Bàn về tính hợp quần xã hội

02:44 CH @ Thứ Tư - 02 Tháng Hai, 2011

Triết gia Nga S.L Frank (1877-1950) là người đã đưa ra khái niệm “tính hợpquần”(sobornost) như là cơ sở tinh thần của xã hội. Theo ông thì tính hợp quần nằm trong bản chất xã hội của con người vì con người không chỉ là cái “tôi” đối lập với cái “ không phải tôi” như thế giới khách thể. Con người còn có đại từ ngôi thứ hai “anh, chị”, “các anh/ các chị” để chỉ những thực tế mà cái “tôi” xem là đồng đẳng với mình và hợp nhất với mình trong đại từ “chúng ta”.

Tính hợp quần gắn với con người từ lúc sinh ra trong vòng tay âu yếm của người mẹ. Nó bộc lộ ra trong mỗi giao tiếp của con người trong xã hội. Thiếu nó thì một cuộc trao đổi thoáng qua giữa con người tình cờ gặp gỡ cũng không thể có được. Nó hiện diện ngay cả trong động thái giao dịch mua bán lạnh lùng “ tiền trao cháo múc” : Không cuộc mua bán nào khả dĩ nào giữa người muavà người bán không cảm nhận được một mối liên kết nội tại nào đó gắn kết họ với nhau trong sự tin cậy nhất định. Một đạo quân về hình thức được tổ chức từ những con người tứ xứ hợp lại thông qua hình thức kỷ luật sắt của nhà binh.Nhưng chảng có kỷ luật quân sự nghiêm khắc nào tạo ra một đội quân có sức chiến đấu, nếu các binh sĩ không gắn kết với nhau bởi tình đoàn kết trong nội tâm, không ý thức trực giác bản thân mình là những thành viên của một dân tộc. Tính hợp quần được gia tăng bền vững hơn nhờ hoàn cảnh dùng chung ngôn ngữ là tài sản là những tài sản văn hoá hình thành từ cuộc sống chung dài lâu qua nhiều thế hệ. Có thể khẳng định rằng tính hợp quần hiện diện trong mọi quan hệ con ngườiở những cấp độ khác nhau.

Thế nhưng xã hội cũng không phải đơn thuần là một khối đồng nhất trong đại từ “chúng ta”. Xã hội có một phương diện khác nữa: nó là tập hợp của những cái” tôi” cấu thành cái” chúng ta”. Mỗi cái “tôi” là một bản ngã mang tính thiêng liêng tự thân, thể hiện trong sự khẳng định: con người phải được tôn trọng như mục đích, chứ không bao giờ được xem như phương tiện. Tính hợp quần tạo ra nội dung sinh động cho cuộc sống cá nhân nhưng không hạn chế và đối lập với tự do cá nhân. Nó tựa như chất dinh dưỡng tạo nên sự phong phú cho cuộc sống cá nhân. làm giàu tính hợp quần trong cuộc sống của một cá nhân, như việc ở tù hay sự xa cách với người thân, đều được cá nhân ấy cảm nhận như sự thiếu đầy đủ của cuộc sống.

Theo Frank, tính hợp quần không phải là một giá trị đạo đức mà ý chí con người tự thiết lập cho mình như một lý tưởng. Nó đơn thuần thể hiện bản chất xã hội của con người. Cái” chúng ta” vì vậy cũng rất cụ thể và có bản sắc riêng giống như mỗi cái “ tôi” có bản sắc riêng vậy. Tính hợp quần xác định bản sắc một xã hội ở thời điểm hiện tại chứa đựng những yếu tố siêu thời gian trong chiều sâu của nó. Ký ức về cuộc sống chung của tổ tiên, trong quá khứ những trang sử vinh quang hay tủi nhục, những kỳ vọng tương lai … tất cả đều có sực mạnh chi phối tính hợp quần của xã hội hiện tại. Xã hội con người đã được nhiều nhà tư tưởng cổ đại ví như một cơ thể sống tuân theo những quy luật nhất định. Các quy luật xã hội về bản chất khác hẳn với các quy luật thường nghiệm của thế giới tự nhiên, như các quy luật vật lý chẳng hạn : các quy luật vật lý không thể bị vi phạm, nhưng quy luật xã hội luôn bị con người vi phạm và phải chịu trừng phạt vì những vi phạm ấy. Vấn đề nằm ở chỗ các thành viên xã hội là những con người cá nhân có tự do ý chí trong một xã hội nào đó. Thí dụ như cơ thể con người cần được nuôi dưỡng bằng những thức ăn bổ dưỡng để duy trì sự sống điều này có ý nghĩa như một quy luật. Thế nhưng con người luôn vi phạm quy luật này, do thiếu nhận thức hay do hoàn cảnh bó buộc, và phải chịu sự trừng phạt vì sự vi phạm ấy dưới hình thức các bệnh tật khác nhau.

Tương tự như vậy các nhóm người trong một xã hội nhất định vì những lý do khác nhau có thể vi phạm các quy luật xã hội dẫn đến nhứng bất ổn đe doạ sự tồn vong của xã hội. Lịch sử nhân loại cho thấy sự thăng trầm của xã hội với biết bao đa dạng. Sự sụp đổ của đế chế La mã với nền văn minh rực rỡ trước những tộc người đang còn ở trong trạng thái dã man là một thí dụ đầy ấn tượng. Một xã hội trong trạng thái chuẩn mực là khi tính hợp quần của xã hội và các quyền tự do cho cá nhân được duy trì một cách hài hoà, các cá nhân có được điều kiệ tự do để phát triển bản ngã của mình, các cá nhân xuất chúng thông qua hoạt động sáng tạo phục vụ cho cộng đồng khiến cho tính hợp quần xã hội được nâng cao về văn hoá. Mọi ách chuyên chế dù là chuyên chế độc tài, chuyên chế tập đoàn hay chuyên chế đám đông, đều ngăn trở con người cá nhân phát triển bản ngã và vì vậy mà làm suy yếu bản chất văn hoá của tính hợp quần. Kết quả tính hợp quần bị suy đổi thành tích bày đàn do cộng đồng không có giới tinh hoa để duy trì văn hoá đỉnh cao.

Trong giới tri thức Nga thế kỷ 19 đã xuất hiện chủ nghĩa dân tuý tôn thờ nhân dân như thượng đế. Họ phân chia nhân dân thành hai nhóm đối kháng : đại đa số nhân dân là những người lao động lương thiện, một thiểu số xấu xa là bọn áp bức, bóc lột nhân dân. Một vài danh nhân quá nổi tiếng như Nguyễn Du được nhận về phe ta do những câu thơ bất hủ đầy tính người của ông. Sự gượng gạo này khiến một số người muốn đề cao các nhà thơ yêu nước gần gũi với nhân dân lao động hơn như Nguyễn Đình Chiểu và đời dành cho Nguyễn Đình Chiểu một địa vị cao hơn nguyễn Du. Ảnh hưởng dân tuý này trong điều kiện mấy chục năm chiến tranh khiến cho dư luận xã hội không ý thức được tầm quan trọng của cái tài năng cá nhân và đề cao quá mực sức mạnh tập thể. Người ta đã kêu gọi “ công nông hoá trí thức”, phê phán mọi lối sống khác biệt với đám đông. Các kiểu cách sống mà bây giờ người ta nuối tiếc như những nét “thanh lịch tràng An “ đã một thời bị miệt thị như các kiểu cách “ tiểu tư sản “, mọi người được khuyến cáo cần phải từ bỏ những kiểu cách ấy để “ công nông hoá tác phong sinh hoạt “. Thời đó chẳng ai nhắc tới câu nói “ hiền tài là nguyên khí quốc gia” vì nghe có vẻ đề cao vai trò cá nhân nhiều quá. Người ta hay nhắc tới các danh ngôn khác không có cá nhân nào là không thể thay thế, ba anh thợ may có thể thay một Gia cát Lượng. Tài năng cá nhân được đánh giá theo chuẩn mực duy lợi thô thiển: chỉ những tài năng nào đem lại lợi ích cụ thể trước mắt cho mọi người mới được tôn vinh. Việc tạo điều kiện cho tài năng cá nhân phát triển được xem là “ không công bằng”, việc nâng cao trình độ chuyên môn được thực hiện theo cách “ cào bằng”, mỗi người hưởng một tí. Lẽ dĩ nhiên việc cào bằng cũng không thể nào thực hiện được một cách trọn vẹn : bọn đạo đức giả, bọn hám danh lợi, lũ nịnh hót luôn biết cách xông lên trước và ngoi lên trên trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy mà các biện pháp cào bằng cũng không xoá đi được sự bất bình đẳng trên thực tế.

Từ thời đổi mới những áp lực như thế lặng lẽ suy giảm dần một cách tự phát dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường nhưng chưa bao giờ được phê phán chính thức như những áp đạt gây tổn hại cho xã hội. Sự áp đặt quyền uy thời bao cấp nhường chỗ cho sự áp đặt tự phát của sức mạnh đồng tiền. Tuy nhiên do các áp đặt quyền uy thời bao cấp chưa bao giờ bị phê phán đầy đủ nên trong nhiều trường hợp nó kết hợp được với sức mạnh áp chế của đồng tiền. Sự xuống cấp văn hoá của xã hội vì vậy chịu tác động kép khiến cho các danh hiệu biểu trưng của tinh hoa xã hội trở thành một thứ có thể mua bán được. Sự xuất sắc của một Ngô bảo Châu ( mà tài năng không phải do giới khoa học Việt Nam vun đắp lên ) cũng không cứu nổi tình cảnh thảm hại của giới khoa học nước nhà với những vụ bê bối đạo đức xảy ra liên tục. Một đại lễ ngàn năm Thăng Long hoành tráng lại có biết bao sự cố phơi bày tình cảnh suy đổi văn hoá của một đám đông không có tinh hoa.

Một khi văn hoá đã suy đổi thì tính hợp quần cũng bị xói mòn và cơ sở tinh thần của xã hội cũng bị lung lay. Tính hợp quần bị tổn hại thì các thành viên xã hội mất niềm tin vào nhau, các hoạt động xã hội do dó không còn có thể vận hành bình thường được nữa. Đó chính là căn nguyên các bệnh hoạn xã hội bộc lộ ra thiên hình vạn trạng khiến cho những người yêu nước phải đau lòng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí tuệ cộng đồng: Chìa khoá vào kinh tế tri thức

    19/07/2019Hoàng TuỵĐứng trước một thế giới đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, nhiều người lạc quan tin tưởng như thể chúng ta sắp bức vào một sân chơi mới, ở đó tài trí người Việt Nam sẽ phát huy được hết ưu thế. Ngược với xu hướng này cũng có ý kiến dè dặt, cảnh báo rằng sự hăng hái đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức...
  • Cá nhân và cộng đồng

    02/05/2019Người ta khuyên chúng tôi hãy phát triển mình như những cá nhân, bồi dưỡng những phẩm chất riêng của mình, và đẩy mạnh an sinh cá nhân. Ở đây không có một xung đột giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân sao? Cái nào phải được ưu tiên – cá nhân hay quốc gia?
  • Cảnh báo xã hội

    19/04/2018Nguyễn Tất ThịnhMôi trường xã hội nếu: Dân trí thấp, Lãnh đạo tồi; Khép kín/ lạc hậu, Đạo lý/ Chuẩn mực hỏng, Tâm lý/ lối sống cực đoan...
  • Các Giới trong Xã hội và sự tương tác phát triển

    30/10/2017Nguyễn Tất ThịnhChúng ta đã ở trình độ hiểu biết cao hơn, lại có quá nhiều thông tin, sự kiện chính trị / kinh tế / xã hội trong và ngoài nước để có được chính kiến, cách nhìn nhận đánh giá về các Giới trong đó và tư cách , năng lực của những người thuộc Giới của họ…Bản thân điều này tạo nên một thế năng / động năng lớn lao tạo nên sự thay đổi tích cực của xã hội ..
  • Con người và xã hội đương đại với những khủng hoảng

    23/10/2017Châu Huệ MinhChưa bao giờ nhân loại lại phải đương đầu với lắm tệ nạn xã hội, và hiện trạng phức tạp như ngày nay. Hằng ngày có không biết bao nhiêu cảnh tượng đau lòng khủng khiếp, xấu xa bại hoại diễn ra trên thế giới và trong xã hội mà chúng ta hoặc chứng kiến hoặc được báo chí truyền hình đã truyền tin đăng tải...
  • Làm gì để phát triển cá nhân và Tổ quốc?

    24/07/2017Huy NguyễnTôi đã đọc qua những bài viết và nhận định của bạn đọc trên VnExpress về cách định hướng cho tương lai của mình. Phần đông có khuynh hướng thiên về cách làm ra tiền dựa trên nền tảng đột phá cá nhân trong kinh doanh, hơn là căn cứ vào kiến thức phổ quát theo nguyên lý người Việt thà làm chủ hơn làm công...
  • Ý thức và trách nhiệm ở xã hội Mỹ

    12/11/2016Mèo ConCó ý thức thì sẽ có trách nhiệm, mà trách nhiệm thì có liên quan đến pháp luật. Tôi muốn chia sẻ với quý độc giả về ý thức và trách nhiệm ở một góc cạnh liên quan tới những sinh hoạt hằng ngày của một người sống bình thường trên nước Mỹ...
  • Xã hội khôn ngoan biết khai thác tốt tài nguyên tinh thần

    06/07/2016Hoàng Hường thực hiệnXã hội khôn ngoan, sáng suốt, nhân văn thì biết bảo tồn, nâng niu, khai thác triệt để nguồn tài nguyên vô giá của dân tộc mình và của cả nhân loại để làm giàu cho tâm hồn và cuộc sống của mình. Nếu không, thì mỗi con người, thậm chí là cả dân tộc chỉ tồn tại vơ váo đứt đoạn trên thế gian này.
  • Sự ích kỷ đang lớn dần trong xã hội

    20/05/2016Quốc NamThiện ác có thể xoay chuyển trong gang tấc, nhưng sự vô cảm, từ chối các trách nhiệm tương quan mới khiến chúng ta trở thành người đứng ngoài thơ ơ trước tất cả những vận động của cuộc sống.
  • Biểu hiện của suy thoái đạo đức xã hội

    13/04/2016TS Xã hội học Nguyễn Đức TruyềnKhi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình thức…
  • Xây dựng cộng đồng doanh nhân

    12/10/2015Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc InvestConsult GroupChúng tôi cho rằng vị trí của doanh nhân đã được nâng lên đáng kể nhưng chưa tương xứng với vai trò của họ đối với sự phát triển của đất nước. Hiện nay, trong suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ của xã hội, doanh nhân vẫn không được coi trọng, vẫn bị coi là những kẻ bóc lột, doanh nghiệp tư nhân dường như vẫn còn mặc cảm tự ti trong quan hệ với doanh nghiệp nhà nước, với các cơ quan của nhà nước...
  • Vốn xã hội: Gây vốn từ đâu?

    27/07/2015Nguyễn Ngọc BíchỞ đây xin nêu nên một yếu tố gây dựng vốn xã hội khác quan trọng hơn so với luật pháp. Yếu tố tôi nêu lên ở đây là đạo đức...
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Nhận Dạng một Cộng Đồng

    15/05/2015Nguyễn Tất ThịnhNếu mạnh dạn nhìn vào điểm xấu thì như uống thuốc Kháng sinh (không thích, nhưng cần thiết). Tôi liệt kê sơ nhận xét của mình về 10 phương diện lớn của một Cộng Đồng Việt Nam…(mỗi phương diện gắn tạm với 3 dấu hiệu chính…được gọi bằng chính cách nói của Cộng Đồng, mang tính hình ảnh và liên tưởng…)
  • Bản chất tương tác xã hội của giá trị

    28/07/2014Tiến sĩ Ngô Tự LậpCuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 buộc các nhà kinh tế phải xem xét lại các lý thuyết của mình. Trong đó điều đầu tiên cần xem xét lại chính là lý thuyết về giá trị, và cùng với nó là câu hỏi lớn nhất của kinh tế học: Lợi nhuận đến từ đâu, cái gì làm cho nền kinh tế lại tăng trưởng ?
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt

    16/05/2014Clip nữ sinh bạo lực khuấy động dư luận. Nhiều người sửng sốt vì tình trạng bạo lực học đường. Nhiều người khác giật mình chất vấn giáo dục, xã hội. Trong khi đó, nhà nghiên cứu văn hoá Vương Trí Nhàn cho rằng: Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt mà ta không tự thấy.
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Về vấn đề mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay

    03/05/2014PGS, PTS. Nguyễn Tấn HùngHạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề luôn được quan tâm trong lịch sử triết học. Bài viết điểm qua các quan niệm trong lịch sử triết học - cả phương Đông và phương Tây - về vấn đề quan trọng này. Thông qua cách nhìn mácxít về hạnh phúc, bài viết xác định một vài vấn đề đang đặt ra trong xã hội ta hiện nay...
  • Nhận dạng con người để xây dựng xã hội

    13/02/2014Nguyễn Tất ThịnhVới mỗi người ‘Lớp trên’ của họ thế nào thì ‘Tầng đáy’ thế ấy! XH tạo ra họ là Cái Ao hay Đại Dương? Tôi quan sát và thấy rằng những kẻ trong đó đều là đang thế hoặc theo đuổi cái việc được ăn trên ngồi chốc trên đầu chúng sinh – theo cách chúng quan niệm là ‘hơn người’. Bằng cách ấy, họ chiếm chỗ và thuộc một phần của giới có Quyền, có Học, có Tiền... Nhận dạng ra chúng cũng là cách suy nghĩ về việc tạo ra một xã hội để chỉ nảy nở ra những điều đáng được mọi người tụng ca...
  • Đôi điều về quy luật phát triển của xã hội

    13/01/2014Nguyễn Văn ChiểnAi cũng biết trên thế giới ngày nay giàu mạnh nhất là 7 nước tư bản phát triển nhất mà người ta quen gọi là G.7. Vậy các nước ấy đã qua con đường phát triển như thế nào mà họ đạt được trình độ cao như vậy? Liệu các nước khác có hy vọng đuổi kịp trình độ phát triển của họ không?
  • Vấn đề là chủ nghĩa xã hội hiện đại chứ không phải chủ nghĩa xã hội cổ điển

    05/08/2010TS. Hồ Bá ThâmSuốt nửa thế kỷ 19 và cả thế kỷ 20, rồi đầu thế kỷ 21 này việc các lực lượng xã hội tiến bộ luôn luôn tìm hiểu, tìm kiếm và tranh luận với các ý kiến hay các xu hướng khác nhau về CNXH vẫn chưa kết thúc và còn lâu mới kết thúc khi chưa có nước nào ở trình độ TBCN phát triển cao tiến lên CNXH, hoặc đến khi CNXH đã hoàn toàn được xây dựng thành công...
  • Tự do cá nhân và quyền lực công cộng

    24/06/2010Cụ HinhCái tháp quyền lực ngàn xưa ở xứ Đông đem đối lập quyền lực công cộng, tạm gọi như vậy, với tự do cá nhân. Đây là một câu chuyện để phải tư duy.
  • Sa sút đạo đức, nỗi đau xã hội

    13/06/2010Tương LaiNhững clip video của những tay quay không chuyên nghiệp được tung lên mạng về “nữ sinh đánh nhau” đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Và rồi các báo liên tục đưa tin về bạo lực học đường: Một học sinh lớp 10 dễ dàng đâm chết bạn với một con dao thủ sẵn trong cặp sách vở.
  • Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ

    26/02/2010Trần Đức Nguyên - Trần Việt PhươngHơn 50 năm nay, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” đã trở nên quen thuộc với đông đảo nhân dân ta. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức về chủ nghĩa xã hội đã có những thay đổi quan trọng, song chưa phải mọi vấn đề đã được giải đáp rõ ràng, phù hợp với cuộc sống thực tế.
  • Trách nhiệm xã hội của đại học

    12/11/2009Cao Huy ThuầnĐồng thời với chúng tôi hồi đó, tại mẫu quốc, các cậu bé của nước Đệ Tam Cộng Hòa Pháp được dạy để làm công dân dưới mái trường mà mỗi giáo viên tiểu học là một người lính tiền phong chống lại giáo dục của Nhà Thờ ngự trị qua bao thế kỷ.
  • Xã hội dân sự?

    26/10/2009Cao Huy ThuầnGiữa Nhà nước tham nhũng với xã hội dân sự vô đạo đức, liên hệ nhân quả xoáy vòng tròn, đây là nhân mà đây cũng là quả, cái này cắt nghĩa cái kia và ngược lại. Thì cũng vậy giữa Nhà nước dân chủ và xã hội dân sự dân chủ: chỉ một Nhà nước dân chủ mới tạo ra được một xã hội dân sự dân chủ; chỉ một xã hội dân sự dân chủ mới tạo ra được một Nhà nước dân chủ.
  • "Mọi xã hội đều sẽ bị tàn lụi"

    23/09/2009P.V Hubertus Breuer - Xuân Hoài dịchNhà nghiên cứu lịch sử thời Trung cổ Johannes Fried cho rằng, chưa bao giờ khả năng tự hủy diệt của con người lại to lớn như hiện tại, và từ những nền văn minh sẽ bị lụi tàn là cơ hội cho các dân tộc vươn lên đầy sức sống.
  • Bàn về tính đồng thuận xã hội

    17/09/2009Nguyễn Trần BạtĐồng thuận xã hội luôn là mục tiêu của bất kỳ nhà nước, bất kỳ chính thể nào. Đồng thuận xã hội trước hết và quan trọng nhất phải là kết quả của sự đồng thuận về nhận thức. Trong thời đại ngày nay, khi hợp tác trở thành nội dung triết học cơ bản của đời sống hiện đại, đồng thuận trở thành lý thuyết về tầm nhìn trong xây dựng cấu trúc xã hội tương lai. Đồng thuận xã hội là sự tự giác thống nhất về cả ba mặt kinh tế, chính trị, văn hoá...
  • Triết lý chính trị- xã hội & pháp luật

    13/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCó thể nói quá trình phát triển của loại hình triết học chính trị, xã hội và pháp lý theo truyền thống văn minh phương Tây đã bặt nguồn từ thời Plato. Ngay từ thời đại ấy, các triết gia đã tìm cách xác định bản chất và ý nghĩa của những gì được gọi là xã hội tốt đẹp, nhà nước và xã hội mẫu mực phải có những đặc điểm gì...
  • Chế độ xã hội với trí thức

    03/07/2009Nguyễn Ngọc LanhMỗi chế độ xã hội đều có tầng lớp lao động trí óc của mình với tiêu chuẩn và tên gọi riêng. Nói một cách danh chính và chặt chẽ, trí thức đúng nghĩa chỉ xuất hiện trong những xã hội đã có dân chủ, tự do; nhất là tự do báo chí. Cách mạng tư sản Pháp thành công năm 1789, nhưng hơn một thế kỷ sau mới ra đời từ trí thức; chính là vì phải đợi cho tự do, dân chủ phát triển đạt yêu cầu. Nhưng ở thế kỷ XX, nhiều nước châu Á tuy rất nặng căn phong kiến mà chỉ cần vài thập niên đã có đủ dân chủ, tự do để trí thức “đúng nghĩa” xuất hiện. Thế ký XXI hẳn phải nhanh hơn nữa.
  • Những điều xã hội không mong muốn

    28/06/2009Bùi Tiến QuýThấu hiểu sâu sắc những điều xã hội không mong muốn để tránh xa hoặc để khắc phục là việc làm có giá trị xã hội rất lớn lao, không thua kém gì thấu hiểu sâu sắc những điều xã hội mong muốn để phấn đấu thực hiện tốt.
  • Giải phẫu cái tự ngã: cá nhân chọi với xã hội

    16/05/2009Takeo DoiVới những ai mong muốn có được những phát hiện mới mẻ về quan hệ giữa nghiên cứu tâm lý học và văn hóa, quan hệ giữa ngôn ngữ và tâm trí, cũng như giữa người Mỹ và người Nhật, cuốn sách này rất cần thiết. Ts. Doi đã cho chúng ta một đặc ân khi viết nó.
  • Xã hội công dân và xã hội dân sự: từ Arixtot đến Hêghen

    08/05/2009Trần Tuấn PhongBài viết phân tích tư tưởng của Arixtốt về cộng đồng chính trị - một khái niệm được coi là khởi thuỷ của khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sự sau này. Đồng thời, phân tích tư tưởng về xã hội dân sự trong thời cận đại qua một số đại biểu điển hình. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ sự kế thừa và phát triển của Hêghen đối với quan điểm của Arixtốt về xã hội công dân.
  • Các mạng xã hội ảo lý tưởng dành cho giới trẻ

    22/04/2009Phạm Thế Quang HuyGiới trẻ có lẽ không còn lạ lẫm gì với mạng xã hội ảo và tác động của nó đến xã hội thực tại. Tuy nhiên, trong khi các mạng xã hội ảo ngày càng phát triển, nhiều sinh viên lại không biết cách khai thác nguồn tài nguyên thông tin từ các mạng xã hội này.
  • Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội

    05/02/2009GS. Tương LaiNhân dân là đồng tác giả của Đổi Mới. Đối diện với những thách thức gay gắt của thời cuộc khi bước vào năm 2009 với những khó khăn dồn dập thì dựa vững vào dân, khoan thư sức dân đi liền với động viên nguồn lực vô tận trong dân bằng lắng nghe ý chí và nguyện vọng của dân là nhân tố quyết định của việc vượt qua khó khăn để bứt lên.
  • Chia sẻ về sự phát triển của một cộng đồng, xã hội, dân tộc

    03/02/2009Nguyễn Tất ThịnhĐã có rất nhiều tác giả, các bài viết về văn hóa của một cộng đồng, dân tộc hay xã hội. Ở đây tôi đi sâu chú giải theo cách nhìn khác: những điều cơ bản nhất làm nên nền văn hóa đó, được hình thành, tích lũy và phát triển theo suốt chiều dài của mỗi Cộng đồng/ Dân tộc/ Xã hội...
  • Doanh nhân cộng đồng, họ là ai?

    13/06/2007Hoàng Cửu LongCác nhà tỉ phú trên thế giới ngày càng hướng vào các hoạtđộng từ thiện.Họ là doanh nhân nhưng khôngbó gọn trong sản xuất, kinh doanh mà hướng tớilợi íchcộng đồng. Người tagọi họ là "Doanh nhâncộng đồng”...
  • Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    28/11/2006Phạm Văn ĐứcNhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • xem toàn bộ