đối với Việt Nam. Nhân dân Việt Nam nhận định như thế. Các nhà kinh tế, các chính khách trên thế giới cũng đã nói rất nhiều về thời cơ này. Nhưng thời cơ là thế nào? Nó chứa đựng những thuận lợi gì? Nó đặt ra những thách thức gì trong quá trình hội nhập? Những câu hỏi đặt ra không dễ dàng được trả lời nếu như Việt Nam không có tầm nhận thức rộng lớn đối với toàn bộ diễn biến về mọi mặt trên thế giới ngày nay và không có tầm nhận thức sâu sắc về mọi vấn đề cần giải quyết trên đất nước của mình.

Thời cơ đã đến với chúng ta. Nhưng sử dụng được thời cơ hay để mất thời cơ, điều này phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Lịch sử còn lưu lại những bài học quý báu: nắm được thời cơ thì thành công nhanh chóng, bỏ lỡ thời cơ thì khó tránh khỏi thất bại và suy vong.

Ta đã bỏ lỡ một thời cơ đáng tiếc. Trong thế kỉ XIX, khi chủ nghĩa đế quốc với nền công nghiệp hiện đại của nó tràn sang phương Đông thì Nhật Bản đã nắm được thời cơ, nhanh chóng tiếp nhận sự tiến bộ của phương Tây, tạo nênnhững chuyển biến căn bản về mọi mặt và đưa đất nước mặt trời mọc lên địa vị cường quốc. Cũng trong thời gian đó, Việt Nam đã tự khép kín mình trong một nền văn hóa đầy dãy những điểm lỗi thời. Nhà nước đã không nghe theo những kiến thức mới mẻ của những nhà canh tân, bỏ lỡ thời cơ thuận lợi mà lịch sử đưa lại, để đất nước trở thành một thuộc địa và chậm mất một thế kỷ trên con đường phát triển.

Thời cơ thứ hai là vào năm 1945. Thời cơ ngàn năm có một của đất nước đã xuất hiện. Trí tuệ Việt Nam đã bừng lên ở HồChíMinh và Đảng cộng sản. Sáng suốt trước những diễn biến trên phạm vi thế giới và dự báo chính xác về tương lai. Trí tuệ Việt Nam phát huy được mọi tiềm năng của đất nước, nắm vững được thời cơ, tạo được bước chuyển biến lớn nhất trong lịch sử ở Cách mạng tháng Tám.

Ngày nay, thời cơ lại đến với dân tộc ta. Trí tuệ của Đảng và Nhà nước đã sớm nhận thức được chiều hướng phát triển của lịch sử nhân loại, đã đánh giá đúng tiềm năng của đất nước, vạch ra được con đường đổi mới, do đó đã tạo được những thành tựu đáng kể về mọi mặt, kịp thời có những ứng xử thỏa đáng để cùng thế giới đi vào thời kì mới: thời kì toàn cầu hóa và kinh tế tri thức.

Chúng ta đã không để cho dân tộc lâm vào hoàn cảnh thụ động và bị cuốn theo mọi chiều gió. Phải có đầy đủ trí tuệ trước diễn biến của thời đại, chúng ta mới có thể chủ động hội nhập toàn cầu, chấp nhận mọi thời cơ và thách thức.

Có đầy đủ trí tuệ mới nhanh chóng chớp được thời cơ, nhưng còn phải có tầm trí tuệ rộng lớnhơn và sâu sắc hơn nữa mới đánh giá được thời cơ, mới nhìn hết được thuận lợi và khó khăn mà thời cơ đem lại.

a) Thời cơ do toàn cầu hóa và kinh tế tri thức đưa tại. Tính xã hội của sản xuất ngày một rộng lớn và mang tính chất toàn cầu đòi hỏi phá vỡ rào cản có tính chất cục bộ địa phương. Thị trường mở rộng ra toàn cầu bao trùm lên các mặt: kỹ thuật, nhân công, nguyên liệu, thương mại, dịch vụ, dẫn tới nhu cầu hợp tác và cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu ở các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, xã hội và văn hóa. Đây cũng là thuận lợi của việt Nam trong quá trình hội nhập: vừa phát huy được nội lực của mình, vừa khai thác được mọi điều bổ ích từ thế giới.

b) Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức đã tạo được những điều kiện mới mẻ cho việc phát huy những tiềm năng lớn mạnh của Việt Nam từ tài nguyên thiên nhiên và con người vốn thực sự dồi dào nhưng bị sử dụng một cách lãng phí. Trong hội nhập toàn cầu, Việt Nam còn có ưu thế là vị trí tự nhiên của mình đang có khả năng trở thành trung tâm giao lưu rất thuận lợi cả về mặt thủy bộ và hàng không giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.

c) Tổ chức thành công Hội nghị APEC và gia nhập vào WTO là hai sự kiện lớn, đang đem lại một niềm phấn khởi và tin tưởng của toàn thể nhân dân ta. Uy tín và vị thế của Việt Nam trên toàn thế giới đang thu hút sự hợp tác và đầu tư rộng lớn không chỉ của 21 nền kinh tế trong APEC mà còn của đông đảo các nền kinh tế khác.

Ba điều nói trên đã tạo nên một sự kết hợp vừa biện chứng, vừa hoàn chỉnh giữa ba nhân tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa, đem lại một thời cơ đầy triển vọng. Từ những đặc điểm nói trên, trí tuệ Việt Nam đang được vận dụng sâu sắc và rộng khắp vào thời cơ này để đánh giá đúng thuận lợi cần khai thác và để thấy hết những khó khăn cần khắc phục.

4. Trí tuệ Việt Nam trước những vấn đề cụ thể của WTO

Gia nhập WTO là đi vào cuộc cạnh tranh lớn trên thị trường hàng hóa. Việt Nam đã có điều kiện để khai thác những thuận lợi mà WTO đưa lại. WTO đã gạt bỏ cho Việt Nam những bất lợi trước đây, những sự đối xử không công bằng và hạn chế đối với hàng hóa Việt Nam. Ngày nay, trong quan hệ giữa 150 nước của WTO, Việt Nam được bảo đảm sự bình đẳng về luật pháp trong xuất nhập khẩu và cạnh tranh hàng hóa. Tuy nhiên, không ít những khó khăn đặt ra và cần được giải quyết.

Trước khi vào WTO, trong lĩnh vực ngoại thương, mặc dầu ta đã có ít nhiều kinh nghiệm nhưng còn chưa nắm vững được luật pháp quốc tế. Những sai sót và thiệt hại đã đem lại cho chúng ta nhiều bài học đáng quý.

Gia nhập WTO, việc buôn bán của Việt Nam sẽ nhanh chóng mở rộng và phát đạt, nhưng khả năng sai sót vẫn còn nhiều.

Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt trên lĩnh vực hàng hóa, thì hàng hóa Việt Nam còn kém chất lượng, còn khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, còn chưa thích hợp lắm với thị hiếu khách hàng ở từng nước.

Cuộc cạnh tranh lại không chỉ diễn ra ở ngoài nước mà còn diễn ra ở trong nước giữa hàng nhập khẩu và hàng nội hóa. Có thể xảy ra tình trạng nhiều hàng hóa Việt Nam không tránh khỏi sự ế ẩm, kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp không kịp thời nâng cao được chất lượng sản phẩm.

Cạnh tranh hàng hóa còn gắn liền với những thuận lợi và khó khăn trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là ở các khâu tiền vốn và đầu tư, ở việc sử dụng công nghệ hiện đại, ở trình độ quản lí của từng doanh nghiệp Việt Nam.

Tiền vốn và đầu tư là khâu quan trọng đầu tiên để sản xuất và kinh doanh. Việt Nam gia nhập WTO giữa lúc tổ chức thành công Hội nghị APEC. Thành công của Việt Nam đã nâng cao uy tín của đất nước ta và tạo được sự tin cậy rộng rãi của cả cộng đồng APEC và của nhiều nước trên thế giới.

Tình hình này khiến cho đầu tư của thế giới sẽ dồn dập đổ vào Việt Nam, đem lại cho Việt Nam điều kiện quan trọng bậc nhất để kinh doanh, đồng thời cũng đặt trước Việt Nam những thách thức về thành công hay thất bại. Chỉ có trí tuệ Việt Nam được nâng cao mới kịp thời và sáng suốt trong việc sử dụng tiền vốn và đầu tư để mọi công việc sản xuất, thương mại, dịch vụ đều đạt được những kết quả mĩ mãn. Nếu không thì sự lãng phí, sự tính toán sai lầm sẽ gây nên những tổn thất cho hôm nay và còn để lại những tác hại đến con cháu sau này.

Công nghệ cao là một nhu cầu ngày càng cấp thiết, là mục tiêu phấn đấu của kinh tế Việt Nam và trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của đất nước.Việc này đòi hỏi một trình độ kiến thức rất cao mới phát huy được vai trò của công nghệ hiện đại, rút ngắn dần khoảng cách của Việt Nam với các nước tiên tiến, bảo đảm cho bước tiến nhanh chóng và vững chắc của kinh tế - xã hội Việt Nam.

Quản lý giữ vai trò cực kì quan trọng trong lĩnh vực điều hành nền kinh tế Việt Nam cũng như bảo đảm cho sự tiến bộ của các doanh nghiệp, nhưng quản lí lại là một lĩnh vực mà ta còn rất yếu. Nếu trình độ quản lý được nâng cao thì mọi khâu tiến hành sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa đều được tiến hành thuận lợi. Ngược lại, những sai lầm và thiếu sót trong công tác quản lý sẽ không tránh khỏi những thiệt hại to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế, nhất là trong các khâu đầu tư và sử dụng công nghệ.

Trên đây chỉ dừng lại một số vấn đề coi như quan trọng bậc nhất trong hội nhập kinh tế và gia nhập WTO. Những thuận lợi và khó khăn còn có thể nêu lên rất nhiều ở các khâu cụ thể. Tất cả được đặt ra trước nhiệm vụ cấp bách là gấp rút nâng cao tầm trí tuệ của Việt Nam.

5. Vấn đề phát huy cao nhất tiềm năng trí tuệ Việt Nam trước mọi thử thách

Vai trò của giáo dục

Nếu như trí tuệ Việt Nam là điều kiện quan trọng bậc nhất để khai thác thời cơ và vượt qua mọi thử thách thì việc nâng cao trí tuệ phải trở thành yêu cầu quan trọng bậc nhất của toàn thể nhân dân ta. Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã coi vấn đề giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng cho đến nay, quốc sách hàng đầu ấy vẫn chưa trở thành nhiệm vụ hàng đầu mà mọi người phải khẩn trương thực hiện. Hiện nay, với người lãnh đạo mới của mình, Bộ GDĐT đang chuyển mình mạnh mẽ. Hi vọng rằng với đà chuyển biến này, NgànhGiáo dục sẽ sớm đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của đất nước và cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực thích ứng với hoàn cảnh hôm nay và ngày mai.

Đào tạo nhân tài

Việt Nam là một đất nước có truyền thống thông minh và sáng tạo, lại hiếu học và học giỏi. Lịch sử còn ghi tên tuổi và thành tích vẻ vang của nhiều người rất trẻ mà đầy trí tuệ và tài năng. Ngày nay, trong những cuộc thi quốc tế, đã có rất nhiều em đoạt giải cờ và các giải khoa học như toán, vật lý...

Trên tầm cao của trí tuệ thời đại, Việt Nam đã có nhiều trí thức trong nước và ngoài nước có những đóng góp lớn cho khoa học, làm vẻ vang cho Tổ quốc Việt Nam. Đó là những thuận lợi vô cùng to lớn để Việt Nam nhanh chóng đào tạo ra một tầng lớp đại trí thức vươn tới đỉnh cao của kiến thức đương thời, vận dụng được những thành tựu mới nhất của nhân loại, góp phần xây dựng một chiến lược khai thác được tiềm năng vô tận của trí tuệ Việt Nam, biến mọi khả năng tiềm ẩn của Việt Nam trở thành hiện thực.

Con người Việt Nam không những thông minh để tiếp thu trí tuệ của nhân loại mà còn có bàn tay khéo léo trong lao động. Nhưng cho đến nay, từ trong tầng lớp này, ta chưa tạo ra được những công nhân kỹ thuật có trình độ văn hóa và ngoại ngữ, đủ để thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của công nghiệp hóa. Ngày nay, hội nhập toàn cầu và vào WTO, chúng ta thấy một sự thiếu thốn vừa lớn, vừa khẩn cấp về công nhân kĩ thuật. Nếu như chúng ta kịp thời đào tạo được tầng lớp công nhân này thì chúng ta đã có đủ nguồn nhân lực có trình độ và kĩ thuật cao vừa phục vụ cho đất nước, vừa có khả năng xuất khẩu ra bên ngoài, không phải là những người lao động cơ bắp như ngày nay mà là những người công nhân có kĩ thuật và hiểu biết.

Nâng cao mặt bằng của trí tuệ Việt Nam

Hiện nay, trên 60 triệu dân số sống ở nông thôn đã thoát nạnđói, nhưng chưa hết nghèo túng. Ở đây, không những việc chữa bệnh đã khó khăn mà việc học tập cũng còn hạn chế. Cho con đi học ở trình độ đại học còn là một điều rất vất vả đối với người nông dân. Đây là một điều đáng tiếc, bởi đất nước chưa khai thác được tiềm năng trí tuệ vô cùng to lớn còn nằm ở nông thôn. NgànhGiáo dục chắc đã nghĩ tới điều này. Chỉ mong rằng việc cải cách giáo dục hiện naysẽ cung cấp cho đông đảo con em ở nông thôn một trình độ hiểu biết đầy đủ, sẵn sàng đáp ứng với nhu cầu CNH, HĐH trong cả lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.

Mối quan hệ giữa thị trường trong và ngoài nước

Trong khi Việt Nam ngày một hội nhập rộng rãi vào thị trường thế giới thì mặt khác, phải đặc biệt quan tâm tới việc nhanh chóng xây dựng và phát triển thị trường trong nước. Đó là thị trường vững chắc và rộng lớn bao gồm 75% dân số làm nông nghiệp. Làm thế nào để nông thôn Việt Nam không chỉ là thị trường để cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mà còn là một thị trường phát triển nhanh chóng, vừa cung cấp hàng hóa, vừa tiêu thụ hàng hóa. Thị trường ấy có hình thành và bền vững mới phát huy được một lực lượng vô tận về thể lực và trí lực, thực sự tạo nênsự phát triển bền vững cho cả đất nước.

Trí tuệ kết hợp với đạo đức và luật pháp là chỗ dựa vững chắc của Việt Nam vào WTO. Trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam giành thắng lợi.

Trí tuệ và đạo đức đem lại cho doanh nhân những hoài bão lớn về một Tổ quốc hùng mạnh làm vẻ vang cho con người Việt Nam trước bè bạn trên thế giới. Hoài bão đó sẽ là một sức mạnh, đem lại niềm ham mê trong suy nghĩ, sáng tạo và lao động không mệt mỏi vì sự nghiệp của mình. Như tôi đã phân tích trong số báo trước, cuộc sống thiếu đạo đức thì không thể có sự bền vững trong cơ nghiệp và hạnh phúc trong gia đình. Cuối cùng sẽ uổng phí cả công sức và cuộc đời.

Có trí tuệ và đạo đức nghĩa là có một sức mạnh tinh thần để kinh doanh và phấn đấu, nhưng nếu trong nước luật pháp chưa được rành mạch và công minh thì sự kinh doanh sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn. Nếu như pháp luật không trở thành một điều linh thiêng vànếu như mọi người không tự rèn luyện cho mình một nếp sống theo pháp luật, thì khi ra quốc tế sẽ không tránh khỏi sự va vấp và thiệt hại bởi đã không thông thạo, lại coi thường những luật lệ nghiêm ngặt của WTO.

Với nềntảng tinh thần ấy của hội nhập toàn cầu, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ khắc phục được mọi khó khăn và biến những thuận lợi của WTO thành một phương tiện hiệu quả nhất trên con đường giàu mạnh của Tổ quốc ta.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa Việt thời… WTO: Trước tiên, hãy xã hội hóa cái đầu!

    23/06/2016Lan NgọcThế nhưng để “bơi ra biển lớn” hay đặt chân vào “thế giới phẳng”, ta cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Và một trong những thách thức đó là xu hướng “nhất thể hóa” và “toàn cầu hóa” văn hóa… Văn hóa và hội nhập dường như đang trở thành một trong những chủ đề thời sự “nóng hổi” khi cả dân tộc “bơi ra biển lớn"...
  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa

    04/02/2007Giáo sư Tương LaiKhái niệm "văn hóa" được nói ở đây với ý nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta, là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta...
  • Vào WTO: Chiến thắng cho người biết tôn trọng đối thủ

    03/01/2007Quang MinhViệc gia nhập WTO của Việt Nam được coi là một bước chuyển quan trọngtrong lộ trình hội nhập. Nóitheo cách hình tượng, chúng ta đã chuyển từ buôn bán vỉa hè đầy rủi ro vào "siêu thị" WTO...
  • Tác động và những thách thức khi vào WTO

    24/09/2006Lê Thành ÝLà một tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, WTO gồm 148 quốc gia, chiếm 85% tổng thương mại hàng hoá và chừng 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hội nhậpkinh tế quốc tế và gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức...
  • WTO được & mất

    08/07/2006Cao TrangChúng ta đã nỗ lực rất lớn để đi đến một thỏa thuận trong đối tượng công bằng đáp ứng lợi ích lâu dài cho cả Việt Nam và Mỹ. TrungQuốc đã mất 14 năm đàm phán mới chính thức trở thành hội viên của WTO, Việt Nam cũng mất gần một... con giáp để được ghi tên vào danh sách "vàng". Liệu đây có phải là một bài toán quá khó cho nền kinh tếViệt Nam?
  • Để chiến thắng khi Việt Nam vào WTO

    22/06/2006TS Peter Chee (Phương Thảo dịch)Là một nhà đầu tư và một người bạn của Việt Nam, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam đồng thời tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế, tôi mong muốn được chia sẻ một vài lời khuyên mà tôi hi vọng sẽ giúp doanh nhân trong nước có thể thành công trong một thế giới mới đầy những cạnh tranh khốc liệt...
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • xem toàn bộ