Khắc phục thái độ làm việc lề mề
Thật lòng mà nói không có thuốc chữa cho thói quen làm việc lề mề. Một số chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu thói quen trì hoãn và làm hao phí thời gian đã thú nhận rằng hầu hết khách hàng tìm đến họ đều không khắc phục được thói quen tiêu cực đó. Nhưng vài người có tiến bộ ít nhiều nhờ theo các bước sau:
Bước 1: Quyết định xem bạn thật sự có muốn làm công việc đó không. Có thể, lợi ích thu được từ công việc đó không xứng với công sức của bạn
Bước 2: Nếu bạn muốn làm công việc đó, bạn có muốn thực hiện nó ngay bây giờ không hay là sắp xếp vào lịch làm việc?
Bước 3: Xác định thời điểm mà bạn muốn trì hoãn công việc (thường xảy ra khi bạn nhận thấy mình cần làm công việc này hoặc khi bạn làm đến phần khó khăn của công việc) Vào ngay lúc đó, hãy nói to: “Dừng lại!” để tự làm mình tỉnh người ra, tập trung được năng lượng và quay lại kỷ luật làm việc.
Đó là khi bạn phải tin rằng: “Bây giờ mình muốn có năng suất thay vì cứ nhởn nhơ”. Sau khi bắt đầu, bạn sẽ thấy công việc rất dễ dàng đựơc tiếp tục. Nếu bước này vẫn chưa hiệu quả, hãy thực hiện bước 3A
Bước 3A: Hãy tự hỏi mình: “Điều gì đang khiến mình làm công việc này một cách miễn cưỡng?”
Câu trả lời của bạn sẽ là “Vì nó khó quá!” hoặc “Mình thích làm một cái gì đó vui vẻ hơn”. Bấy giờ hãy giải quyết vấn đề như sau:
• Cứ cho rằng bạn đang sợ công việc này quá khó. Hãy nhắc nhở bản thân bạn luôn có thể chia vấn đề thành nhiều phần nhỏ. Và khi nào đụng đến phần khó khăn, bạn hoàn toàn có thể nhờ ai đó trợ giúp.
• Nếu bạn bị cuốn hút vào một cái gì đó thú vị thay vì một công việc khô khan, hãy tự hỏi mình liệu sự thoải mái trong chốc lát có xứng đáng được nhận hiệu quả lâu dài không? Bạn sẽ tự có câu trả lời
• Nếu bạn không mong muốn nhận một công việc nào đó vì bạn tin rằng mình không có đủ khả năng thì hãy hỏi lòng mình điều đó có thật hợp lý chưa. Nếu đúng, thì học hỏi hoặc rèn luyện thêm hoặc thay đổi công việc. Nếu thật ra đó chỉ là sự e ngại thoáng qua, hãy nhìn nhận nó và mạnh dạn dành lấy công việc.
Bước 4: Cam kết phải cố gắng ở một mức nho nhỏ nào đó, chẳng hạn, bạn phải gọi 3 cuộc điện thoại cho khách hàng trong buổi sáng. Làm việc với năng suất cao suốt thời gian này.
Bước 5: Khi đã lao vào việc, hãy hỏi xem nó có đáng để hoàn tất luôn không.
Bước 6: Dành hẳn một thời gian để thư giãn hoàn toàn và không áy náy về công việc còn trì hoãn!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý