Điều tâm niệm thứ chín. Luyện thân thể cường tráng
Bài trước:
- Điều tâm niệm thứ nhất. Theo Mới
- Điều tâm niệm thứ hai. Tin ở sự tiến bộ
- Điều tâm niệm thứ ba. Sống theo một lý tưởng
- Điều tâm niệm thứ tư. Làm việc xã hội
- Điều tâm niệm thứ năm. Luyện tính khí
- Điều tâm niệm thứ sáu. Phụ nữ ra ngoài xã hội
- Điều tâm niệm thứ bảy. Luyện lấy bộ óc khoa học
- Điều tâm niệm thứ tám. Cần sự nghiệp không cần công danh
- Điều tâm niệm thứ chín. Luyện thân thể cường tráng
- Điều tâm niệm thứ mười. Cần có trí xếp đặt
Nếu đem một ông đồ nho An Nam sống ở thế kỷ trước bỏ rơi trước một trường vận động Châu Âu, hẳn là ông đã hết đỗi kinh ngạc khi trông thấy những trang thiếu niên ngực nở sắp hàng tập thể thao. Nhưng, hẳn rồi ông lấy móng tay dài vuốt đôi má hóp mà cười một cách khinh bỉ. Ông liệt ngay họ vào hạng man di, đáng để cho văn minh Đông Dương sáng sủa ông đến chinh phục.
Lòng kinh bỉ ấy cũng không có gì lạ. Dân tộc Việt Nam vốn là dân tộc chuộng văn, đã bao nhiêu năm nghiền ngẫm những lời đạo lý của mấy quyển Tứ thư, Ngũ kinh, mơ màng đọc những thơ phú của Lý Thái Bạch, Tô Đông Pha. Các cụ nho xưa chỉ chú trọng về tinh thần. Một người học trò đời trước, muốn được tiếng là nho nhã, văn nhân, cần phải xanh như tàu lá, gầy như ngọn cỏ, và lúc nào cũng gài trên mái tóc chiếc bút long… Một nhà túc nho cốt làm sao cho mười ngón tay chỉ dùng về việc bút pháp, dẫu bộ ngực lép chứa chất ngàn, vạn vi trùng lao cũng không sao.
Họ không thưởng thức vẻ đẹp của sức khỏe, trái lại nữa. Họ yên chí rằng sức mạnh của thân thể sẽ làm lấp mất sự sáng suốt của trí khôn, “vai u thịt bắp” là một câu chế riễu khinh bỉ của họ đối với những người tráng kiện. Họ không hiểu câu châm ngôn của người Hy Lạp xưa “Một linh hồn cường tráng trong một thân thể cường tráng”. Họ không biết rằng sức khỏe là một điều nhu yếu cho sự hành động của người đời.
Sự lầm lẫn của các cụ nho kết quả thực là nặng nề. Dân Việt ta không những vì sự trọng đãi quá thiên về tinh thần của các cụ đã dần dần đi vào con đường suy nhược của thế phách, mà lại còn trở nên ủy mị, yếu ớt về linh hồn.
Bây giờ không thể như vậy được nữa. Bây giờ là lúc chèo ngược dòng nước, là lúc chữa lại sự lầm lẫn kia. Bây giờ là lúc sự học của ta đã khiến ta công nhận rằng, luyện tập thể thao không phải chỉ riêng đem đến cho ta sức khỏe, sức mạnh và vẻ đẹp của thân thể. Luyện tập thể thao còn có ảnh hưởng lớn đến tính khí của ta nữa, nhiều đức tính của ta nhờ đó mà tăng tiến, lòng dũng cảm, chí kiên nhẫn, lòng tự tin và sự biết phục theo kỷ luật. Luyện tập thân thể, ta không thể coi khinh là một điều vô dụng như xưa. Ở một nước dân chúng ốm yếu như nước ta, việc ấy ta không thể coi là một điều phụ được. Ta phải luôn luôn nhớ rằng, điều cốt yếu thứ nhứt là luyện lấy sức khỏe, rồi đến luyện tính khí cho cương cường, lên từng trên nữa mới là việc mở mang trí khôn.
