Làm việc gốc

10:31 SA @ Chủ Nhật - 29 Tháng Giêng, 2012
Người đang lún trong vũng lầy, muốn sống thì phải tự mở đường thoát. Muốn tăng triển vọng thì người ấy phải nhận diện những trở lực, trợ lực, và cơ hội để rồi liệu sức, nương thế mà từng bước thoát ra. Dân tộc Việt Nam muốn thoát cơn đại nạn hiện nay cũng phải làm y như vậy.

Muốn sống là yếu tố tiên quyết. Thiếu quyết tâm ấy thì người ta sẽ đầu hàng, an phận và buông xuôi trước khó khăn và thử thách. Đối với một dân tộc, quyết tâm ấy chính là tinh thần bất khuất và ý chí thăng tiến. Chúng xuất phát từ niềm tự tin mãnh liệt rằng mình có khả năng xoay đổi thời vận, vượt qua chướng ngại, và từng bước đi lên. Ngày xưa, Hội Nghị Diên Hồng được triệu tập chính là để thổi bùng lên niềm tự tin của cả dân tộc trước hiểm hoạ bắc thuộc. Niềm tự tin mãnh liệt ấy, cụ Phan Chu Trinh gọi là dân khí. Dân tộc Việt Nam đang bị suy nhược trầm trọng về dân khí.

Sau nhiều năm bị thống trị, khống chế và bưng bít, người dân Việt Nam mất dần khả năng đề kháng và trổi dậy. Trong thời gian gần đây, bắt đầu có sự đổi chiều -- ngày càng có nhiều tiếng nói khẳng khái và hành động khí phách ở trong nước. Tuy nhiên, nếu so với đại khối dân tộc thì đó mới chỉ là những tiếng nói rời rạc và hành động lẻ tẻ. Sự suy nhược dân khí cũng ảnh hưởng đến không ít người Việt ở ngoài nước, khi lập luận “thay đổi vận nước khó lắm, thôi thì giúp được người nào thì hay người nấy”. Chỉ khi nào tuyệt đại da số người Việt trong và ngoài nước cùng tự tin mãnh liệt vào khả năng định đoạt số phận và tương lai chung của đất nước, lúc ấy dân tộc Việt Nam mới có cơ hội thoát nạn.

“Chấn dân khí” – cũng dùng lời của cụ Phan Chu Trinh – là mục tiêu gốc thứ nhất của giai đoạn hiện nay.

“Chấn dân khí” sẽ phải đi qua nhiều giai đoạn: bớt sợ và rồi hết sợ, ý thức được và rồi quyết tâm bảo vệ quyền của mình, và cuối cùng là quyết tâm xây dựng một xã hội tốt đẹp và gìn giữ giang sơn gấm vóc cho con cháu của mình về sau. Sự thay đổi này có thể xẩy ra. Chúng ta hãy nhìn vào người dân Syria. Sau 40 năm hãi sợ trước bạo quyền, người dân Syria đã khắc phục sự sợ hãi để đứng lên đòi nhân quyền và tự do. Quân đội nã súng, hàng ngàn người ngã gục, nhưng hàng trăm ngàn người khác vẫn tiếp tục đứng lên.

Nhưng sự thay đổi khởi đầu từ đâu? Có nhiều cách và cũng đã có sẵn nhiều bài học trên thế giới trong lịch sử cận đại. Nhưng cách nào thì vẫn cùng một chân lý: nó khởi đầu với một số ít người chấp nhận gian nguy, hy sinh, thiệt thòi. Đó là đội ngũ tiên phong khởi động sự thay đổi. Cố Tổng Thống Vaclav Havel, một nghệ sĩ với dáng dấp thư sinh và tính tình nhỏ nhẹ và là người đã góp phần khởi động cuộc cách mạng nhung làm sụp đổ khối cộng sản Đông Âu và cả Liên Xô, nói về đội ngũ tiên phong ấy: “Những người ‘đối kháng’… nói hộ cho những người im lặng. Họ chấp nhận rủi ro đến mạng sống khi những người khác không dám, hoặc không thể làm.” Và Ông đã lấy triết lý “tỉ như” để chấn dân khí, khởi sự với chính mình: dù dưới sự kềm kẹp, hãy sống tỉ như đang có tự do; dù xã hội chung quanh băng hoại, hãy cư xử tỉ như đang giữa một nền văn hoá tử tế; dù số đông đang bải hoải, hãy hành động tỉ như trong lòng một dân tộc bất khuất. Và triết lý ấy, khởi đầu từ một người, đã lan ra khắp xã hội.

Xây dựng đội ngũ tiên phong tài đức với đủ bản lãnh và kinh nghiệm tập hợp và tổ chức quần chúng, để từng bước tăng trưởng nội lực của dân tộc, là mục tiêu gốc thứ hai của giai đoạn hiện nay.

Trong hoàn cảnh Việt Nam, mọi nỗ lực chấn dân khí và xây dựng đội ngũ tiên phong sẽ phải đối phó với hai trở lực lớn: từ trong là chế độ độc tài muốn dân nhu nhược để dễ thống trị và từ ngoài là chủ trương bành trướng của Trung Quốc với mục tiêu khuất phục dân ta.

Đẩy lùi trở lực từ trong và từ ngoài là mục tiêu gốc thứ ba của giai đoạn hiện nay.

Mọi nỗ lực của chúng ta, trong và ngoài nước, phải nhắm vào ba mục tiêu trên cùng một lúc. Khi dân khí mãnh liệt, khi đội ngũ tiên phong đủ tài và đức để huy động quần chúng, và trở lực giảm xuống thấp hơn so với nội lực của dân tộc và những trợ lực từ ngoài, thì lúc ấy vận hội sẽ đến cho dân tộc Việt Nam tự vượt thoát.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam

    14/10/2018Trần Ngọc VươngChúng tôi muốn góp bàn về việc nhận diện thực trạng của giới tinh hoa trong lịch sử Việt Nam và những đặc điểm của giới đó có thể trở thành chướng ngại mà chúng ta cần khắc phục trong việc hướng tới hình thành giới tinh hoa mới trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay...
  • “Khai dân trí” phải đi liền với “chấn dân khí”

    05/12/2017Cát Khuê ghiTrước hiện trạng truyền thông mạng đang nhiễu loạn với các thông tin lá cải tràn ngập, soi mói đời tư, gián tiếp và trực tiếp xúc phạm đến con người (loạt bài “Truyền thông: những chuyện không tử tế” Tuổi Trẻ), TS Bùi Văn Nam Sơn chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ...
  • Cách mạng tháng 8 và người trí thức

    02/09/2016Mai ThụcKỷ niệm 63 năm Cách mạng tháng Tám – “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” tuổi 63, người trí thức bừng tỉnh trước nền kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu diễn ra trên đất nước ta như một cơn lốc xoáy. Rất lâu rồi, bây giờ mới có những hội thảo, những chuyên đề về vai trò của trí thức. Mọi người đồng thanh xác định vị trí của trí thức trong các ngành...
  • Học từ “văn minh hóa” của người Nhật

    26/06/2016Vu GiaLãnh đạo các phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục… đều đánh giá cao sự nghiệp “văn minh hóa” của Nhật Bản, coi đó là tấm gương cho Việt Nam trong sự nghiệp khai dân trí, chấn dân khí, hướng tới cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc...
  • Dân trí và Dân khí

    22/03/2016Trần Đình HượuTrong giới lãnh đạo và giới hiểu biết ở ta hiện nay thường nói đến “dân trí”, coi đó là một giải pháp cơ bản để giải quyết tình hình. Cách nhìn nhận thực tế và hình dung cách giải quyết tuy khác nhau, nhưng đều xuất phát từ một cơ sở thực tế. Quy trách nhiệm cho “dân trí” và coi chìa khoá để giải quyết khó khăn là “khai dân trí” cũng là chỗ được nhất trí rộng rãi...
  • Phan Châu Trinh *)

    22/03/2016Nhà văn Thiếu SơnCụ sống vỏn vẹn có 54 năm nhưng đời cụ ngang tàng, phong phú mà những người sống lâu hơn cụ không thể nào có được. Bởi vị cụ đã gắn liền đời cụ vào đời sống của đất nước quê hương. Cụ là ở những số nhân vật lịch sử nếu không phải là những người làm nên lịch sử...
  • Giáo dục: Cần một triết l‎ý

    10/09/2015Dương Trung QuốcCông cuộc Đổi mới bắt đầu bằng yêu cầu “đổi mới tư duy”. Lẽ ra, giáo dục phải là người dẫn đường thì dường như nó lẽo đẽo bị cuốn theo... Phải chăng, vì giáo dục chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập hay vì nó đã xa rời cái triết l‎ý đã từng khởi động công cuộc Duy Tân cách đây một thế kỷ?
  • Duy tân?

    13/08/2014Phan Thanh MinhTheo Hán Việt từ điển, học giả Đào Duy Anh giải thích “duy tân”: điều gì cũng sửa lại mới (réformer). Sau này, nhà Hán – Nôm học Phan Văn Các bằng phương pháp thu thập các từ tố và từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại đã biên soạn cuốn từ điển Từ điển từ Hán Việt đã giải thích “duy tân”: cải lương theo cái mới (động từ)...
  • “Phan Châu Trinh hiện đại một cách lạ lùng!”

    24/03/2014Anh Kiệt thực hiệnNgay trong lúc bị thực dân Pháp cai trị, một quốc tang độc nhất vô nhị được nhân dân cả nước đồng loạt tổ chức. Học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị, 100.000 người Sài Gòn xuống đường đưa tang...
  • Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng

    12/05/2012Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Giáo dục, sản phẩm bị động hay tác giả chủ động?

    16/09/2006Nguyên NgọcNhân ý kiến về bệnh thành tích trong giáo dục do ông Bộ trưởng mới của Bộ nêu ra, nguyên nhân của nó, cách chữa trị, tôi muốn đề nghị ta thử thảo luận cho đến nơi đến chốn chuyện này xem sao. Có thể sẽ vỡ ra được một lẽ phải lớn nào ở đây chăng?
  • "Trí thức không được phép thiếu tri thức"

    05/06/2006Trịnh TúKhi còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, có một dịp được trò chuyện với ông, tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe ông tâm sự: "Vốn liếng tri thức của mình chẳng được là bao, ngày càng thấy mình nhiều lỗ hổng quá!". Khi đó ông đang được đánh giá như một người tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ VN. Bây giờ nghe nói ông làm Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà XB Tri Thức, tôi lại tìm đến ông để được nghe ông nói tiếp câu chuyện này.
  • Phan Châu Trinh toàn tập

    05/10/2005Bộ sách “Phan Châu Trinh tòan tập” vừa ra mắt nhân dịp giỗ lần thứ 79 ngày mất của nhà chí sĩ họ Phan (24-3-2005). Hội khoa học lịch sử VN, trực tiếp là giáo sư Chương Thâu, nhà sử học Dương Trung Quốc và bà Phan Thị Minh - hậu duệ của cụ Phan Châu Trinh - đã sưu tập tòan bộ trước tác của cụ Phan và lần đầu tiên công bố đầy đủ nhất trong ba tập sách với tổng cộng hơn 2000 trang in khổ lớn...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Tính cập nhật kỳ lạ của một tư tưởng lớn

    19/07/2005Nguyên NgọcLà người đứng đầu phong trào Duy Tân, Phan Châu Trinh đã nêu ba nội dung cơ bản của phong trào duy tân: Dân trí, Dân khí, và Dân sinh. Ba nội dung đó gắn liền với nhau, nhưng như ta có thể thấy ngay trong cách sắp xếp vấn đề, chìa khoá là dân trí. Ông cho dân trí là quyết định hàng đầu...
  • xem toàn bộ