Làm việc vì nước vì dân!
Sau khi Phan Châu Trinh đi Nhật Bản trở về năm 1906, ông đã viết tác phẩm thơ Tỉnh quốc hồn ca I. Năm 1907, tác phẩm được phổ biến trong các trường kiểu mới ở Quảng Nam và trong trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội. Ông đã chỉ ra quá khứ vẻ vang oanh liệt của dân tộc Việt và chỉ trích những lỗi lầm của kẻ trên người dưới của đất Việt làm nước nhà ngày một lụi bại.
Ở phần nói về việc quan cốt để ích nước lợi dân, đầy tớ dân, làm dân tín nhiệm thì người ta chủ yếu lo xoay xở chức quyền, lo thu vén ích kỷ gia đình, vênh vang, hoang phí, vơ vét và áp bức dân chúng. Ngày xuân Nhâm Thìn, xin mời các bạn nghe đoạn thơ của Phan Châu Trinh (1872-1926) để ngẫm về dân tộc...
"... Người ta chẳng tưởng mơ quyền tước,
Làm quan cốt giúp nước giúp dân.
Những ai khanh tướng công thần,
Ai ai cũng phải lấy dân làm nề.
Nào là kẻ đủ bề tài trí,
Nào là người cả chí kinh luân,
Tiếng khen khắp cả xa gần,
Trong khi tuyển cử thì dân nó bầu.
Chẳng hề phải lòn sau cúi trước,
Cũng chư hề chạy ngược chạy xuôi.
Đến khi được chức lên ngôi,
Dẫu quan quyền nước, thực tôi dân nhà.
Chẳng khoe khoang vinh hoa chức tước
Lo những điều ích nước lợi dân
Gặp cơn quốc chánh phân vân,
Một lời trái ý đem thân ra ngoài
Lòng chẳng chút đoái hoài thương tiếc,
Coi công danh như chiếc dép xài.
Quyền cao lộc trọng mấy ngài,
Bỏ quan, bỏ chức ra ngoài công thương
Ấy cũng là một gương tỏ rõ,
Để cho ta thử đọ mà coi.
Người mình không đức, không tài,
Ham quan, ham tước chen vai cúi đầu
Cửa quyền môn mai chầu tối chực,
Đua chen nhau rạo rực như sôi
Cửa tiền, cửa hậu lăn vùi,
Cùng ra đến lỗ giậu chui cũng lòn.
Mình được rồi, lo con, lo cháu,
Lạ lùng thay cái máu quan tham.
Lắm người thông thái khôn ngoan,
Chơi lâu cũng mắc lấy hoàn thuốc mê,
Coi càng ngày càng bê, càng dở
Còn nhớ chi đến chữ công trung
Dân nghèo, nước khó mặc lòng,
Cốt mình giữ đặng trong vòng ấm no.
Còn lắm kẻ bòn tro, đãi sạn,
May ra giàu bạc vạn, tiền muôn,
Bao nhiêu vét hết để thuồn đi lo.
Lo cho được chức to, chức nhỏ,
Được rồi ra cau có với dân.
Chẳng câu kẻ phú người bần
Treo hầu thắt họng cho thân được lời
Cũng chẳng quản vốn mười lợi một,
Cốt sao cho rận rột ngựa xưa.
Kéo nhau từng bọn từng bè,
Bạc bài trót tháng, rượu chè quanh năm.
Biết đâu lúc một lầm hai lỡ,
Ngồi tính ra vỡ nợ muôn vàn
Đổ mê làm dở, làm càn,
Ai kêu, ai khóc, ai van mặc dầu.
Tới quan trên cúi đầu co cổ,
Về đến dân như hổ, như lang.
Giang tay, trợn mắt, phùng mang,
Một nhà sung sướng, trăm làng bơ vơ.
Vậy đến đỗi bây giờ xơ xác,
Còn vác tiền mang bạc chạy rông.
Thương thay cái giống Lạc Hồng
Đến cơ hội thế còn trông nỗi gì!"
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn