Phát triển các chế định xã hội của quá trình hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh
Nếu xem xét xã hội như một hệ thống được cấu tạo bởi nhiều định chế xã hội, thì sự phát triển của cả một xã hội không thể không bao hàm sự thay đổi của từng định chế cũng như của mối quan hệ sắp xếp và tương thuộc giữa các định chế ấy. Bài viết này thứ phân tích vai trò của các định chế xã hội (xét như là những thành tố cấu thành hệ thống xã hội) nhằm đi tìm những động thái xã hội trong quá trình phát triển ở
Khái niệm về chế định xã hội
Định chế xã hội là một sản phẩm của đời sống xã hội. Mỗi định chế đáp ứng nht~rng nhu cầu nhất định của xã hội. Người ta thường phân biệt bốn loại định chế xã hội: các định chế chính trị(liên quan tới việc phân bố và sứ đụng quyền lực trong xã hội), các định chế kinh tế(liên quan tới quá trình sản xuất và phân phối của cải và dịch vụ), các định chế thân tộc (như hôn nhân, gia đình), và các định chế văn hóa(như giáo dục, tôn giáo, phong tục, văn chương, nghệ thuật, truyền thông đại chúng...).
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng định chế không phải là một thực tại bền vững và đứng yên. Nó luôn luôn nằm trong quá trình biến chuyển và đổi thay. Khái niệm định chế cần được xem như bao hàm cả cái "đã" lẫn cái “đang".Nói theo lời Cao Huy Thuần: “…Định chế không còn được xem như một sự kiện được tạo thành mà là một quá trình biện chứng vẽ ra một tranh chấp thường xuyên và vĩnh viễn - giữa cái đã được định chế và cái đang định chế:Những cái đã được định chế luôn luôn bị phá hoại, bị tấn công, bị làm tan rã dưới áp lực của những lực lượng định chế (...)Định chế không phải là một tổng thể đã hoàn thành, có cấu trúc mạch lạc, bền vững mà là một cái gì đang hoàn thành, luôn luôn đang hoàn thành. Đó không phải là một sự vật mà là một “thực tiễn" (Cao Huy Thuần, 2001, tr.121).
Nếu định chế là sản phẩm của xã hội, thì ngược lại cũng có thể nói rằng mứcđộ tiến triển của một xã hội phụ thuộc phần lớn vào tính chất cũng như vào sự vận hành của các định chế.
Quá trình biến chuyển của xã hội cũng như của nền kinh tế thị trường ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh kể từ thời Pháp thuộc cuối thế kỷ XIX và trong suốt thế kỷ XX đã không ngừng thúc đẩy quá trình đô thị hóa, quá trình phân công lao động, chuyên môn hóa và tiền tệ hóa trong lĩnh vực kinh tếcũng như quá trình duy lý hóa trong lĩnh vực tổ chức đời sống xã hội. Hệ quả của toàn hộ quá trình này là dẫn đến quá trình phát triển các định chế xã hội, hay nói
Những định chế xã hội tương đối đơn giản trong xã hội cổ truyền dần dà bị phai nhạt và lần lượt ra đời những định chế mới mang những chức năng chuyên biệt nhằm thích ứng với môi trường xã hội tổng thể ngày càng chuyển động theo hướng đa dạng và phức tạp Đây cũng là một trong những đặc trưng trong lịch sử phát triền của xã hội Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, làm cho hệ thống xã hội của đô thị này ngày càng mang tính chất phức hợp, đa diện và không đồng nhất.
Sự ra đời và phát triển của các định chế xã hội mới
Các định chế kinh tế
Ngay từ hồi đầu thời Pháp thuộc khi Pháp bắt đầu du nhập một số định chế của chủ nghĩa tư bản, Sài Gòn là nơi phát triển sớm nhất những loại hình định chế kinh tế mới như Công ty, Nhà máyhay Ngân hàngtheo quy mô và dạng thức hiện đại. Và kèm
Cuối thế kỷ XIX, cùng với nhịp độ mở rộng cảng Sài Gòn trong việc xuất cảng lúa gạo, cũng như mở rộng hệ thống đường bộ, đường xe lửa, cầu cống... (tức là phát triển các cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật), thì nhà máy và xí nghiệp cũng lần lượt xuất hiện nhanh chóng. Nếu năm 1877 mới có một nhà máy xay lúa đầu tiên, thì đến năm 1895 đã có cả trăm nhà máy này ở Sài Gòn - chợ Lớn. Khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, "nhà máy xay, nhà máy cưa, nhà máy nước đá, nhà máy đèn, nhà máy bia, nhà máy xà bông, nhiều xướng ín quan trọng, nhà máy làm đường, xướng sửa tàu đóng thuyền, xưởng thuộc da, lò gạch ngói, lò nhuộm, xưởng mộc, xường dệt... đua nhau mọc lên và phát triển, quy mô chưa phải to lớn lắm nhưng dùng máy móc đã khá nhiều (Trần Văn Giàu, 1987, tr. 261). Ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam là Ngân hàng Đông Dương, ra đời ở Sài Gòn vào năm 1875, sau đó mở rộng dần chi nhánh ra toàn cõi Dông Dương.
Những định chế kinh tế mới, mà quan trọng nhất là hình thức Công ty, sẽ là những khuôn khổ thể chế tạo điều kiện cho việc tích tụ vốn với quy mô lớn, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ thợ lành nghề cũng như đội ngũ các nhà quản trị, tổ chức sản xuất và phân công lao động hợp lý, khuếch trương kinh doanh, tái sản xuất mở rộng... Định chế Công tyđã tạo điều kiện xuất hiện tầng lớp doanh nhânvà tầng lớp những người đi làm thuê,sau này dần dần lớn mạnh để trở thành giai cấp công nhân.Nói cách khác, sự chuyển đổi của các định chế kinh tế cũng đã làm biến đổi một cách căn bản bộ mặt cơ cấu các tầng lớp xã hội.
Có thể nói chính loại hình định chế "Công ty, là một trong những tác nhân chủ chốt thúc đẩy quá trình cơ khí hóa và quá trình công nghiệp hóaở
Các định chế chính trị
Do chính sách trực trị của Pháp ở
Trong thập niên 1910 và 1920, lần lượt xuất hiện những hình thức phản kháng mới như bãi công(lần đầu tiên xuất hiện năm 1911 ở xưởng đóng tầu Ba Son), bãi khóa(cuộc bãi khóa đầu tiên của học sinh xảy ra tại trường Chasseloup Laubat vào tháng 3/1920), biểu tình(khi cả trăm ngàn người đi đưa đám tang cụ Phan Châu Trinh vào năm 1926), làm báo(hợp pháp) chống chính quyền thực dân(với Nguyễn An Ninh), mít tinhvà diễn thuyết(cũng do Nguyễn An Ninh, năm 1926). Ngoài ra, hình thức đấu tranh chính trị ở nghị trườngcũng được các lực lượng yêu nước vận dụng (liên danh “sổ lao động" với Nguyễn Văn Tạo ra tranh cử và trúng cử vào hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1933 và 1935) (Trần Văn Giàu, 1987, tr. 262 - 287, 302 - 304).
Tất cả những hình thức hoạt động chính trị vừa kể như chính đảng, hiệp hội, đấu tranh nghị trường, biểu tình, đình công, bãi khóa... về sau trong thời kỳ 1954 - 1975 đều được các lực lượng yêu nước và tiến bộ ở Sài Gòn không ngừng sử dụng và khai thác trong các phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh, trí thức, công nhân, phụ nữ, các lực lượng tôn giáo... góp thêm sức mạnh đáng kể vào mặt trận đấu tranh chính trị trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ để giành lại độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Nói tới các định chế chính trị, lẽ tất nhiên phải nói tới những định chế chính trị quan trọng như bộ máy chínhquyền, tòa án,và hệ thông pháp luật.Hệ thống này trong suốt thời kỳ Pháp thuộc là do nhà nước thuộc địa xây dựng. Những điều đáng chú ý ở đây là
Định chế giáo dục
Sự phát triển của trường học từ rất sớm cũng là một nét đặc trưng của xã hội
Dù vậy, vào cuối thế kỷ XVIII, đất Gia Định đã có một vài trường tư nổi tiếng như trường của Võ Trường Toàn ở Hòa Hưng, trường của Đặng Đức Thuật, hay trường của Nguyễn Đình Chiểu mà người ta thường gọi là trường Đồ Chiểu, mở vào năm 1850.
