Đến 2020: 50% GDP sẽ do kinh tế tri thức tạo ra
Các ngành công nghệ cao chiếm tỷ trọng thấp
Thước đo đầu tiên của một nền kinh tế tri thức là mức độ đóng góp của tri thức đối với nền kinh tế nước đó.Ở nước ta, riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, tri thức, công nghệ mới đã góp phần tạo ra trên 30% sự tăng trưởng liên tục tổng sản lượng lương thực. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha gieo trồng đã tăng từ 13,5 triệu đồng (1996) lên 17,5 triệu đồng (năm 2000) và trên 20 triệu đồng (năm 2002). Tuy nhiên, tỷ trọng chế biến nông sản của nước ta còn thấp, hầu hết dưới 50%, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lớn: lúa 13-15%, rau quả 25-30%, lương thực 13%, đường thủ công 30-40%...
GDP đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản nhưng vẫn chưa phản ánh cơ cấu công nghiệp của nền kinh tế tri thức. Tỷ trọng GDP của các ngành công nghiệp mũi nhọn công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, công nghiệp năng lượng mới, công nghệ chế biến... thấp và vẫn đang là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
Vượt qua những yếu kém này là thách thức rất nan giải, chúng ta còn những tồn tại có tính chất cố hữu, đó là sự trì trệ trong tư duy, sự quan liêu, năng lực quản lý kém và chưa hình thành một văn hoá chấp nhận đổi mới... Trong khi đó, nền kinh tế lại chịu áp lực kinh tế thế giới đang toàn cầu hoá mạnh mẽ.Sự gia tăng tốc độ phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong các nền kinh tế dựa vào tri thức ở các nước công nghiệp tiên tiến đã hàm chứa nguy cơ mở rộng khoảng cách tụt hậu không chỉ về GDP/người mà cả khoảng cách về công nghệ, khoảng cách về tri thức. Việc chuyển giao công nghệ ngày càng gặp trắc trở hơn do: giá cao hơn, điều kiện ngặt nghèo hơn, ...
Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2003 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy: hiện nay 2,8 tỷ người tại các nước đang phát triển đang sống dưới mức 2 USD/ngày (trong đó 1,2 tỷ người rơi vào cảnh nghèo đói với mức sống dưới 1 USD/ngày). Thu nhập bình quân của 20 nước giàu nhất cao gấp 37 lần so với 20 nước nghèo nhất. Tỷ lệ này đã tăng nhanh gấp hai lần trong vòng 40 năm qua. Lý do chủ yếu là do không có sự tăng trưởng kinh tế đáng kể tại các nước nghèo do thiếu vốn, thiếu các nguồn lực phát triển cần thiết, đặc biệt là tri thức khoa học và công nghệ. |
Hạn chế về CNTT và truyền thông
Hạ tầng thông tin là một trong những yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức. Cơ sở hạ tầng này giúp giảm các chi phí giao dịch và khắc phục những rào cản về khoảng cách. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây là lĩnh vực còn mới mẻ và có nhiều hạn chế.
Lượng truy cập mạng viễn thông và Internet của Việt Nam còn rất thấp so với khu vực và thế giới. Mạng viễn thông đường trục và liên tỉnh, mạng viễn thông quốc tế... tuy đã được mở rộng nhưng giá cả còn khá cao so với thu nhập của người dân. Phần lớn các thuê bao Internet vẫn tập trung chính tại các thành phố lớn. Tốc độ và chất lượng truy cập mạng còn rất thấp. Giá truy cập Internet cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Mặt khác, nội dung thông tin trên nhiều trang web tiếng Việt còn rất ít, không hấp dẫn, không được cập nhật thường xuyên, ít có các kết nối giữa các cơ quan và độ tương tác của giao diện thấp. Tuy tỷ lệ tăng trưởng Internet rất cao nhưng phần lớn Internet chỉ được sử dụng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Chính phủ đã đặt mục tiêu đạt khoảng 500 triệu USD tổng giá trị sản lượng phần mềm vào năm 2005. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm cũng được hưởng một số ưu đãi về thuế, tín dụng, đất và thuê đất. Tuy nhiên, nhìn chung các công ty phần mềm của Việt Nam có năng suất và doanh số chưa cao. Công nghiệp phần cứng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch thị trường công nghệ thông tin của Việt Nam (80-90% số lượng máy tính bán ra trên thị trường là lắp ráp trong nước) nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở lắp ráp máy tính và sử dụng các linh kiện nhập khẩu nước ngoài, hầu như không có các hoạt động nghiên cứu, sản xuất nào khác.
Cần cuộc cách mạng trong giáo dục
Vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức, do vậy, con người có tri thức là yếu tố quan trọng và quyết định trong phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Hiện tại, chất lượng đào tạo của Việt Nam còn thấp, chương trình lạc hậu, trang thiết bị yếu kém; đào tạo thiên về lý thuyết, thiếu thực tế và tính sáng tạo, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập...
GS.Đặng Hữu đưa ra ý kiến: ''Cần thiết tiến hành một cuộc cách mạng trong giáo dục: từ mục tiêu giáo dục đến nội dung, phương pháp và cả hệ thống giáo dục. Đặc biệt, tạo điều kiện để người học ra trường vừa lao động vừa học tập suốt đời''.
Nhà nước ta đang có chương trình phổ cập Internet trong các trường học. Hiện tại Việt Nam có khoảng 20 triệu học sinh, sinh viên. Nếu lực lượng này được truy cập Internet thì đây là một cuộc cách mạng trong giáo dục và đào tạo, mang lại lợi ích to lớn trong việc tiếp cận, phổ biến thông tin và tri thức, nâng cao chất lượng học tập.
Ngoài ra, điều cốt yếu được đặt ra trong đề án ''Xây dựng khung kinh tế tri thức ở Việt Nam'' là chương trình gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu với DN nhằm tạo ra lực lượng lao động mà thị trường đòi hỏi, chuyển giao những công nghệ mà thị trường cần và giúp DN tham gia vào hoạt động nghiên cứu, triển khai phục vụ nhu cầu phát triển của các DN.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh Bùi