Điều tâm niệm thứ hai. Tin ở sự tiến bộ

Tự Lực Văn Đoàn
11:30 CH @ Thứ Năm - 05 Tháng Mười Một, 2015

Bài trước:


Tôi nhớ hồi còn nhỏ được nghe một câu chuyện lý thú, tôi rất lấy làm thích, tuy không hiểu được trọn nghĩa. Một bậc hiền triết – tôi không nhớ rõ là Trang Tử hay Khổng Tử - một hôm thơ thẩn trong một cánh đồng rộng. Thời ấy, thánh nhân còn có nhiều thì giờ nhàn rỗi, nên bậc hiền triết thong thả lần theo đường cỏ hóng mát. Đến một thửa ruộng, thấy một người đạp gần lấy nước ở ao lên ruộng, bậc hiền triết than phục kêu lên rằng:

  • Tiện vậy thay!

Qua thửa ruộng bên cạnh, bậc hiền triết để ý đến một ông già múc ở ao từng gáo nước một đổ lên gốc lúa. Bậc hiền triết lấy làm ngạc nhiên hỏi:

  • Sao ông cụ lại lẩn thẩn như vậy. Ông cụ làm gần mà đạp có tiện hơn không?

Ông cụ già mỉm cười không trả lời.

Hỏi gặng mãi, ông cụ mới nói rằng:

  • Ông biết một, không biết hai. Dùng gầu gỗ để đem nước lên ruộng tiện thật, nhưng sẽ đưa dân ta vào một con đường nguy hiểm. Vì đã tiến lại muốn tiến hơn nữa, ý muốn của người ta thành ra không bao giờ cùng, bản tính thiên nhiên của người ta sẽ trụy lạc dần đi.

Bậc hiền triết nghe ông cụ nói sực tỉnh ngộ, vội vàng sụp xuống lạy tôn làm thầy.

Tôi hồi còn nhỏ nghe câu chuyện ấy cũng than phục cụ già y như bậc hiền triết kia vậy. Là vì độ ấy tôi chưa hiểu thế nào là trào phúng – Ý chừng bậc hiền triết kia là một nhà thủ cựu, có người bịa ra câu chuyện để tỏ cho ông ta cái vô lý của thuyết bài bác sự tiến bộ. Ông cụ già cho sự tiến bộ - từ cái gáo đến cái gầu đã có một bước dài trên đường tiến bộ - là có hại nhưng ông ta lại quên mất rằng ông cũng dùng gáo cũng đã làm giảm mất bản tính thiên nhiên của người rồi.

Tiến bộ không thể có hại được, lẽ đó bây giờ ai cũng cho là dĩ nhiên. Không còn có người bảo loài người không còn có thể tiến bộ được, ý họ muốn nói về phương diện đạo đức. Thánh nhân ngày xưa đã tới cực điểm của sự tu thân, ngày nay và ngày mai ta chỉ còn có cớ nói theo dấu cũ mà thôi.

Ấy chỉ vì thế mà dân tộc ta từ ngàn năm nay cứ nằm bẹp dí ở một chỗ, không cất đầu lên nổi, ta mải nhìn về quá khứ, tự bắt mình vào trong khuôn phép bất di bất dịch, vì do tay những người ta gọi là đại hiền, là thánh nhân – nên ta cứ đứng nguyên một chỗ như pho tượng vô tri.

Ta đã biết vậy, thì ta phải thay đổi hẳn thái độ.

Ta phải tin ở sự tiến bộ, tin rằng có tiến bộ, ấy là ta đã tiến bộ rồi đấy. Có tin ở sự tiến bộ, ta mới có thể lo hành động để đi tới sự tiến bộ được. Lòng tin ấy, không phải là ai cũng có cả. Có nhiều người, trước sự ngu muội của dân quê dốt nát, sợ hãi, tắc lưỡi than thầm: “Những hạng người không ra người ấy còn trông mong gì được”. Dân ta hầu hết như vậy cả, hầu hết dốt nát, ngu tối. Vậy theo những người yếm thế ấy, không còn mong dìu dắt họ đến con đường đầy ánh sáng của văn hóa Tây phương được.

