Điều tâm niệm thứ mười. Cần có trí xếp đặt
Bài trước:
- Điều tâm niệm thứ nhất. Theo Mới
- Điều tâm niệm thứ hai. Tin ở sự tiến bộ
- Điều tâm niệm thứ ba. Sống theo một lý tưởng
- Điều tâm niệm thứ tư. Làm việc xã hội
- Điều tâm niệm thứ năm. Luyện tính khí
- Điều tâm niệm thứ sáu. Phụ nữ ra ngoài xã hội
- Điều tâm niệm thứ bảy. Luyện lấy bộ óc khoa học
- Điều tâm niệm thứ tám. Cần sự nghiệp không cần công danh
- Điều tâm niệm thứ chín. Luyện thân thể cường tráng
- Điều tâm niệm thứ mười. Cần có trí xếp đặt
Xưa kia, và cả bây giờ nữa, xã hội ta vẫn còn ở thời kỳ bán khai như những xã hội thời cổ mà nhà văn sĩ Fusstel de Coulanges đã tả trong cuốn sách rất có giá trị của ông ta. Dân ta sống một cách hồn nhiên, không biết giá trị của thời gian, mà cũng không chịu vào khuôn vào phép, vào kỷ luật để mưu tồn những công cuộc to lớn lâu dài. Dân ta chưa biết phương pháp tổ chức và xếp đặt những công cuộc của mình.
Ta chỉ cần quan sát một công cuộc chung nào của chúng ta là trông thấy sự thiếu thốn ấy. Những hội của ta thành lập lên trong sự bồng bột nhất thời – dần dần suy vi trụy lạc. Sự thất bại ấy không có cớ nào khác cái cớ thiếu phương pháp xếp đặt một cách chu đáo. Hoặc giả có sự lầm lẫn xẩy ra, mọi người đều tặc lưỡi an ủi: “Chà! Thế nào cũng xong thôi.” Ông Hội trưởng làm việc của ông thủ quỹ, ông thủ quỹ làm việc của ông thư ký, ai nấy đều tự nhủ rằng: “Thế nào cũng xong thôi.” Vì vậy, nên công việc lộn xộn, cẩu thả, không mảy may thứ tự, rồi rút cục lại, không có gì xong cả.
Ở các nước Âu – Mỹ, không bao giờ có những việc như vậy xảy ra được. Là vì họ làm việc có phương pháp nhất định. Trong một công cuộc chung, những phần tử đều có quyền hạn rõ ràng, có trách nhiệm phân minh, những phần tử ấy đều cùng hoạt động nhịp nhàng để mưu đoạt mục đích chung.
Phương pháp tổ chức và xếp đặt ấy là sức mạnh của người Âu trong các công cuộc vĩ đại. Phương pháp đó lại là một điều nhu cầu cho ta, mà hiện ta đương thiếu.
Vì sự thiếu thốn đó, mà những công cuộc cải cách không có kết quả tốt đẹp.
Việc cải lương hương chính năm nào là một trong trăm ngàn thí dụ ta có thể mạnh bạo ở trên giấy tờ. Nhưng hy vọng đều tan theo mây gió đến khi thực hành cái chương trình đồ sộ nhưng không hợp thời ấy. Sự cẩu thả, chủ nghĩa “thế nào cũng xong thôi” của ta khiến công cuộc cải lương chỉ có một điều ích lợi: là tạo thêm mấy danh chức mới trong làng… Ngoài ra, công việc hàng xã vẫn luộm thuộm, hỗn độn như xưa.
Sự thất bại ấy, một phần lớn là do sự thiếu phương pháp tổ chức. Dân quê số đông là những người tiêm nhiễm cái học cũ, tiêm nhiễm những tục lệ cũ, đáng lẽ phải thay đổi tâm hồn họ đi đã, đáng lẽ phải tước bỏ cái chủ nghĩa “Thế nào cũng xong thôi” của họ, rồi mới mưu cuộc cải lương được. Đến lúc dân gian đã rõ sự ích lợi của sự xếp đặt phân minh, đến lúc cái thói quen luộm thuộm về tinh thần đã mất, thì lúc đó còn gì dễ hơn là cuộc cải cách nữa.
Một việc như vậy, trăm, ngàn việc đều vậy. Các hội học, các hội buôn, các hội ái hữu của ta, cũng bị hoặc thất bại hoặc dở dang vì công cuộc xếp đặt không được quang minh.
Vậy, cái tinh thần luộm thuộm cẩu thả của các cụ xưa, của phần đông dân ta hiện thời, ta phải coi như một người thù lớn. Ta cần phải cố tự luyện, tự tu, để đối chọi với cái tinh thần ấy và hết sức đem phương pháp xếp đặt của người Thái Tây áp dụng vào các công cuộc chung của ta mới mong có kết quả rực rỡ được.
Tóm tắt “Mười điều tâm niệm”
(Hoàng Đạo - Tự Lực Văn Đoàn, Báo Ngày Nay, 1939)
1. Điều tâm niệm thứ nhất: Theo mới, hoàn toàn theo mới không chút do dự
(Tuyệt đối bỏ văn hóa cũ để theo văn hóa ở Âu Tây. Tinh thần riêng của dân tộc sẽ đào thải những cái gì không thích hợp)
2. Điều tâm niệm thứ hai: Tin ở sự tiến bộ một ngày có thể một hơn.
(Công kích phái thủ cựu tin tưởng một cách quá đáng vào các khuôn phép cũ)
3. Điều tâm niệm thứ ba: Sống theo một lý tưởng
(Hoàng Đạo cho rằng các sĩ phu ngày trước không có lý tưởng vì họ bình thản bước theo con đường do các bậc thánh hiền xưa vạch sẵn)
4. Điều tâm niệm thứ tư: Làm việc xã hội
(Xã hội cũ là một xã hội đóng kín, trong đó người ta có óc vị kỷ vì chỉ nghĩ đến thân danh, gia đình, họ hàng, làng xóm, mà không có tinh thần xã hội rộng rãi)
5. Điều tâm niệm thứ năm: Luyện tính khí
(có học thức không đủ, còn cần phải có một ý chí hùng mạnh vững vàng. Bởi vậy cần phải luyện tính khí để nâng cao nhân phẩm)
6. Điều tâm niệm thứ sau: Phụ nữ ra ngoài xã hội
(Phụ nữ phải bình đẳng với nam giới không những về quyền lợi mà cả về nghĩa vụ nữa)
7. Điều tâm niệm thứ bảy: Luyện lấy bộ óc khoa học
(Hoàng Đạo nêu ra những tai hại trầm trọng của óc mê tín, và trình bày sự cần thiết và công dụng của khoa học)
8. Điều tâm niệm thứ tám: Cần sự nghiệp không cần công danh
(Người xưa thường lẫn công danh với sự nghiệp. Ngày nay thanh niên cần phải tẩy trừ óc chuộng hư danh để mà xây dựng sự nghiệp bằng cách làm ích cho người chung quanh)
9. Điều tâm niệm thứ chín: Luyện thân thể cường tráng
(Công kích tinh thần văn nhược thuở xưa và khuyến khích thanh niên siêng năng thể dục)
10. Điều tâm niệm thứ mười: Cần có trí xếp đặt
(Chỉ trích thói cẩu thả, luộm thuộm, và nêu ra sự quan trọng của óc tổ chức, làm việc có phương pháp kiểu phương Tây)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn