Điều tâm niệm thứ tám. Cần sự nghiệp không cần công danh

Tự Lực Văn Đoàn
05:50 CH @ Thứ Tư - 02 Tháng Mười Hai, 2015

Bài trước:

Người ta thường mỉm cười bảo rằng: “Người An Nam nào cũng có một ông quan trong bụng”. Câu nói đó tuy không đúng sự thực với toàn thể dân ta nữa, nhưng cái bả công danh vẫn còn là một sức mạnh cám dỗ nhiều linh hồn non.

Làm quan, ngày xưa, là nguyện vọng tối cao của thanh niên, Đỗ ông Nghè, ông Cống rồi sung sa súng sính chiếc áo thụng xanh vào hoạn trường, ấy là công thành danh toại, làm vẻ vang cho cha mẹ, họ hàng, nở ruột cho mẹ cái đĩ, thằng cu… đạt được lý tưởng. Chắc hẳn ai cũng còn nhớ bài văn sách của ông bảng Lê Quý Đôn có câu tán dương cái lý tưởng ấy:

“Chồng quan sang, vợ hầu đẹp, ai chẳng khen nhất chỉ thần tiên”.

Danh phận cả, bổng lộc nhiều, thế mới thỏa tam sinh chi hương hỏa.

Từ đời Hậu Lê cho đến gần đây, giấc mơ phú quý đã không biết bao nhiêu nhân tài vào một lối đi nhỏ hẹp. Ai ai cũng mong kiếm chút công danh để thỏa chí bình sinh…

Cho nên, vì một lẽ rất dễ hiểu, người xưa nhầm công danh với sự nghiệp. Đỗ đạt, làm quan sang, lấy vợ đẹp, thu lộc nhiều, đủ chừng ấy không những là công danh hiển đạt, mà sự nghiệp cũng là to lắm. Làm quan to thì sự nghiệp to, làm quan bé thì sự nghiệp bé, làm quan nhỡ thì sự nghiệp nhỡ, còn làm đến Lại bộ Thượng thư, văn minh điện đại học sĩ thì sự nghiệp hiển hách không biết thế nào mà kể.

Sự thực dân có thế, sự thực, nhưng ông đại học sĩ kế chân nhau trong vòng ba trăm năm nay, không ai nói đến nữa. Chính vì sự nghiệp họ không có gì, nếu công danh của họ tột vời.

Sự thực, thanh niên thuở xưa hám công danh mà không hám sự nghiệp. Thản hoặc cũng có nhưng rất hiếm. Tôi chỉ thấy ở đời vua Tự Đức, có ông Nguyễn Công Trứ là người có chí cả, không ham công danh, chỉ muốn lưu lại sự nghiệp “với núi sông”. Nếu ông như người khác, làm tổng đốc còn muốn lên chức thượng thư, thì có lẽ lúc ông về hưu lại không đến nỗi chỉ là binh bộ thị lang. Nhưng ông coi vinh hoa là một điều phụ, nên lúc bị biến làm lính, thì lại nón, lại roi, không lấy thế làm xấu hổ. Cho nên ông để lại một sự nghiệp vẻ vang, oanh liệt, sự nghiệp của một nhà cai trị giỏi, có nhiều sáng kiến, có tài kinh doanh.

Ngoài ông Nguyễn Công Trứ, kể ra xưa cũng còn nhiều người để lại một sự nghiệp hiển hách. Về mặt văn chương, ta thấy có cụ Nguyễn Du. Nhưng sự nghiệp văn chương của cụ chỉ một sự ngẫu nhiên mà có, một việc bất thần xảy ra mà thôi. Cũng như sự nghiệp văn chương của ông Cao Bá Quát hay Tú Xương, hai người bất đắc chí về đường công danh. Ông Quát lúc chua chát địa vị một ông Huấn, ông Tú Xương lúc cay đắng vì đi thi hỏng, chắc không hề nghĩ rằng về sau người ta nhắc nhỏm đến hai ông mà không nhắc đến tên những ông tứ trụ thời bấy giờ.

Thời thế thay đổi, nhưng trong lòng người còn vương lại những sợi tơ cũ, hai chữ công danh vẫn còn là điều ao ước lý tưởng của nhiều người. Cách đây không laaum danh giá các ông tham, ông huyện đã có phen làm mờ tối lương tri của nhiều thiếu nữ. “Phi cao đẳng bất thành phu phụ” (Không có học vấn cao thì không thành vợ chồng) câu châm ngôn ấy ra đời có vẻ chua chat, không biết ngần nào.

Chẳng biết rồi đây ta có được nghe những câu châm ngôn khác cũng tương tự như vậy không, nhưng một điều chắc chắn là bổn phận của ta, của thanh niên, là phải đánh đổ những quan niệm sai lầm ấy.

Ta lúc nào cũng phải tự nhủ rằng: công danh không đáng kể, duy có sự nghiệp thôi. Ta không nên ngây dại như mấy cậu học trò chán đời quyên sinh vì không giựt được mảnh bằng con con, không níu được chút công danh nho nhỏ, ta phải nhớ rằng làm ông huyện, làm ông tuần hay làm một ông thượng thư cũng như làm một người cùng đinh, trong đám cùng đinh có hơn nhau chỉ nhờ ở sự nghiệp để lại.

Nói đến thượng thư, tôi sực nhớ đến ông Quỳnh (tức Phạm Quỳnh). Xưa kia hồi ông còn làm báo, ông cũng không phải là không có sự nghiệp gì. Nhưng đương nửa chừng, ông bị những vẻ đẹp huyền bí của thần kinh cám dỗ; theo tiếng gọi của trái tim ông và của cô lái đò sông Hương, ông bỏ sự nghiệp văn chương của ông, đi tìm công danh (vì sự nghiệp của ông khi làm thượng thư tôi chưa thấy có gì).

Trái lại, ông Vĩnh (tức Nguyễn Văn Vĩnh), người mà báo hiệu còn đương tiếc nhớ, lúc sinh thời không hề nghĩ đến ngôi cao, chức cả, chỉ lo đạt được chí vun xới cho sự nghiệp của ông ta.

Hai mẫu người, hai chí hướng, khiến ta nghĩ ngợi. Nhưng nên rằng ông Quỳnh có để tiếng lại về sau, sẽ không bao giờ vì ông đã thành một trong tứ trụ của triều đình, mà sẽ nhờ đời văn chương của ông mà ông đã ruồng bỏ.

Tuy nhiên, không phải là thanh niên ta không được nghĩ đến công danh, nhưng không bao giờ ta nên quá lo đến. Không bao giờ ta nên để công danh lên trên tất cả mọi sự, trên cả nhân phẩm, trên cả luân lý, như nhiều người tự xưng là thượng lưu trong xã hội ta.

Ta phải để hết tâm trí đến sự nghiệp. Ta phải chăm nom vun sới cho sự nghiệp của ta, ta sẽ được hưởng cái lạc thú vô song của một đời có ích cho người chung quanh.


Tóm tắt “Mười điều tâm niệm”
(Hoàng Đạo - Tự Lực Văn Đoàn, Báo Ngày Nay, 1939)


1. Điều tâm niệm thứ nhất: Theo mới, hoàn toàn theo mới không chút do dự
(Tuyệt đối bỏ văn hóa cũ để theo văn hóa ở Âu Tây. Tinh thần riêng của dân tộc sẽ đào thải những cái gì không thích hợp)

2. Điều tâm niệm thứ hai: Tin ở sự tiến bộ một ngày có thể một hơn.

(Công kích phái thủ cựu tin tưởng một cách quá đáng vào các khuôn phép cũ)

3. Điều tâm niệm thứ ba: Sống theo một lý tưởng
(Hoàng Đạo cho rằng các sĩ phu ngày trước không có lý tưởng vì họ bình thản bước theo con đường do các bậc thánh hiền xưa vạch sẵn)

4. Điều tâm niệm thứ tư: Làm việc xã hội
(Xã hội cũ là một xã hội đóng kín, trong đó người ta có óc vị kỷ vì chỉ nghĩ đến thân danh, gia đình, họ hàng, làng xóm, mà không có tinh thần xã hội rộng rãi)

5. Điều tâm niệm thứ năm: Luyện tính khí
(có học thức không đủ, còn cần phải có một ý chí hùng mạnh vững vàng. Bởi vậy cần phải luyện tính khí để nâng cao nhân phẩm)

6. Điều tâm niệm thứ sau: Phụ nữ ra ngoài xã hội
(Phụ nữ phải bình đẳng với nam giới không những về quyền lợi mà cả về nghĩa vụ nữa)

7. Điều tâm niệm thứ bảy: Luyện lấy bộ óc khoa học
(Hoàng Đạo nêu ra những tai hại trầm trọng của óc mê tín, và trình bày sự cần thiết và công dụng của khoa học)

8. Điều tâm niệm thứ tám: Cần sự nghiệp không cần công danh
(Người xưa thường lẫn công danh với sự nghiệp. Ngày nay thanh niên cần phải tẩy trừ óc chuộng hư danh để mà xây dựng sự nghiệp bằng cách làm ích cho người chung quanh)

9. Điều tâm niệm thứ chín: Luyện thân thể cường tráng
(Công kích tinh thần văn nhược thuở xưa và khuyến khích thanh niên siêng năng thể dục)

10. Điều tâm niệm thứ mười: Cần có trí xếp đặt
(Chỉ trích thói cẩu thả, luộm thuộm, và nêu ra sự quan trọng của óc tổ chức, làm việc có phương pháp kiểu phương Tây)

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài “Chi bằng học“ – tư tưởng chủ đạo của Phan Châu Trinh trong sự nghiệp Duy Tân đất nước

    03/09/2015GS. Vũ Ngọc KhánhĐi sâu vào tư tưởng và học thuật, ông còn được đánh giá, được phát hiện ở nhiều lĩnh vực. Sau khi ông mất, hàng năm trên tờ Tiếng Dân, Huỳnh Thúc Kháng đã đều đặn làm lễ tưởng niệm ngày 24-3, đăng ảnh ông rất trang trọng, gọi đó là kỷ niệm ngày mất cụ Tây Hồ. Số báo nào, ông Huỳnh cũng trích một câu nói của Phan Châu Trinh - Tri Bằng Học - xem như một lời danh ngôn...
  • Điều tâm niệm thứ bảy.Luyện lấy bộ óc khoa học

    01/12/2018Hoàng ĐạoTa cần phải luyện lấy bộ óc khoa học. Bạn thanh niên ta đã hiểu biết, nên tin ở sự mầu nhiệm của khoa học và đem điều sở đắc tuyên truyền cho những người chưa biết...
  • Phan Châu Trinh - cuộc đời và sự nghiệp

    23/03/2018Đinh Xuân LâmPhan Châu Trinh là một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phong trào cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Trong dịp dâng hương tưởng niệm 80 năm ngày mất của cụ, thiết tưởng việc ôn lại cuộc đời và sự nghiệp Phan Châu Trinh để rút ra những bài học cho hôm nay cũng là một việc làm cần thiết và bổ ích...
  • Năm mới với lời chúc “Thành công trong sự nghiệp”

    09/02/2016Như QuỳnhHàng năm, cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, các đồng nghiệp thường chúc nhau: Thành công trong sự nghiệp. Và điều này không phải là ngẫu nhiên. Thành công trong sự nghiệp là gì? Cần phải có thái độ như thế nào trước mỗi thành công và thất bại? Năm mới chính là lúc để mỗi doanh nhân nhìn nhận lại công việc của mình.
  • Khai trí – Sự nghiệp trăm năm cần tiếp nối

    13/01/2016Tiến sĩ Giáp Văn DươngLàm sao để phát triển? Làm sao để vươn lên? Câu trả lời không là gì khác ngoài những điều một nhóm trí thức tinh hoa đã chỉ ra từ hơn một trăm năm về trước: Trước hết cần khai dân trí...
  • Điều tâm niệm thứ sáu. Phụ nữ ra ngoài xã hội

    26/11/2015Hoàng ĐạoĐến nay, gió mới thổi từ phương Tây lại. Những tiếng lạ phát hiện ra. Nào phụ nữ giải phóng, nào nam nữ bình quyền. Phong trào mới sôi nổi. Một dạo đã có cô Hoàng Thị Nga hăm hở đi bộ ra Đồ Sơn. Không phải là để phá một kỷ lục gì, chỉ cốt tỏ cho mọi người biết rằng: phụ nữ đã đến ngày đổi mới...
  • Điều tâm niệm thứ năm. Luyện tính khí

    24/11/2015Hoàng ĐạoTính khí phải luyện nên cương cường quả quyết. Phải tập ý chí cho mạnh mẽ linh hồn thành rắn rỏi. Ta phải tự sai khiến được thân thể ta, định được dục vọng của ta, chỉnh được tâm ta, rồi mới có thể sai khiến được người khác, cải tạo được xã hội...
  • Sự nghiệp của Người Giàu

    19/11/2015Nguyễn Tất ThịnhNgười Giàu = bởi chính cuộc đời của họ là Giá trị sống, mang trên mình sự nghiệp tạo ra Giá trị xã hội, vì thế ở họ hội tụ, thăng hoa ( Cống hiến + Thành đạt + Hạnh phúc ) chia sẻ tích cực và rộng rãi được với Nhân Quần. Người ta ngợi ca họ bởi Họ chính họ là những người thực hành được Đạo Đức...
  • Điều tâm niệm thứ tư. Làm việc xã hội

    17/11/2015Hoàng ĐạoThời đại này không phải là thời đại của đại gia đình và của quỷ thần. Đời này là đời của người sống, đời của “cá nhân” hay nói cao hơn một bậc nữa, là đời của “đoàn thể”, “đoàn thể hiểu theo nghĩa rộng”. “Cá nhân” đương giải phóng, cá nhân đương thoát ly những chế độ bó buộc lùa người ta đi vào con đường nhỏ, hẹp, bùn lầy. “...
  • Điều tâm niệm thứ ba. Sống theo một lý tưởng

    10/11/2015Hoàng ĐạoTa muốn đời ta có nghĩa lý, muốn cho dân ta một ngày một mới, một ngày một hơn, ta phải tìm một lý tưởng mà theo. Đời ta có giá trị, ta phải nhớ rằng vì ta có lý tưởng...
  • Điều tâm niệm thứ hai. Tin ở sự tiến bộ

    05/11/2015Hoàng ĐạoTa phải tin ở sự tiến bộ, tin rằng có tiến bộ, ấy là ta đã tiến bộ rồi đấy. Có tin ở sự tiến bộ, ta mới có thể lo hành động để đi tới sự tiến bộ được...
  • Điều tâm niệm thứ nhất. Theo Mới

    03/11/2015Hoàng ĐạoTrong cuộc đời mới đang đợi ta, đầy ánh sáng và chông gai, ta lúc nào cũng phải tâm niệm đến những ý tưởng chính, đến nguyên tố nền tảng của tinh thần mới. Những tư tưởng, những nguyên tố ấy, ta có thể gồm lại trong mười điều tâm niệm...
  • Einstein - cuộc đời và sự nghiệp

    30/10/2014Sau khi Thế Chiến thứ hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thế giới ca ngợi về một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương trình cho biết năng lượng của vật chất: E=mc2. Trong hàng chục năm trời, E = mc2 vẫn chỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết, nhưng sự san bằng thành phố Hiroshima vào năm 1945 do quả bom nguyên tử đã chứng minh sự thật của phương trình đó...
  • Lời thúc giục cho sự nghiệp văn hóa nước nhà

    28/03/2014Lam ĐiềnLễ trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lần 7-2014 vừa tổ chức đêm 24-3 tại TP.HCM dành cho các cá nhân đoạt giải thuộc ba hạng mục: Vì sự nghiệp văn hóa - giáo dục, Dịch thuật và Nghiên cứu...
  • Tư duy về sự nghiệp

    27/08/2009Nguyễn Tất ThịnhKhông có tinh thần để chiến thắng sự sợ hãi, thì ý niệm về Tự do và Khát vọng chỉ là thứ xa xỉ, thậm chí nó làm anh run rẩy trong góc nhà.
  • xem toàn bộ