Thái độ làm việc mới là yếu tố dẫn tới thành công chứ không phải sự thông minh

10:01 SA @ Thứ Năm - 15 Tháng Mười, 2015

Các nhà khoa học đã chứng minh: Thái độ làm việc mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công trong công việc chứ không phải là mức độ thông minh...

Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà tâm lý học Carol Dweck tại Đại học Stanford, người đã dành nhiều năm nghiên cứu mối liên hệ giữa thái độ và hiệu quả công việc. Trong nghiên cứu lần này, bà đã đưa ra kết luận rằng thái độ làm việc có thể được dùng để dự đoán sự thành công, chứ không không phải là chỉ số IQ.

Cụ thể, giáo sư Dweck phát hiện rằng thái độ của con người thuộc một trong 2 trạng thái cốt lõi: nhận thức cố định (fixed mindset) và nhận thức phát triển (growth mind). Đối với nhận thức cố định, bạn tin rằng bạn là ai và bạn không thể thay đổi. Do đó khi đối mặt với những thử thách mới, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của bạn, từ đó dẫn tới cảm giác tuyệt vọng và bị choáng ngợp.

Những người có nhận thức phát triển lại tin rằng họ có thể cải thiện bằng sự nỗ lực. Họ làm việc hiệu quả hơn những người có nhận thức cố định ngay cả khi có chỉ số IQ thấp hơn họ chủ động nắm bắt thử thách, xem nó như một cơ hội để học được những thứ mới.

Người ta thường nghĩ rằng có khả năng, có sự thông minh sẽ truyền cảm hứng cho sự tự tin. Điều đó chỉ đúng đối với công việc diễn ra một cách suôn sẻ. Yếu tố quyết định trong cuộc sống là cách bạn xử lý những thất bại và thách thức. Những người có nhận thức phát triển sẽ dang rộng vòng tay để chào đón sự thất bại.

Theo giáo sư Dweck, sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại. Vậy người có nhận thức phát triển nghĩ gì về sự thất bại?, Bà cho biết: “Sự thất bại là một dữ liệu, chúng ta đặt tên nó là thất bại và nhưng hơn nữa, nó còn nói với chúng ta rằng “cách làm này không được và tôi là người giải quyết vấn đề, do đó tôi sẽ cố gắng làm một cái gì đó khác hơn."

Làm thế nào để có nhận thức phát triển?

Tuy nhiên, bất kể rằng bạn thuộc nhóm người nào thì bạn vẫn có thể thay đổi và hình thành nhận thức phát triển. Bên dưới đây là một số cách sẽ giúp điều chỉnh suy nghĩ của các bạn theo chiều hướng tốt:

Đừng tỏ ra bất lực
Tất cả chúng ta đều có những lúc cảm thấy bất lực nhưng vấn đề là làm thế nào đối mặt với cảm giác đó. Chúng ta có thể học học từ nó, vượt lên nó hoặc để cho nó kéo chúng ta lại phía sau. Rất nhiều người đã vượt qua được sự bất lực để gặt hái được thành công: Walt Disney đã từng bị đuổi việc vì thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng, Henry Ford đã phá sản 2 công ty xe trước khi có được hãng Ford danh tiếng,… Nếu những người này có nhận thức cố định, họ sẽ từ bỏ hy vọng khi gặp khó khăn nhưng nếu họ thuộc nhóm còn lại, họ chẳng những không cảm thấy bất lực mà còn sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn để lật ngược tình thế.

Không ngừng theo đuổi đam mê

Warren Buffet: Xác định đam mê thật sự của bạn và không ngừng theo đuổi nó​

Những người thành công luôn theo đuổi đam mê của họ. Đối với bạn, đó luôn là những người có sẵn tài năng hơn bạn. Vậy những gì bạn thiếu là tài năng và bạn có thể có điều đó bằng đam mê. Những người thành công luôn biết cách không nhừng theo đuổi đam mê của họ. Warren Buffet khuyên chúng ta nên xác định niềm đam mê thật sự bằng nguyên lý 5/25: viết ra giấy 25 điều mà bạn quan tâm nhất, sau đó gạch bỏ 20 thứ, 5 thứ còn lại chính là đam mê thật sự của bạn còn những thứ khác chỉ làm bạn mất tập trung.

Hãy hành động, đừng đợi chờ
Không phải những người có nhận thức phát triển vượt qua được nỗi sợ hãi vì họ dũng cảm hơn chúng ta. Đơn giản chỉ là họ biết rằng sự sợ hãi và lo âu sẽ làm tê liệt cảm xúc và cách tốt nhất để khắc phục tình trạng đó là hành động. Những người với nhận thức phát triển sẽ thành công và những người thành công thì không chờ đợi. Tại sao phải chờ đợi? Hãy hành động để biến tất cả những lo lắng và mối quan tâm của bạn về sự thất bại thành nguồn năng lượng tích cực, tập trung.

Không được dừng lại

Lý Tiểu Long: "Một người đàn ông phải luôn vượt qua giới hạn của bản thân."​

Những người thành công luôn thực hiện điều này ngay cả trong những lúc tồi tệ nhất. Họ luôn thúc đẩy bản thân tiến xa hơn. Chuyện kể rằng Lý Tiểu Long bắt cùng với các đồ đệ chạy với ông mỗi ngày 3 dặm. Ngày nọ, sau khi chạy xong 3 dặm, ông bắt họ chạy thêm 2 dặm nữa. Các đồ đệ đã mệt và nói rằng “Chạy 2 dặm nữa chắc chết.” Ông trả lời:

“Hãy tiếp tục. Từ bỏ và bạn cũng có thể chết. Nếu bạn luôn đặt ra một giới hạn những gì mình làm được, về vật lý hay bất cứ thứ gì khác, thì bạn cứ dậm chân tại chỗ đối với tất cả mọi điều suốt cuộc đời bạn. Giới hạn đó sẽ lây lan vào công việc, vào đạo đức và toàn bộ cuộc đời bạn. Không hề có giới hạn, có những ngọn núi và bạn không được dừng lại mà phải vượt qua nó. Nếu nó có thể giết chết bạn, nó sẽ làm. Một người đàn ông phải liên tục vượt lên chính bản thân mình."

Dự đoán kết quả tích cực
Những người có nhận thức phát triển biết được luôn biết được họ sẽ thất bại nhưng họ không bao giờ đưa chúng vào danh sách kết quả. Hãy kỳ vọng những kết quả giúp tạo động lực và cảm xúc cho bạn giành chiến thắng. Cuối cùng, nếu bạn không nghĩ bạn sẽ thành công thì điều đó làm sao xảy ra được?

Hãy linh động
Mỗi người đều đối mặt với các nghịch cảnh xảy đến bất ngờ. Những người thành công, có nhận thức phát triển luôn biết cách tự định hướng để cải thiện vấn đề, lật ngược tình thế mà họ đang đối mặt. Khi một thách thức bất ngờ ập đến một người thành công, họ sẽ linh hoạt cho tới khi giành lấy thành quả.

Đừng phàn nàn khi mọi thứ không như mong muốn
Than là một dấu hiệu của nhận thức cố định. Một người có nhận thức phát triển luôn tìm kiếm cơ hội trong tất cả mọi thứ và do đó, không có chỗ cho sự phàn nàn.

Hãy áp dụng vào những điều nhỏ nhất trong cuộc sống
Bằng cách áp dụng những điều trên để xử lý những điều dù là nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể tự hoàn thiện bản thân mình để thành công.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thái độ sống

    18/10/2018Nguyễn Tất ThịnhTôi gửi đến bạn đọc Ba Câu chuyện dưới đây tôi viết ra từ đáy lòng, bởi những gì tôi đã được chứng kiến, đã trải nghiệm. Những câu chuyện, tự nó đã là điều tôi hằng muốn chia sẻ với các Bạn…
  • Thái độ khác cho khai trí

    05/05/2016Đức HoàngNhững điều mới mẻ sẽ luôn gặp trở lực từ những thói quen tư duy cũ. Người ta phán xét bằng kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm vốn được xây dựng bằng những kiến thức cũ và rất dễ xung đột với cái mới...
  • Ý chí sắt đá nhưng thái độ phải mềm dẻo, khôn ngoan

    09/06/2014Cẩm Thuý (thực hiện)Nếu nghĩ rằng rất dễ để thoát ra khỏi sự lệ thuộc thì đó là sự chủ quan và chưa sáng suốt. "Chúng ta buộc phải suy nghĩ về nó như là một thuộc tính để cấu tạo ra điều kiện sống của dân tộc mình"...
  • Tín ngưỡng dân gian và thái độ của cộng đồng

    28/09/2013Hoàng ĐiệpNhững ngày qua, các hình ảnh trong lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh được cập nhật trên mạng khiến nhiều người tiếp tục phản đối. Thậm chí, cộng đồng
    mạng còn lập hẳn một địa chỉ Facebook kêu gọi nghiêm cấm lễ hội chém lợn
    tế thần...
  • Khắc phục thái độ làm việc lề mề

    27/09/2013Dịch theo Readers’ DigestThật lòng mà nói không có thuốc chữa cho thói quen làm việc lề mề. Một số chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu thói quen trì hoãn và làm hao phí thời gian đã thú nhận rằng hầu hết khách hàng tìm đến họ đều không khắc phục được thói quen tiêu cực đó.
  • Xác định thái độ

    08/05/2010Nguyễn Văn BìnhMột xã hội chỉ được gọi là văn minh, tiến bộ chỉ khi mà trong đó mỗi người xác định được dứt khoát thái độ nghề nghiệp của mình. Nếu không xác định được thái độ nghề nghiệp thì sẽ dẫn tới những phiền phức, rối loạn gây cản trở sự phát triển chung.
  • Thái độ làm việc hoàn hảo nhất là coi trọng công việc của mình

    25/08/2009Nguyễn Quang TháiCùng với sự cạnh tranh về trí tuệ và năng lực của những nhân viên trong công ty là sự cạnh tranh về thái độ làm việc. Thái độ làm việc trực tiếp quyết định hành vi một con người, quyết định sự tận tâm làm việc hay chỉ ứng phó với công việc, bằng lòng với những gì mình đang có hay có chí tiến thủ muốn vươn xa hơn.
  • Thay đổi cách nhìn và thái độ sống

    06/07/2005FISH! - Thay đổi cách nhìn và thái độ sống là một câu chuyện bắt đầu từ Mary Jane - người được giao phụ trách một nơi làm việc có thái độ trì trệ nhiều năm liền, nơi có những con người, và môi trường làm việc tệ hại không thể thay đổi được, một môi trường được mệnh danh là “bãi rác sinh lực độc hại”. Cảm giác bất lực, chán nản đã hoàn toàn xấm chiếm Mary Jane trong những ngày đầu. Thật bất ngờ, trong một lần ghé thăm khu chợ cá Pike Place đầy thú vị, những ý tưởng bổ ích từ khu chợ cá đặc biệt này đã giúp cô làm được những điều tuyệt vời…
  • xem toàn bộ