Nếu ai cũng nghĩ như vậy, nếu ta yên trí rằng ngu dân không thể cảm hóa được, thì họ sẽ đời đời chịu đựng cái tình cảnh thảm đạm, tối tăm, không bao giờ thoát ly ra được. Vậy ta phải nghĩ rằng họ cũng như ta, cũng như dân sáng suốt của các nước văn minh, họ cũng là người.

Là người, nghĩa là có lương tri như ta, nghĩa là bản tính có thể một ngày một tốt, một hay hơn. Tin ở sự tiến bộ, xem vậy tức là tin ở lương trí của loài người, tức là tin rằng người ta có thể tiến dần đến sự toàn mỹ, toàn thiện được.

Tức là tin về đủ phương diện tinh thần, luân lý hay vật chất, người ta có thể dần dần đưa nhau đến một đời đẹp đẽ, đáng yêu, đáng kính hơn.

Nói đến sự tiến bộ về phương diện luân lý, chắc các nhà nho cười nhạt để chế nhạo. Họ dựa vào những sự xung đột của hai nền luân lý cũ, mới để giễu ý tưởng tiến bộ của ta. Nhưng cứ bình tĩnh mà xét, về luân lý, ta có một quan niệm nhân đạo hơn xưa nhiều lắm. Mà rồi sau đây quan niệm của ta về phương diện ấy chắc chắn sẽ hợp với nhân đạo hơn quan niệm của ta hiện giờ.

Về tinh thần và vật chất, điều cốt là ta tin ở sự tiến bộ của khoa học. Đời ta đương sống hiện thời là một đời khoa học: cố cương cường mới sinh tồn được còn nhu nhược ắt phải lần hồi đào thải. Ta phải nỗ lực đi với cuộc đời khoa học ấy, đặng tỏ ra rằng ta cũng đáng sinh tồn.

Chúng ta đã chán nỗi đứng nguyên mãi một nơi, mắt đăm đăm nhìn vào những cổ tục, rêu phong. Những tục lệ càng cổ bao nhiêu, rêu càng phong bấy nhiêu. Chúng ta cần phải quả quyết công bố ý chí của ta: ý chí sống một đời đáng sống dưới ánh sáng mặt trời, sống một đời văn minh.

Muốn vậy, ta phải cần thành thực tin ở ta, tin ở những động lực tiềm tang trong lòng ta, tin ở sự tiến bộ của ta và của loài người.

Có lòng tin tưởng ấy, tương lai của ta sẽ không thể nào không rực rỡ được.

Tin…


Một sự hiển nhiên, muốn sống trong đời mới trong thế giới hiện thời ta cần tin ở sự tiến bộ.

Ta cần phải tin rằng ngày nay tốt đẹp hơn ngày xưa, và ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày nay.

Ta cần phải tin rằng hết thảy mọi đẳng cấp trong xã hội không khác nhau về lương tri, về tinh thần, chỉ khác nhau về học thức. Từ người phu xe cho chí ông tiến sĩ, ai ai cũng vậy, đều có thể thay đổi một ngày một hơn.

Đã có lòng tin như vậy, bổn phận ta thấy rõ rệt lắm.

Ta cần phải đem hết nghị lực, tài trí ra hành động để cho người cổ hủ hóa ra văn minh, cho người ngu muội hóa ra sáng suốt, cho người sáng suốt hóa ra sáng suốt hơn.

Ta cầm phải khuyến khích, giúp đỡ những người có can đảm đem những điều mới lạ ra thực hành, mặc dầu những điều mới, lạ ấy giờ chưa có kết quả tốt tươi.

Ta cần phải tước bỏ những thuyết trái với lòng tin sự tiến bộ, nhất là thuyết tin ở số mệnh, những thuyết chỉ đưa ta đến chỗ chết.

Không bao giờ ta nên dừng lại. Lúc nào cũng như lúc nào, ta phải yên trí rằng ta còn có thể hơn được nữa.

Với lòng tin ấy, dân tộc ta sẽ đi vào trong quãng đời văn minh như dòng sông Hồng Hà chảy ra biển khơi, mạnh mẽ đường hoàng không lúc nào nơi.


Tóm tắt “Mười điều tâm niệm”
(Hoàng Đạo - Tự Lực Văn Đoàn, Báo Ngày Nay, 1939)


1. Điều tâm niệm thứ nhất: Theo mới, hoàn toàn theo mới không chút do dự
(Tuyệt đối bỏ văn hóa cũ để theo văn hóa ở Âu Tây. Tinh thần riêng của dân tộc sẽ đào thải những cái gì không thích hợp)

2. Điều tâm niệm thứ hai: Tin ở sự tiến bộ một ngày có thể một hơn.

(Công kích phái thủ cựu tin tưởng một cách quá đáng vào các khuôn phép cũ)

3. Điều tâm niệm thứ ba: Sống theo một lý tưởng
(Hoàng Đạo cho rằng các sĩ phu ngày trước không có lý tưởng vì họ bình thản bước theo con đường do các bậc thánh hiền xưa vạch sẵn)

4. Điều tâm niệm thứ tư: Làm việc xã hội
(Xã hội cũ là một xã hội đóng kín, trong đó người ta có óc vị kỷ vì chỉ nghĩ đến thân danh, gia đình, họ hàng, làng xóm, mà không có tinh thần xã hội rộng rãi)

5. Điều tâm niệm thứ năm: Luyện tính khí
(có học thức không đủ, còn cần phải có một ý chí hùng mạnh vững vàng. Bởi vậy cần phải luyện tính khí để nâng cao nhân phẩm)

6. Điều tâm niệm thứ sau: Phụ nữ ra ngoài xã hội
(Phụ nữ phải bình đẳng với nam giới không những về quyền lợi mà cả về nghĩa vụ nữa)

7. Điều tâm niệm thứ bảy: Luyện lấy bộ óc khoa học
(Hoàng Đạo nêu ra những tai hại trầm trọng của óc mê tín, và trình bày sự cần thiết và công dụng của khoa học)

8. Điều tâm niệm thứ tám: Cần sự nghiệp không cần công danh
(Người xưa thường lẫn công danh với sự nghiệp. Ngày nay thanh niên cần phải tẩy trừ óc chuộng hư danh để mà xây dựng sự nghiệp bằng cách làm ích cho người chung quanh)

9. Điều tâm niệm thứ chín: Luyện thân thể cường tráng
(Công kích tinh thần văn nhược thuở xưa và khuyến khích thanh niên siêng năng thể dục)

10. Điều tâm niệm thứ mười: Cần có trí xếp đặt
(Chỉ trích thói cẩu thả, luộm thuộm, và nêu ra sự quan trọng của óc tổ chức, làm việc có phương pháp kiểu phương Tây)

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công minh lịch sử và công bằng xã hội đối với tự lực văn đoàn

    12/03/2019Văn TạoTự lực văn đoàn là một tổ chức văn học ra đời tại thị trấn Cẩm Giàng, Hải Dương trong thời gian 1932-1939. Về tổ chức và công lao của Tự lực văn đoàn, đã từng có nhiều đánh giá khác nhau cả về các mặt tích cực lẫn về mặt tiêu cực.
  • Tiến bộ là một đường thẳng?

    27/04/2018Bùi Văn Nam SơnTiến bộ, theo cách hiểu cổ điển, là con đường đi lên theo "bề dọc". Xác định theo "bề dọc" là việc rất khó, bởi nó có thể dẫn lên đỉnh cao mà cũng có thể kéo dẫn xuống vực sâu! Vì thế, thay cho cách nói ấy, ngày nay người ta, khiêm tốn hơn, chuộng nói theo "bề ngang"...
  • Điều tâm niệm thứ nhất. Theo Mới

    03/11/2015Hoàng ĐạoTrong cuộc đời mới đang đợi ta, đầy ánh sáng và chông gai, ta lúc nào cũng phải tâm niệm đến những ý tưởng chính, đến nguyên tố nền tảng của tinh thần mới. Những tư tưởng, những nguyên tố ấy, ta có thể gồm lại trong mười điều tâm niệm...
  • Từ làm báo Phong Hóa, đến văn phái Tự lực văn đoàn

    22/10/2015Khúc Hà LinhXã hội Việt Nam những năm 1930-1945 trải qua một thời kỳ biến động sâu sắc về chính trị, kinh tế và văn hoá. Chỉ nói riêng về văn hoá, thời kỳ này các loại sách báo hải ngoại du nhập vào Việt Nam khá phong phú. Hàng loạt học sinh từ Pháp trở về nước mang tư tưởng tân tiến, mới lạ đã có ảnh hưởng tới đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là tầng lớp học sinh tiểu tư sản trí thức.
  • Câu chuyện Tự Lực Văn Đoàn, và những điều chưa nói

    28/07/2015Phạm Thảo NguyênMục đích bài biên khảo này là tìm hiểu việc xây dựng báo Phong Hoá Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn trong suốt thập niên 1930, đưa đến việc hiện đại hoá nghề báo và thúc đẩy nguyên một cuộc cách mạng văn chương, văn hoá Việt Nam. Đồng thời khám phá sự thực về đời sống của thành viên Tự Lực Văn Đoàn, cái phần lâu nay vẫn bị hiểu lầm...
  • Tự lực văn đoàn, một "nhóm lợi ích" trong đời sống văn nghệ

    31/03/2014Lại Nguyên ÂnÍt thấy ai đặt hoạt động TLVĐ vào đời sống văn nghệ đương thời để mô tả, nhận định các hoạt động cụ thể của nó; cũng ít thấy ai chú ý tìm hiểu xem TLVĐ được cảm nhận ra sao trong tầm nhìn của những người đương thời, nhất là những đồng nghiệp viết văn làm báo, hoặc công chúng văn nghệ thời ấy.
  • Tự lực văn đoàn, ngôi sao rực rỡ trên bầu trời văn học

    09/07/2010Khúc Hà LinhTự lực Văn đoàn là tổ chức văn chương tự lực. Họ tự lực về tài chính, không chịu ảnh hưởng của nhà cầm quyền. Họ tự lực về chuyên môn và khuynh hướng nghệ thuật. Họ tự tôn người chủ soái, cùng nhau tuân theo quy chế hoạt động mà họ cùng nhau đặt ra. Lãi ăn lỗ chịu, cùng nhau gánh vác.
  • Hòa nhập dòng chảy văn minh & tiến bộ của nhân loại

    12/01/2007Dự án Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới được thành lập nhằm tổ chức chọn lựa dịch và xuất bản những cuốn sách nền tảng của nền học thuật thế giới. Đồng thời, để hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho việc du nhập tri thức tinh hoa thông qua con đường dịch thuật ngày 9/01/2007 này. Quỹ dịch thuật mang tên Phan Chu Trinh, nhà trí thức cách tân của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thể kỷ XX được thành lập...
  • Vận động, phát triển, tiến bộ với tư cách là những phạm trù triết học

    28/09/2006Phạm Văn ĐứcCác phạm trù "vận động", "phát triển”, ‘tiến bộ" là những phạm trù cơ bản, phạm trù "tế bào" của phép biện chứng duy vật. Chính vì vậy trên sách báo triết học mấy chục năm gần đây, đặc biệt từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ này ở Liên Xô đã diễn ra cuộc tranh luận sôi nổi về các vấn đề xung quanh các phạm trù vận động, phát triển, tiến bộ...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Về khái niệm tiến bộ xã hội

    04/04/2006Phó TS, GS. Hồ Sĩ QuýXung quanh khái niệm tiến bộ xã hội, xưa nay trong thảo luận, vấn đề định nghĩa tiến bộ xã hội, trên thực tế không được đặt ra. Người ta không thấy cần thiết phải thảo luận tiến bộ xã hội là gì? Cái mà các cuộc thảo luận thường quan tâm là tiến bộ xã hộ, được biểu hiện như thế nào? Nó (cần phải) bao gồm những phẩm chất gì?
  • Thực tế của sự tiến bộ

    08/01/2006Liệu bạn có xem việc khám phá và phát triển một tư tưởng mới là dấu hiệu của sự tiến bộ không? Lý do khiến tôi hỏi là ở chỗ ý tưởng về sự tiến bộ chỉ là một ý tưởng. Nó đã được linh mục Saint-Pierre phát biểu rõ ràng lần đầu tiên vào thế kỷ 18. Nó đã được phát triển chủ yếu là trong hai trăm năm vừa qua. ...
  • xem toàn bộ