Hết thảy các nước văn minh trên hoàn cầu đều công nhận sự quan trọng của sức khỏe. Tại sân vận động Berlin nước Đức vừa rồi, bốn, năm mươi nước đều gửi người tài giỏi về các môn điền kinh đến dự. Nước Nhật trong cuộc tranh đấu đó, đã dự vào một ghế rất vẻ vang. Thành tích rực rỡ ấy nguyên do không khác, chỉ vì cả nước khuyến khích tập luyện thân thể hằng ngày.
Cái gương sáng ấy ta cần phải soi. Bổn phận của ta, của thanh niên, là phải kết đoàn lại lập hội thể thao khắp trong nước. Hiện giờ, phong trào thể thao tuy vẫn có, song chưa lan được rộng, chưa thấm được sâu vào dân chúng. Công việc của thanh niên, là tự luyện lấy thân thể cho cường tráng và hô hào người chung quanh theo gương để đi đến những thành tích vẻ vang của người Đức, của người Mỹ, của người Nhật.
Tóm tắt “Mười điều tâm niệm”
(Hoàng Đạo - Tự Lực Văn Đoàn, Báo Ngày Nay, 1939)
1. Điều tâm niệm thứ nhất: Theo mới, hoàn toàn theo mới không chút do dự
(Tuyệt đối bỏ văn hóa cũ để theo văn hóa ở Âu Tây. Tinh thần riêng của dân tộc sẽ đào thải những cái gì không thích hợp)
2. Điều tâm niệm thứ hai: Tin ở sự tiến bộ một ngày có thể một hơn.
(Công kích phái thủ cựu tin tưởng một cách quá đáng vào các khuôn phép cũ)
3. Điều tâm niệm thứ ba: Sống theo một lý tưởng
(Hoàng Đạo cho rằng các sĩ phu ngày trước không có lý tưởng vì họ bình thản bước theo con đường do các bậc thánh hiền xưa vạch sẵn)
4. Điều tâm niệm thứ tư: Làm việc xã hội
(Xã hội cũ là một xã hội đóng kín, trong đó người ta có óc vị kỷ vì chỉ nghĩ đến thân danh, gia đình, họ hàng, làng xóm, mà không có tinh thần xã hội rộng rãi)
5. Điều tâm niệm thứ năm: Luyện tính khí
(có học thức không đủ, còn cần phải có một ý chí hùng mạnh vững vàng. Bởi vậy cần phải luyện tính khí để nâng cao nhân phẩm)
6. Điều tâm niệm thứ sau: Phụ nữ ra ngoài xã hội
(Phụ nữ phải bình đẳng với nam giới không những về quyền lợi mà cả về nghĩa vụ nữa)
7. Điều tâm niệm thứ bảy: Luyện lấy bộ óc khoa học
(Hoàng Đạo nêu ra những tai hại trầm trọng của óc mê tín, và trình bày sự cần thiết và công dụng của khoa học)
8. Điều tâm niệm thứ tám: Cần sự nghiệp không cần công danh
(Người xưa thường lẫn công danh với sự nghiệp. Ngày nay thanh niên cần phải tẩy trừ óc chuộng hư danh để mà xây dựng sự nghiệp bằng cách làm ích cho người chung quanh)
9. Điều tâm niệm thứ chín: Luyện thân thể cường tráng
(Công kích tinh thần văn nhược thuở xưa và khuyến khích thanh niên siêng năng thể dục)
10. Điều tâm niệm thứ mười: Cần có trí xếp đặt
(Chỉ trích thói cẩu thả, luộm thuộm, và nêu ra sự quan trọng của óc tổ chức, làm việc có phương pháp kiểu phương Tây)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn