Điều tâm niệm thứ bảy.Luyện lấy bộ óc khoa học

Tự Lực Văn Đoàn
06:10 CH @ Thứ Bảy - 01 Tháng Mười Hai, 2018

Bài trước:

Đã từ lâu, chúng tôi theo công cuộc châm biếm những điều mê tín dị đoan, những tín ngưỡng họa hại nó đương tràn ngập nước ta như làn song Hồng Hà trên cánh đồng những ngày lụt lội.

Chúng tôi không bao giờ ngừng cuộc chiến đấu ấy, và các bạn trẻ cũng đi tiễu trừ những nguyên nhân của sự tối tăm, ngu muội của nó làm cho nước ta hóa ra một nước của bọn thần, quỷ, ma, quái nó dìm dập dân trong sự sợ hãi những điều huyền bí. Những điều huyền bí mà ở các nước khác, lại là cớ gây cho người tìm được những điều phát minh trọng đại.

Cuộc chiến đấu ấy, cuộc tiễu trừ mê tín ấy hiện nay rất cần có. Là vì từ thành thị chí nông thôn, bờ biển Đông Hải trở lên miền sơn dã, không đâu là bọn quỷ thần không làm vua làm chúa. Bọn ấy dòm ngó vào đời ta, hàng ngày bắt ta theo ý muốn của họ, khiến cho thân thể, tinh thần ta không còn của ta nữa, mà là của bọn họ, không một sự gì quan trọng trong đời ta là không có họ nhúng tay vào. Lúc ta sinh, có mười hai bà mụ đến bàn to bàn nhỏ, ta yếu đau, là vì bà cô ông manh chọc ghẹo chơi, lúc ta chết, còn sợ các Ông… trùng đỏ mỏ. Ta bước vào trong bếp thấy ông táo quân, ra ngoài đình có ông Thần hoàng, còn ở các nơi khác là gặp những ma quái nó ám ảnh ta ở gốc cây đa lớn, ở trên đống đất to hay những chiếc bình vôi vỡ. Chung quanh ta, lúc nào cũng vẩn vơ những quỷ cùng thần, không lúc nào thoát ly ra được.

Đến nay, không còn e dè gì nữa, ta cần phải nổi lên phản kháng bọn quỷ thần kia bấy lâu đầy đọa tâm hồn dân ta vào vòng nô lệ.

Ta cần phải luyện lấy bộ óc khoa học. Bạn thanh niên ta đã hiểu biết, nên tin ở sự mầu nhiệm của khoa học và đem điều sở đắc tuyên truyền cho những người chưa biết cho đến bao giờ mọi người coi là một sự hiển nhiên rằng mọi sự xảy ra trong trời đất đều có nguyên nhân. Nguyên nhân ấy không phải là do ý chí dị thường của những ông thần ác nghiệt, hung hãn, nhỏ nhen mà ra, nhưng chính là sự phát huy của một luật thiên nhiên, tìm tòi những luật thiên nhiên, dùng những luật ấy để giúp đời, đó là nhiệm vụ của khoa học, khiến cho ta ra khỏi làm nô lệ quỷ thần, mà đem quỷ thần – hiểu theo nghĩa thông thường – làm nô lệ cho ta, đó là nhiệm vụ của khoa học. Một làn chớp nhoáng, theo sau một tiếng sét vang động một góc trời, xưa ta tưởng là do sự giận dữ của ông thần thiên lôi, rồi ta sợ hãi đào lấy lưỡi tầm sét mà thờ cúng, sợ hãi, tin rằng phải lễ bái cầu khấn ông, ông mới tha tội. Khoa học dạy ta biết rằng, ông thần ấy, ta có thể bắt giam lại trong những giây đồng, khiến ông ta hiện ra những làn chớp nhoáng con con để ta ngắm chơi, hiện ra lửa để thắp đèn hay đun nước. Ông thần ấy là điện khí.

Vẫn hay khoa học hiện giờ không phải có thể phân giải được hết thiên tướng. Nhiều điều huyền bí vẫn còn trong vòng mờ ám, chưa phát minh ra được. Song, những người có óc khoa học đều tin rằng những điều huyền bí kia sẽ có ngày phân giải được, vì những điều ấy là những phát dương của một luật thiên nhiên chưa minh hiển. Những nhà bác học thường tự nhận là dốt nát, song cái dốt của họ không phải là sự mê muội của ngu đần lúc nào cũng sẵn sàng một mớ giải thích cho mọi sự, một mớ giải thích mơ màng, không giải thích được điều gì hết.

Vậy ta cần phải gây nên một phong trào khoa học, quảng thông những tư tưởng khoa học, khiến cho ai nấy đều tự nhiên tỉnh ngộ không còn tin rằng trong đời ta, lúc nào cũng có tiên, có thần, có ma để mắt tới. Tuy mất đi một ít vẻ huyền bí, một ít vẻ nên thơ, nhưng ta đi được một quãng dài trên con đường tiến bộ. Ai nấy sẽ chỉ tin phục chân lý của khoa học, chỉ tin là thật những điều mà khoa học đã chứng minh là thật.

Nói đến đây, tôi lại sực nhớ đến câu chuyện cổ. Có người lấy một cái ống gỗ, hai đầu lấy giẻ rách bịt lại để một chỗ. Một tháng sau tháo giẻ ra xem thì một đàn chuột con cũng tự nhiên tháo ra. Người ta bèn hiểu ngay ra rằng giẻ rách để lâu ắt là đẻ ra chuột. Ai đọc đến đây chắc cũng phải mỉm cười. Nếu vậy, sao lại không mỉm cười lúc dân ta thấy một người trèo lên một cây đa thiêng ngã gẫy tay cho ngay là vì ma làm? Các ông thần, các ma quỷ, cũng chỉ như mớ giẻ rách kia mà sự tưởng tượng của ngu dân đổ cho là cha mẹ của lũ chuột con!

Đối với những việc ấy, mỉm cười chưa đủ? Vì chưng lúc ta mỉm cười rồi sao lãng đi, ngàn vạn người khác không được hiểu biết bằng ta, đã vội vàng xúm lại cho là chân lý bất di bất dịch.

Vậy bổn phận của thanh niên ta, không những là sự luyện lấy bộ óc khoa học, mà còn phải luyện tri thức người khác cho trở nên có tính cách khoa học nữa.

Ta phải luôn luôn nhớ rằng thiếu bộ óc khoa học, không thể có tiến bộ được.


Tóm tắt “Mười điều tâm niệm”
(Hoàng Đạo - Tự Lực Văn Đoàn, Báo Ngày Nay, 1939)


1. Điều tâm niệm thứ nhất: Theo mới, hoàn toàn theo mới không chút do dự
(Tuyệt đối bỏ văn hóa cũ để theo văn hóa ở Âu Tây. Tinh thần riêng của dân tộc sẽ đào thải những cái gì không thích hợp)

2. Điều tâm niệm thứ hai: Tin ở sự tiến bộ một ngày có thể một hơn.

(Công kích phái thủ cựu tin tưởng một cách quá đáng vào các khuôn phép cũ)

3. Điều tâm niệm thứ ba: Sống theo một lý tưởng
(Hoàng Đạo cho rằng các sĩ phu ngày trước không có lý tưởng vì họ bình thản bước theo con đường do các bậc thánh hiền xưa vạch sẵn)

4. Điều tâm niệm thứ tư: Làm việc xã hội
(Xã hội cũ là một xã hội đóng kín, trong đó người ta có óc vị kỷ vì chỉ nghĩ đến thân danh, gia đình, họ hàng, làng xóm, mà không có tinh thần xã hội rộng rãi)

5. Điều tâm niệm thứ năm: Luyện tính khí
(có học thức không đủ, còn cần phải có một ý chí hùng mạnh vững vàng. Bởi vậy cần phải luyện tính khí để nâng cao nhân phẩm)

6. Điều tâm niệm thứ sau: Phụ nữ ra ngoài xã hội
(Phụ nữ phải bình đẳng với nam giới không những về quyền lợi mà cả về nghĩa vụ nữa)

7. Điều tâm niệm thứ bảy: Luyện lấy bộ óc khoa học
(Hoàng Đạo nêu ra những tai hại trầm trọng của óc mê tín, và trình bày sự cần thiết và công dụng của khoa học)

8. Điều tâm niệm thứ tám: Cần sự nghiệp không cần công danh
(Người xưa thường lẫn công danh với sự nghiệp. Ngày nay thanh niên cần phải tẩy trừ óc chuộng hư danh để mà xây dựng sự nghiệp bằng cách làm ích cho người chung quanh)

9. Điều tâm niệm thứ chín: Luyện thân thể cường tráng
(Công kích tinh thần văn nhược thuở xưa và khuyến khích thanh niên siêng năng thể dục)

10. Điều tâm niệm thứ mười: Cần có trí xếp đặt
(Chỉ trích thói cẩu thả, luộm thuộm, và nêu ra sự quan trọng của óc tổ chức, làm việc có phương pháp kiểu phương Tây)

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thay đổi 4 nguyên tắc cơ sở trong tư duy khoa học cổ điển và hiện đại

    12/02/2017Sau năm 1900, tư duy khoa học đã chuyển từ tư duy cơ giới sang tư duy khoa học mới...
  • Logic hình thức và nhận thức khoa học

    15/05/2018GS. Phan Đình DiệuTrải qua hơn hai nghìn năm, từ thời Arixtốt đến nay, logic hình thức đã là công cụ đắc lực góp phần hình thành và phát triển nhiều ngành khoa học khác nhau, nó cũng là công cụ tư duy hợp lý trong mọi mặt đời sống nhận thức của con người. Ngày nay, ở giai đoạn mà con người đang có tham vọng dùng máy móc để tự động hóa từng bước các hoạt động trí tuệ...
  • Điều tâm niệm thứ sáu. Phụ nữ ra ngoài xã hội

    26/11/2015Hoàng ĐạoĐến nay, gió mới thổi từ phương Tây lại. Những tiếng lạ phát hiện ra. Nào phụ nữ giải phóng, nào nam nữ bình quyền. Phong trào mới sôi nổi. Một dạo đã có cô Hoàng Thị Nga hăm hở đi bộ ra Đồ Sơn. Không phải là để phá một kỷ lục gì, chỉ cốt tỏ cho mọi người biết rằng: phụ nữ đã đến ngày đổi mới...
  • Điều tâm niệm thứ năm. Luyện tính khí

    24/11/2015Hoàng ĐạoTính khí phải luyện nên cương cường quả quyết. Phải tập ý chí cho mạnh mẽ linh hồn thành rắn rỏi. Ta phải tự sai khiến được thân thể ta, định được dục vọng của ta, chỉnh được tâm ta, rồi mới có thể sai khiến được người khác, cải tạo được xã hội...
  • Điều tâm niệm thứ tư. Làm việc xã hội

    17/11/2015Hoàng ĐạoThời đại này không phải là thời đại của đại gia đình và của quỷ thần. Đời này là đời của người sống, đời của “cá nhân” hay nói cao hơn một bậc nữa, là đời của “đoàn thể”, “đoàn thể hiểu theo nghĩa rộng”. “Cá nhân” đương giải phóng, cá nhân đương thoát ly những chế độ bó buộc lùa người ta đi vào con đường nhỏ, hẹp, bùn lầy. “...
  • Điều tâm niệm thứ ba. Sống theo một lý tưởng

    10/11/2015Hoàng ĐạoTa muốn đời ta có nghĩa lý, muốn cho dân ta một ngày một mới, một ngày một hơn, ta phải tìm một lý tưởng mà theo. Đời ta có giá trị, ta phải nhớ rằng vì ta có lý tưởng...
  • Điều tâm niệm thứ hai. Tin ở sự tiến bộ

    05/11/2015Hoàng ĐạoTa phải tin ở sự tiến bộ, tin rằng có tiến bộ, ấy là ta đã tiến bộ rồi đấy. Có tin ở sự tiến bộ, ta mới có thể lo hành động để đi tới sự tiến bộ được...
  • Điều tâm niệm thứ nhất. Theo Mới

    03/11/2015Hoàng ĐạoTrong cuộc đời mới đang đợi ta, đầy ánh sáng và chông gai, ta lúc nào cũng phải tâm niệm đến những ý tưởng chính, đến nguyên tố nền tảng của tinh thần mới. Những tư tưởng, những nguyên tố ấy, ta có thể gồm lại trong mười điều tâm niệm...
  • Tư duy khoa học

    27/10/2015Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ưa nịnh, chê bai, thiếu óc khoa học

    13/08/2015Vương Trí NhànNgười mình xưa nay vẫn chưa quen chịu người ta phê bình. Ai làm được quyển sách quyển vở nào, đem ra giới thiệu với công chúng thì chỉ muốn khen, chứ không muốn người ta chê...
  • Tiếp cận một số vấn đề về nhận thức khoa học

    07/01/2015TS. Bùi Mạnh HùngLý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, phương pháp nhận thức…Từ trước đến nay,vấn đề nhận thức luôn là một trong những bộ phận cơ bản của khoa học triết học. Hiện tại, vấn đề nhận thức khoa học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm giúp cho con người ngày càng hoàn thiện hơn những tri thức của mình về bức tranh thế giới hiện thực..
  • Tam đoạn luận trong học thuyết logic của Arixtốt- một “công cụ” của nhận thức khoa học

    24/07/2009Nguyễn Gia Thơ (*) - Vũ Thu Hương (**)Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích những nét cơ bản trong học thuyết của Arixtốt về tam đoạn luận, đó là các vấn đề liên quan đến “tam đoạn luận”, “tam đoạn luận hoàn thiện” và chỉ ra rằng, hai tam đoạn luận hoàn thiện nhất thuộc dạng hình I là cơ sở cho mọi chứng minh khoa học, tất cả các tri thức khoa học đều cần phải được chứng minh thông qua tam đoạn luận mà các tam đoạn luận dạng hình II, III đều có thể chứng minh là đúng thông qua các “tam đoạn luận hoàn thiện” dạng hình I, trong đó hai tam đoạn luận chung dạng hình I là hoàn thiện nhất và là cơ sở cho mọi tri thức khoa học.
  • Vai trò của các ký hiệu toán học trong nhận thức khoa học

    28/11/2006Lê Văn ĐoánTrên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của toán học, chúng ta nhận thấy rằng, kết cấu logic và sự phát triển của các lý thuyết toán học ngày càng phụ thuộc vào việc sử dụng các ký hiệu toán học và sự cải tiến các ký hiệu đó. Ngày nay, chúng ta đã có đầy đủ căn cứ để khẳng định rằng, các ký hiệu toán học không những chỉ là phương tiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học nói chung và toán học nói riêng, mà chúng còn có một giá trị nhận thức luận to lớn...
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...
  • Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ 20

    15/08/2005Phan Đình DiệuNhững biến đổi cách mạng về tư duy trong vật lý học hiện đại, đánh dấu bởi việc ra đời thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và gần đây hơn là hiện tượng “hỗn độn tất định” cùng với sự xuất hiện của khoa học của thế kỷ 20 nói chung một khung mẫu tư duy hoàn toàn mới, hứa hẹn đưa đến những bước tiến mới cho nhận thức của con người về vũ trụ, tự nhiên, xã hội, và cả về chính mình...
  • xem toàn bộ