Có thể nói định chế nhà truờng
Kể từ đó trở đi, Sài Gòn luôn luôn đóng vai trò là một trung tâm giáo dục quan trọng nhất của cả miền Nam, nhất là từ khi ra đời các trường Đại học và Cao đẳng chuyên đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cho các nơi khác. Chỉ tính riêng số lượng Sinh viên Đại học trước năm 1975, vào thời điểm thấp nhất thì tổng số sinh viên của Sài Gòn cũng chiếm đến 85,5 % tổng số Sinh viên toàn miền Nam (Bùi Đức Tịnh, 1988, tr. 450). Xét về mặt xã hội học thì chính sự phát triển của định các nhà trường là một trong những nhân tố hết sức quan trọng quyết định tốc độ của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của thành phố này.
Định chế truyền thông đại chúng
Nhà xã hội học
Một trong những đặc điểm và cũng là thế mạnh của
Báo chí với tư cách là một phương tiện thông tin đại chúng lúc ban đầu được nhà cầm quyền thực dân Pháp đưa vào Việt Nam như một công cụ tuyên truyền và củng cố cho chế độ thuộc địa. Nhưng rồi dần dà, kể từ khoảng đầu thế kỷ XX, các tầng lớp sĩ phu Việt Nam yêu nước đã sớm nắm lấy và sử dụng chính phương tiện thông tin hiện đại này để phục vụ cho sự nghiệp giành độc lập khỏi ách thực dân Pháp.
Chúng ta có thể nhận diện được những chức năng xã hội quan trọng của báo chí Sài Gòn trong thế kỷ XX như sau:phổ cập chữ quốc ngữ,góp phần quan trọng vào sự ra đời của thể loại văn xuôi và nền quốc văn mới, thúc đẩy sự phát triển của văn học (Dương Quảng Hàm, 1943, Việt Nam văn học sử yếu,in lại trong Dương Quảng Hàm), làm diễn đàn đấu tranh và phương tiện đấu tranh chống thực dân và ngoại xâm, thông tin kinh tế và truyền bá những tư tưởng tiến bộ về tự do, dân chủ, dân quyền... và những tư tưởng cách tân xã hội (Trần Hữu Quang, 1999).
Nói tóm lại, xét về mặt cấu trúc xã hội, sự phát triển của các định chế xã hội mới (từ chính trị, kinh tế cho tới giáo dục và truyền thông đại chúng) ở Sài Gòn chính là tiền đề xã bội quan trọng thúc đẩy quá trình hiện đại hóa xã hội của thành phố này trong suốt thế kỷ XX.
Nhu cầu phát triển xã hội dân sự
Sau ngày thống nhất đất nước, kể từ khi chịu sự chi phối nặng nề của phương thức quản lý tập trung quan liêu và hành chính bao cấp, do quan niệm duy ý chí và ấu trĩ về một mô hình xã hội đồng nhất, nguyên khối của chủ nghĩa xã hội, xu hướng Nhà nước hóađã nhanh chóng chiếm lĩnh mọi lĩnh vực xã hội và làm biến dạng hầu hết các loại định chế xã hội, từ các định chế chính trị, kinh tế cho tới các định chế giáo dục và văn hóa. Nhất nhấtcái gì cũng phải thuộc về nhà nước hoặc tập thể, do Nhà nước trực tiếp nắm và quản, kể từ cây
Hậu quả của mô hình xã hội
Xét về mặt xã hội học, có thể nói quá trình đổi mới những năm qua cũng chính là quá trình thay đổi trong các định chế xã hội. Các định chế kinh tế từng bước được khôi phục vào cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, khi Nhà nước nhìn nhận trở lại vai trò của thị trường, quyền mở Công ty và quyền tự do kinh doanh. Định chế truyền thông đại chúng cũng trải qua giai đoạn lột xác hết sức quan trọng trong thời kỳ đổi mớinày, chuyển dần từ lối làm báo nặng theo lối quan phương, khuôn sáo và "tô hồng" trong thời bao cấp sang lối làm báo năng động và trung thực theo hướng dân chủ hóa và công khai hóa. Gần đây, xu hướng “xã hội hóa" cũng bắt đầu diễn ra trong lĩnh vực các định chế giáo dục và văn hóa, với chủ trương xã hội hóa các cơ sở giáo dục, y tế, TDTT vào cuối thập niên 1990 đầu thập niên 2000. Tính đến giữa năm 2004, trên cả nước hệ thống các trường "ngoài công lập" đã chiếm một vị trí cũng đáng kể: 76% ở nhà trẻ, 60% ở mẫu giáo, 0,3% tiểu học, 2,5% học sinh THCS, 33% học sinh THPT, 6,2% THCN và 11% Sinh viên Đại học và Cao đẳng. Sở dĩ cần thực hiện chủ trương "xã hội hóa" này, theo thiển ý chúng tôi, không phải chỉ vì ngân sách Nhà nước eo hẹp hay là do quá tải về khả năng quản lý, mặc dù đây là những điều có thật, nhưng chủ yếu là vì Nhà nước cần để cho xãhội dân sựtự mình đảm đương lấy các lĩnh vực dịch vụ xã hội của mình, và nhà nước chỉ nên làm nhiệm vụ quản lý chủ yếu về mặt chính sách và hành chính. Có như vậy mới xây dựng được một xã hội dân sự thực sự lành mạnh và nhiều sức sống.
Luận đề của chúng tôi ở đây, căn cứ trên kinh nghiệm của mô hình phát triển xã hội Sài Gòn trong thế kỷ XX, là như sau: để tạo tiền để xã hội và động lực xã hội cho sự phát triển và nhất là để khơi thông các nguồn năng lực phong phú còn tiềm tàng trong các tầng lớp xã hội, thì, xét về mặt hệ thống tổ chức xã hội, cần xác lập quan điểm đa dạng hóa vềmặt định chế xã hội để xây dựng lại xã hội dân sự(vốn lâu nay đã bị "nhà nước hóa"). Cần tạo điều kiện thực sự thuận lợi để thúc đẩy hơn nữa quá trình “xã hội hóa" trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, xã hội... cho đến nay vẫn còn khá chậm chạp. Vàđồng thời thiết lập cơ chế pháp lý thuận lợi để người dân có thể dễ dàng thành lập các tổ chức hay hiệp hội tư nhân, nhằm đáp ứng các nhu cầu văn hóa - xã hội vô cùng đa dạng trong cuộc sống (các nhu cầu hoạt động như giải trí, vui chơi, nghệ thuật, học hỏi, từ thiện, tình nguyện...). Trong lúc các nhà quản lý nhà nước về các lĩnh vực văn hóa - xã hội luôn kêu than thiếu vốn đầu tư, thiếu cơ sở và trường ốc, thiếu trang bị vật chất, lương thấp... thì có lẽ thật đáng mừng nếu chúng ta khuyến khích và vận động cho ra đời thêm nhiều Trường tư thục, Đại học tư thục, Bệnh viện tư, Nhà hát và sân vận động tư.
Nhà nước là người quản lý xã hội, quản lý sự phát triển. Nhưng ai là tác nhân, là động lực của quá trình phát triển, nếu không phải là chính người dân, là xã hội dân số ở đây chúng tôi hiểu “xã hội dân sự"
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường