Đừng làm việc vì tiền
Cũng chính vì thế, trong suốt nhiều năm, tôi làm việc qua nhiều phòng ban khác nhau trong công ty của ông. Có dạo tôi làm kế toán để hiểu các thuật ngữ và những gì tôi cảm thấy quan trọng. Tôi từng bán vé xe buýt, hay thợ xây ở công trường, cũng như làm trong bộ phận bán hàng, đặt hàng, tiếp thị.
Khi tôi từ bỏ công việc lái tàu cho tập đoàn Standard Oil với mức lương 42.000 USD/năm mà chỉ phải làm việc bảy tháng mỗi năm, năm tháng còn lại có thể đi lái tàu cho một công ty vận tải biển khác, người cha học thức của tôi không hiểu nổi. Tôi không giải thích cho ông được, vì lập luận của tôi ngược với ông và giống với lập luận của người cha giàu.
Trong khi công việc ổn định và bảo đảm là mọi thứ đối với người cha học thức, thì học hỏi lại là mục tiêu hàng đầu của người cha giàu. Người cha học thức nghĩ rằng tôi đến trường để học trở thành một nhân viên hàng hải, còn người cha giàu biết rằng tôi đi đến đấy để học thương mại quốc tế.
Người cha học thức vẫn không hiểu tại sao tôi bỏ việc ở Standard Oil, và vào thủy quân lục chiến. Tôi nói tôi muốn học lái máy bay, thế nhưng thực tế tôi muốn học cách lãnh đạo trong quân đội. Người cha giàu nói với tôi chuyện khó nhất trong lãnh đạo một công ty là quản lý nhân sự. Nói với tôi về việc học cách lãnh đạo trong tình huống nguy hiểm. "Nếu con không lãnh đạo tài giỏi, con sẽ bị người ta bắn từ phía sau lưng, cũng giống như trong kinh doanh". Năm 1973, tôi quyết định giải ngũ mặc dầu tôi thích lái máy bay. Tôi tìm một việc làm ở tập đoàn Xerox. Tôi gia nhập vào đó chỉ vì mình hay mắc cỡ, và ý nghĩ về bán hàng luôn luôn là môn học khó nuốt đối với tôi. Trong khi đó, Xerox lại có một trong những chương trình đào tạo kỹ năng bán hàng hiệu quả nhất nước Mỹ.
Người cha giàu tự hào về tôi, còn người cha học thức thấy xấu hổ cho tôi. Là một học giả, ông luôn nghĩ rằng bán hàng là công việc thấp kém. Tôi làm cho Xerox suốt bốn năm cho tới khi tôi vượt qua được nỗi sợ khi gõ cửa từng nhà và bị từ chối thẳng thừng. Đến khi tôi thường xuyên lọt vào danh sách năm nhân viên bán hàng nhiều nhất của cả tập đoàn, tôi lại xin nghỉ việc. Năm 1977, tôi thành lập công ty của mình.
Có một câu đùa cũ đến nay vẫn còn hiện hành, job - tức là việc làm được ghép từ ba chữ đầu “Just Over Broke”, tức là "mấp mé trên mức túng thiếu". Rủi thay, điều đó đúng với hàng triệu người, bởi vì nhà trường không cho sự thông minh về tiền bạc và một sự khôn ngoan, nên phần lớn những người lao động phải sống trong phạm vi mình kiếm được. Họ làm việc để thanh toán các chi phí sinh hoạt. Một lý thuyết quản lý kinh khủng khác: “Người lao động làm việc đến mức không thể bị đuổi, và người chủ chỉ trả tiền đến mức người lao động không muốn nghỉ việc”. Nếu có dịp quan sát thang lương của đa số các công ty, bạn sẽ thấy điều đó đúng như thế nào.
Chính vì thế tôi thường khuyên những người trẻ tuổi nên tìm những công việc đáp ứng những gì họ muốn học hỏi hơn là vì mức lương họ có thể kiếm được. Hãy nhìn con đường trước mắt và xác định những kỹ năng họ cần có, trước khi chọn một nghề cụ thể và trước khi bị sập "bẫy chuột" đời thường.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015