Đôi điều về quy luật phát triển của xã hội

07:08 CH @ Thứ Hai - 13 Tháng Giêng, 2014

Xem thêm:


Ai cũng biết trên thế giới ngày nay giàu mạnh nhất là 7 nước tư bản phát triển nhất mà người ta quen gọi là G.7. Vậy các nước ấy đã qua con đường phát triển như thế nào mà họ đạt được trình độ cao như vậy? Liệu các nước khác có hy vọng đuổi kịp trình độ phát triển của họ không?

Trừ Hoa Kỳ và Canada có lịch sử phát triển đặc biệt, năm nước khác đều đã trải qua các giai đoạn phát triển bình thường của xã hội loài người: nước Ý đã từng trải qua chế độ nô lệ, tiếp theo là chế độ phong kiến cát cứ, đến chế độ tập trung. Anh, Pháp cũng đã qua chế độ phong kiến cát cứ mới đến phong kiến tập quyền. Ở các nước đó cũng như ở Đức, chủ nghĩa tư bản phát triển khá sớm ngay trong lòng của chế độphong kiến, nhưng muốn giành được chính quyền, giai cấp tư sản đều phải trải qua các cuộc cách mạng: cuộc cách mạng 1640 ơ Anh và cách mạng 1789 ở Pháp. Còn ở Ý và Đức chế độ quân chủ cũng chỉ sụp đổ sau khi các nước đó thua trận, năm 1919 ở Đức và 1945 ở Ý. Còn ở Nhật, chính Nhật hoàng đã mở cửa giao thương với nước ngoài để công nghiệp và giai cấp tư sản phát tiển và biến nước Nhật thành một cường quốc, thế nhưng ở đó cũng như ơ Anh mặc dầu chính quyền đã nằm trong tay giai cấp tư sản, nhà vua vẫn nắm vai trò tượng trưng. Còn ở Hoa Kỳ và Canada, sau khi thoát khỏi sự khống chế của chính quốc, chủ nghĩa tự do phát triển trên một miền đất mới rộng lớn lại không trực tiếp bị chiến tranh tàn phá nên đạt được những đỉnh cao nhất.

10/8/1792 Công xã Paris - Bạo loạn tại cung điện Tuileries. Sau đó quyền lực của triều đình bị đình chỉ và mở đường chấm dứt nền Quân chủ, lập ra nền Cộng hòa Pháp.

Còn tại sao trong lòng của chế độ phong kiến tập quyền Trung Quốc, giai cấp tư sản lại không phát triển được? Bởi vì khác hẳn với Nhật hoàng, các hoàng đế Trung Hoa tự coi mình là trung tâm của thế giới, chung quanh đều là man di, không chịu cử người đi học hỏi các nước phương Tây. Mặc dầu Quang Tự đã có lúc nghe Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi làm biến pháp nhưng đã bị Từ Hi làm thất bại vì quyền lợi ích kỷ của mình. Ở nước ta, các vua cũng theo đúng mô hình của thiên triều, bao nhiêu thợ giỏi đều bắt vào kinh để phục vụ cho vua, cho nên nghề nghiệp không phát triển được. Đến khi có họa xâm lược của phương Tây, chính Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị nhà vua cử người đi học kỹ thuật phương Tây, nhưng vua Tự Đức vẫn không thoát khỏi ảnh hưởng của hủ nho, nên cho tới khi Pháp sang đô hộ, cả nước ta không có được một nhà tư sản nào! Trong ngót trăm năm cai trị nước ta, do sự kìm hãm của thực dân Pháp, giai cấp tư sản nước ta cũng không ra đời được, nên ta chỉ biết đến tên tuổi của rất ít người như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà!

Một câu hỏi:Tại sao cũng dưới chế độ quân chủ chuyên chế mà ở phương Tây giai cấp tư sản lại có thể ra đời được? Bởi vì từ thế kỷ 15, dưới thời Phục Hưng, sau hơn nghìn năm chìm đắm trong đêm trường của Trung đại, khoa học và nghệ thuật của cổ Hy Lạp - La Mã được phục hồi, chủ nghĩa tư bản cũng ra đời từ đó. Quyền lợi của nhà vua cũng gắn liền với sự phát triển của công thương nghiệp. Chính vua Tây Ban Nha đã cấp cho C. Côlông ba chiếc thuyền lớn để tới Ấn Độ từ phía Tây và đã phát hiện ra châu Mỹ rồi từ đó chiếm hữu các thuộc địa. Một ông vua độc đoán như Lu-i XIV cũng ra sức khuyến khích phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và chiếm lĩnh thuộc địa vì quyền lợi ngai vàng của mình. Vì vậy mà trong lòng của chủ nghĩa phong kiến phương Tây, chủ nghĩa tư bản có thể ra đời được.


Vậy trong lòng của chủ nghĩa tư bản đã có mầm mống của chủ nghĩa xã hội không? Có thể nói trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân bị bóc lột thậm tệ: công nhân phải làm việc tới trên 10 giờ một ngày trong những điều kiện tồi tệ. Chính vì vậy mà trong thế kỷ 19 các phong trào công nhân lên mạnh đòi cải thiện các điều kiện làm việc. Mạnh mẽ nhất là Tuyên ngôn của Đảng cộng sản cho rằng giai cấp tư sản đã đẻ ra giai cấp công nhân thì giai cấp công nhân sẽ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Năm 1917, Lênin đã lật đổ chế độ Nga hoàng và vội vàng thiết lập chế độ cộng sản thời chiến. nhưng sau nhận thấy sai lầm của mình, ông coi "chính sách đó là ngu xuẩn và tự sát" và tìm đường để chuyển từ "quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa" sang chủ nghĩa xã hội là xây dựng chủ nghĩa tư bản nhà nước. Đó là chính sách tân kinh tế NEP, trong giai đoạn đó Lênin nêu ra khẩu hiệu: Mọi người hãy làm giàu. Nhờ NEP mà nền kinh tế Liên Xô đã được phục hồi. Thế nhưng từ 1928 Stalin đã từ bỏ NEP và xúc tiến xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cưỡng bức nông dân hợp tác hóa và xây dựng nền kinh tế tập trung quan liêu cao độ. Mặc dầu với chính sách đó Liên Xô đã mau chóng xây dựng được nền công nghiệp nặng và nền quốc phòng hùng hậu, thế nhưng vì thiếu động lực nên năng suất lao động giảm sút dần. Đến những năm 80, khủng hoảng đã tới mức nông dân là người sản xuất ra thịt sữa những phải lên thành phố hoặc thủ đô để xếp hàng mua thịt sữa! Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sụp đổ của chế độ vào năm 1991. Trong khi đó, đối diện với "phe xã hội chủ nghĩa" chủ nghĩa tư bản vẫn phát triển nhờ "sự điều chỉnh" và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật như vũ bão. Một phần của những lợi nhuận kếch xù nhà tư bản thu được, phải dành cho phúc lợi xã hội. Khi sang Pháp năm 1980, vào nhà ăn của một trường đại học, tôi thấy các giá sư và sinh viên cùng ăn một số món ăn như nhau, nhưng sinh viên chỉ trả một nửa tiền. Công nhân chỉ làm việc 35 giờ một tuần, khi thất nghiệp được phụ cấp hàng tháng đủ sống. Tôi quen một cô đỡ về hưu, lương hưu trí của bà ta cũng bằng lương nhân viên sứ quán của ta. Bà có một thẻ lĩnh lương điện tử hàng tháng chỉ ra bưu điện, ấn thẻ vào một khe thì ở cửa bên cạnh tiền lương của bà được trả đầy đủ. Vì không còn con cái, bà được vào nhà dương lão, ở đó bà có phòng riêng và được chăm sóc ăn uống và y tế chu đáo. Hơn nữa, hàng tháng bà còn nhận được phiếu đi du lịch với giá hạ. Các bạn ở Canada cho tôi biết ở đó chế độ phúc lợi xã hội còn tốt hơn. Tôi nghĩ rằng đó là những mầm mống của chủ nghĩa xã hội trong lòng chủ nghĩa tư bản phát triển.

Mỗi xã hội có quy luật phát tiển của nó, theo Mác thì quan hệ sản xuất phải luôn luôn phù hợp với lực lượng sản xuất. Chúng ta đã có kinh nghiệm đau đớn về điều này: trước đây khi ở nông thôn miền Bắc lực lượng sản xuất vẫn là con trâu đi trước, cái cày đi sau nhưng do chủ quan nóng vội, ta đã thúc đẩy chuyển nhanh từ tổ đổi công sang hợp tác xã cấp thấp rồi lại vội chuyển sang hợp tác xã nông nghiệp bậc cao, nhập nhiều máy cày thậm chí cả máy gặt đập để trang bị cho các hợp tác xã đó, hậu quả là máy thì bị bỏ gỉ, xã viên chỉ thu được hai lạng thóc cho một công lao động. Nhận rõ bệnh nóng vội chủ quan duy ý chí, ta đã có chính sách đổi mới, nhờ đó nước ta đã đạt được những thành tựu mà mọi người đều công nhận.

Thế nhưng, nếu không đổi mới triệt để tư duy, thì các lực lượng bảo thủ vì quyền lợi ích kỷ của họ, vẫn dùng bộ máy quan liêu tham nhũng để trói buộc xã hội kìm hãm sự phát triển bình thường của nó. Đối với sự phát triển của một xã hội thì cả hai bệnh: chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn và bảo thủ trì trệ kìm hãm sự phát triển đều không thể chấp nhận được là trách nhiệm nặng nề của người lãnh đạo đất nước mà lịch sử sẽ lên án nghiêm khắc.


Thầy Chiển - Một trí thức lớn
(GS.TS Mai Trọng Nhuận - Giám đốc ĐHQG Hà Nội,
Tạp chí Tia Sáng 2008)

Tên tuổi Thầy Nguyễn Văn Chiển gắn liền với lịch sử phát triển của nền giáo dục cách mạng Việt Nam, với sự nghiệp đào tạo các thế hệ cán bộ khoa học ngay từ đầu những năm 40 của thế kỷ trước, đặc biệt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển ngành khoa học Trái đất. Nhiều thế hệ tôn vinh Thầy là “người tìm đường cho ngành khoa học Trái đất ở Việt Nam”. Con đường khoa học của Thầy, cũng như rất nhiều nhà khoa học cùng thế hệ, không hề dễ dàng, suôn sẻ mà đầy gian truân, vất cả. Nhưng với sự phấn đấu bền bỉ, với lòng yêu khoa học và ý thức trách nhiệm với tương lai của đất nước, những gì mà Thầy đã đem đến cho cuộc đời, cho khoa học và giáo dục nước nhà thật đáng tự hào.

Là con trai của một gia đình nông dân, nhưng nhờ trí thông minh, sự cần cù mà chàng thiếu niên Nguyễn Văn Chiển đã bước chân vào học Đại học Khoa học, nơi mà không mấy ai con nhà nông dám mơ ước. Năm 1944 với bằng cử nhân Khoa học, Thầy đã được tuyển vào Phòng thí nghiệm Địa chất thuộc Đại học Khoa học Hà Nội. Đây là một việc hiếm có vì toàn bộ công việc Địa chất ở Đông Dương đều do người Pháp độc quyền. Quyết định chọn ngành Địa chất của cử nhân Nguyễn Văn Chiển một phần quan trọng là do gợi ý của GS Hoàng Xuân Hãn- người mà thầy Chiển luôn quý trọng và biết ơn.

Cách mạng Tháng Tám thành công, người thanh nhiên, nhà giáo, nhà địa chất trẻ Nguyễn Văn Chiển hăng hái tham gia giảng dạy địa chất ở các trường Đại học Khoa học, Nông Lâm, Công Chính, đã đóng góp xuất sắc cho sự hình thành đội ngũ đông đảo các nhà khoa học địa chất- một ngành khoa học mà trước Cách mạng Tháng Tám Thầy Chiển là người duy nhất bắt đầu tiếp cận.

Sau kháng chiến chống thực dân Pháp, Thầy Chiển về giảng dạy Địa chất ở trường Đại học Sư phạm do GS Lê Văn Thiêm làm Hiệu trưởng. Đến khi Nhà nước chủ trương mở một số trường đại học mới, Thầy Chiển lại cùng toàn bộ phòng thí nghiệm Địa chất rời ĐHSP về Đại học Bách khoa Hà Nội. Với một phòng thí nghiệm thiết bị nghèo nàn, Thầy và một vài cộng sự xoay sở cho mọi công việc trong điều kiện chưa có chương trình đào tạo, không có giáo trình, Thầy Chiển đã vừa học thêm vừa dạy đuổi theo sinh viên từ môn học này sang môn học khác. Một khó khăn lớn nữa là sao cho có đủ thuật ngữ tiếng Việt để giảng dạy một khoa học có quá nhiều khái niệm, quá nhiều tên gọi mà trước đây Thầy chỉ quen dùng qua tiếng Pháp hoặc Hán Việt. Thầy đã dày công biên soạn thuật ngữ Địa chất, và có thể nói đó thực sự là một sáng tạo, một thành tựu lớn của Thầy Chiển. (Phần lớn hệ thống thuật ngữ cơ bản về địa chất nay đang thông dụng, nhất là thuật ngữ thuần Việt hoặc phiên âm theo gốc Latinh thay cho thuật ngữ Hán Việt, gắn liền với công sức của Thầy Chiển từ thuở ấy).

Nhờ sự nỗ lực của Thầy và các cộng sự mà miền Bắc có được những kỹ sư địa chất đầu tiên để phục vụ kịp thời cho nhu cầu điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản của đất nước. Nhiều người trong số kỹ sư khóa đầu đó về sau đã trở thành những nhà khoa học địa chất hàng đầu, những nhà quản lý cấp cao của Nhà nước.

Ngày 4/11/2008, tại giảng đường ĐHQGHN, Lễ mừng đại thọ GS. NGND Nguyễn Văn Chiển, người sinh viên của Đại học Đông Dương 60 năm trước, người giảng viên xuất sắc của nhiều trường đại học, trong đó có các đại học tiền thân của ĐHQGHN ngày nay, nhà khoa học, nhà quản lý tài giỏi của nhiều cơ quan nghiên cứu và đào tạo, và trên hết là người thầy đức độ, giản dị nhưng đáng kính của nhiều thế hệ sinh viên đã được tổ chức trọng thể và đầm ấm tình thầy trò, đồng nghiệp.

Thay mặt toàn thể GS, giảng viên và sinh viên, GS.TS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐHQG Hà Nội đã kính tặng Thầy bức trướng với 5 chữ “ĐỨC – TRÍ – MỸ - SƠN - HÀ”.



Giữa những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhờ quan hệ rộng rãi và uy tín lớn với trí thức trong và ngoài nước, Thầy Chiển đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng trường Đại học- Mỏ Địa chất trên cơ sở của Khoa Địa chất của Đại học Bách Khoa và khoa Khoa học Trái đất tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Cùng với công việc đào tạo, Thầy Chiển luôn luôn hăng say với công việc nghiên cứu khoa học. Chiếc kính hiểm vi phân cực đã thay thầy suốt trong cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm, dù lúc đó nó không dùng làm gì, là một minh chứng cho lòng say mê địa chất học của Thầy. Rồi khi kháng chiến thắng lợi chiếc kính hiển vi đó lại thay thầy về phục vụ cho việc dạy và học. Ngày nay chiếc kính đó trở thành một kỷ vật vô giá của Khoa Địa chất ở ĐHQG Hà Nội.

Nghiên cứu khoa học trở thành nhiệm vụ trọng tâm chính của Thầy khi năm 1977 Thầy được giao trách nhiệm lãnh đạo lĩnh vực Khoa học Trái đất ở Viện Khoa học Việt Nam với cương vị Phó Viện trưởng. Hàng loạt các chương trình, dự án lớn mà Thầy chủ trì đã được thực hiện với giá trị khoa học và giá trị thực tiễn cao. Với Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước “Điều tra tổng hợp về Tây Nguyên”, và đặc biệt Chương trình “Xây dựng tập bản đồ Quốc gia CHXHCN Việt Nam”, nhà khoa học Nguyễn Văn Chiển đã thể hiện một uy tín khoa học cao, khả năng tập hợp một lực lượng đông đảo cán bộ khoa học thuộc nhiều lĩnh vực và năng lực lãnh đạo triển khai các chương trình nghiên cứu với độ phức tạp và quy mô lớn.

Hoạt động của Thầy Nguyễn Văn Chiển rất đa dạng. Song song với công việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, Thầy còn có nhiều đóng góp cho các công tác tổ chức, xã hội và hoạt động đối ngoại: GS.NGND Nguyễn Văn Chiển là người sáng lập Hội Địa chất Việt Nam và là Chủ tịch đầu tiên của Hội, là Ủy viên lãnh đạo của Liên hiệp của Hội Khoa học Việt Nam, là Thư ký (nay gọi là Chủ tịch) đầu tiên của Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Ở các giai đoạn sau, Thầy là Chủ nhiệm Khoa ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng học hàm Liên ngành Khoa học Trái đất và Mỏ.

Đánh giá cao những đóng góp của GS.NGND Nguyễn Văn Chiển cho sự nghiệp giáo dục và khoa học, Nhà nước đã trao những phần thưởng cao quý cho Thầy như danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Huân chương Lao động hạng Nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học & Kỹ thuật và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Tài năng và trí tuệ uyên bác của Thầy mọi người đều kính phục, nhưng hơn hết, đó là đức tính cần cù, khiêm tốm, giản dị. Thầy từng nói “nhiều học trò của thầy nay đã giỏi hơn thầy, đó là điều rất đáng mừng vì Con hơn cha là nhà có phúc”. Nhưng tất cả những ai là học trò của Thầy chung một niềm tự hào về một người Thầy, một trí thức lớn của Việt Nam.


GS.NGND Nguyễn Văn Chiển - Người đặt nền móng cho ngành địa chất Việt Nam(Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008)

Trong không khí cả nước chuẩn bị kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), Đại học Quốc gia Hà Nội long trọng tổ chức Lễ mừng Đại thọ tuổi 90 của GS NGND Nguyễn Văn Chiển – người thầy gắn liền cuộc đời mình với sự nghiệp đào tạo nhiều thế hệ sinh viên của ĐHQGHN.

Là con trai của một gia đình nông dân, tuy không giàu có nhưng đã quyết tâm cho con ăn học. Nhờ trí thông minh, sự cần cù, chàng thiếu niên Nguyễn Văn Chiển đã vượt qua các bậc học một cách xuất sắc. Với thành tích học giỏi nhất lớp, đầu những năm 40 của thế kỷ trước, tú tài Nguyễn Văn Chiển đã vững vàng bước vào học Đại học, nơi mà không mấy người con nhà nông dám mơ ước.

Năm 1944 với bằng cử nhân Khoa học, Nguyễn Văn Chiển đã được tuyển vào Phòng thí nghiệm Địa chất thuộc Đại học Khoa học Hà Nội. Vào thời điểm này, đây là một sự kiện đặc biệt vì toàn bộ công việc Địa chất ở Đông Dương vốn đều do người Pháp độc quyền. Quyết định lựa chọn ngành Địa chất chứ không chọn ngành toán – lý vốn là thế mạnh của thầy Chiển có vai trò quan trọng của GS Hoàng Xuân Hãn – người mà thầy Chiển luôn quý trọng và biết ơn. Có thể coi đây sự khởi đầu cho việc hình thành đội ngũ các nhà địa chất Việt Nam sau này.

Cách mạng Tháng Tám thành công, người thanh niên, nhà giáo, nhà địa chất trẻ Nguyễn Văn Chiển hăng hái tham gia công tác phong trào bên cạnh việc giảng dạy địa chất ở các Trường Đại học Khoa học, Nông Lâm, Công Chính.. Đồng thời, thầy Chiển cũng được bổ nhiệm là “Đổng lý Văn phòng (tức Chánh Văn phòng) Bộ Quốc gia Giáo dục.

Đặc trưng nổi bật trong cuộc đời lao động sáng tạo của GS Nguyễn Văn Chiển là những đóng góp to lớn của Giáo sư trong sự nghiệp trồng người. Là nhà giáo mẫu mực, nhà tổ chức tài năng về công tác đào tạo, Giáo sư đã đóng góp xuất sắc cho sự hình thành đội ngũ đông đảo các nhà khoa học địa chất – một ngành khoa học mà thầy Chiển là người đầu tiên tiếp cận.

Trong điều kiện khó khăn, gian khổ ở núi rừng Việt Bắc, nhà giáo Nguyễn Văn Chiển vẫn kiên trì với công việc đào tạo. Thầy biên soạn giáo trình, giảng dạy và tổ chức giảng dạy ở nhiều trường sở khác nhau. Thầy là nhà giáo chủ chốt của Trường Trung học kháng chiến đầu tiên ở Phú Thọ (1947-50), Hiệu trưởng Trường Sư phạm TW ở Việt Bắc (1951) và ở Khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc – 1951-53). Cũng vào thời gian này một cống hiến rất quan trọng của thầy Chiển là với chức năng Thư ký Ban Cải cách giáo dục, thầy đã đóng góp phần xứng đáng cho sự hình thành hệ thống giáo dục Việt Nam mà trước đó vẫn học theo cách thức của Pháp. Chính thầy Chiển là người được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng giao nhiệm vụ mang thư của Bác Hồ sang Trung Quốc để cùng nước bạn tổ chức Khu học xá Nam Ninh, nơi Đảng và Nhà nước Việt Nam dù trong muôn vàn khó khăn của cuộc kháng chiến vẫn không quên việc đào tạo đội ngũ trí thức cho tương lai. Từ những lứa học sinh ngày ấy, nhiều người trở thành những nhà khoa học lớn, những giáo sư đầu ngành về khoa học cơ bản, về y học, những cán bộ lãnh đạo lớn ở các Bộ, Ngành Trung ương, như nhiều vị Bộ trưởng, Thứ trưởng, Giám đốc các Sở Giáo dục v.v…

Sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ở độ tuổi ngoài 30 thầy Chiển về giảng dạy Địa chất ở Trường Đại học Sư phạm Khoa học do GS Lê Văn Thiêm làm Hiệu trưởng.

Năm 1956 Nhà nước mở nhiều Trường Đại học mới, thầy Chiển đã cùng toàn bộ Phòng Thí nghiệm Địa chất rời Đại học Sư phạm về Đại học Bách khoa Hà Nội. Với một Phòng thí nghiệm nghèo nàn thiết bị, mà nhân lực chỉ có thầy và một hai cộng sự, nhiệm vụ đào tạo lứa Kỹ sư Địa chất đầu tiên của đất nước là một thách thức lớn. Trong điều kiện chưa có chương trình đào tạo, không có giáo trình, thầy Chiển đã vừa học thêm vừa dạy đuổi theo sinh viên từ môn học này sang môn học khác. Một khó khăn lớn nữa là sao cho có đủ thuật ngữ tiếng Việt để giảng dạy một khoa học có quá nhiều khái niệm, quá nhiều tên gọi bằng tiếng Pháp hoặc Hán Việt. Công việc biên soạn thuật ngữ Địa chất thực sự là một sáng tạo lớn của thầy Chiển với sự cộng tác của những cán bộ địa chất trẻ. Phần lớn hệ thống thuật ngữ cơ bản về địa chất nay đang thông dụng gắn liền với công sức của thầy Chiển.

Ngày nay việc hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu địa chất đã trở thành một công việc bình thường và đương nhiên của chúng ta. Nhưng trong những năm 50-60 của thế kỷ trước thì đây là một công việc không đơn giản. Thầy Chiển là người sớm đánh giá đúng đắn vai trò của hợp tác quốc tế và đi đầu trong công việc quan trọng này. Nhờ vậy ở Khoa Mỏ - Địa chất lúc đó mới có được những bộ sưu tập mẫu quý giá do Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô cũng như của Viện Địa chất Bắc Kinh gửi tặng. Trong những năm đầu đào tạo khóa kỹ sư địa chất đầu tiên, thầy Chiển cũng được sự hỗ trợ quan trọng của các GS Liên Xô như các GS Nhemkov, Severin v.v… Nhờ sự nỗ lực của thầy và các cộng sự mà Miền Bắc có được những kỹ sư Địa chất đầu tiên để phục vụ kịp thời cho nhu cầu điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản của đất nước. Nhiều trong số kỹ sư khóa đầu đó về sau đã trở thành những nhà khoa học địa chất hàng đầu như các GS Phan Trường Thị, Nguyễn Thanh, Nguyễn Thượng Hùng, Phạm Xuân, Vũ Khúc và nhiều người khác. Cũng từ khóa những kỹ sư địa chất đầu tiên ấy, có nhiều người đã trở thành những nhà quản lý cấp cao như Bộ trưởng, Thứ trưởng, Hiệu trưởng Đại học,Viện trưởng các Viện NCKH.

Giữa những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước mắt thầy Chiển lại có hai nhiệm vụ hệ trọng. Một là xây dựng Trường Đại học-Mỏ Địa chất trên cơ sở của Khoa cùng tên của Đại học Bách khoa. Hai là xây dựng một Khoa mới về Khoa học Trái đất tại ĐHTH HN. Một lần nữa vai trò của kiến trúc sư cho một cơ sở đào tạo mới về khoa học lại được giao cho thầy Chiển. Nhờ quan hệ rộng rãi và cách thức trọng thị trí thức mà thầy đã tập hợp được những chuyên gia hàng đầu góp sức đào tạo những cử nhân đầu tiên của các lĩnh vực của Khoa Địa lý-Địa chất. Từ những người trẻ tuổi góp sức cùng thầy Chiển thuở đó và từ những sinh viên lứa đầu của Khoa Địa lý-Địa chất, ngày nay nhiều người đã trở thành những Giáo sư có uy tín cao trong các ngành Khoa học Trái đất. Đội ngũ các nhà Địa chất, Địa lý, Khí tượng, Thủy văn, Hải dương đã đảm nhiệm những nhiệm vụ lớn trong các lĩnh vực khoa học KHTĐ. Niềm tự hào của thầy Chiển – và có lẽ đó cũng là niềm vui lớn của thầy – là đi khắp nơi trong Nam ngoài Bắc, ở đâu cũng có thể gặp những học trò trực tiếp hoặc gián tiếp của thầy – từ những giáo sư đầu ngành đến những kỹ sư đang mải mê làm giàu cho tổ quốc.

Trong công tác đào tạo, thầy Chiển luôn luôn chú ý nêu tính chủ động của người học, tạo điều kiện cho họ tự học để vươn lên. Một câu chuyện thú vị – thầy từng nói với một học trò gần gũi của thầy là “anh hãy cứ nhảy xuống nước đi, tôi không để anh chết đuối mà sẽ chỉ cho anh cách bơi. Chắc chắn rồi sẽ biết bơi”. Theo cách như vậy, người học trò đó đã cần mẫn tự học với sự chỉ bảo của thầy, để rồi không nhiều năm sau đó từ chỗ chưa có kiến thức về Địa chất đã trở thành một trong vài Tiến sĩ Khoa học Địa chất đầu tiên, trở thành chuyên gia được nhiều đồng nghiệp trong nước và quốc tế biết đến để cùng hợp tác thực hiện những đề tài có ý nghĩa khoa học lớn.

Song song với công việc đào tạo cán bộ khoa học, thầy Chiển luôn luôn hăng say với công việc nghiên cứu khoa học. Ngay trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp, ngọn lửa yêu địa chất vẫn không một phút giây tắt trong lòng thầy. Chiếc kính hiển vi phân cực đã theo thầy suốt trong cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm, dù lúc đó nó không dùng làm gì được. Rồi khi kháng chiến thắng lợi chiếc kính hiển vi đó lại theo thầy về phục vụ cho việc dạy và học. Ngày nay chiếc kính đó trở thành một kỷ vật vô giá của Khoa Địa chất ở ĐHQG Hà Nội.


GS. Nguyễn Văn Chiển

Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, thầy Chiển đã dành nhiều thời gian hơn cho công việc nghiên cứu. Thầy đã đóng góp sức mình cho việc lập Bản đồ Địa chất Miền Bắc Việt Nam, cũng từ đó thầy trở thành Tiến sĩ Địa chất đầu tiên (1963) của Việt Nam. Công tác nghiên cứu khoa học trở thành nhiệm vụ trọng tâm khi thầy được giao trách nhiệm phụ trách Khoa học Trái Đất ở Viện Khoa học Việt Nam với chức năng Phó Viện trưởng từ năm 1977 cho đến ngày thầy về nghỉ hưu.

Từ năm 1981-1985, thầy Chiển chỉ đạo thực hiện chương trình “Xây dựng tập bản đồ quốc gia CHXHCN Việt Nam”. Nhà khoa học Nguyễn Văn Chiển lại được dịp thể hiện trí tuệ và khả năng tập hợp các nhà nghiên cứu tài năng thuộc rất nhiều ngành khoa học khác nhau để thực hiện một nhiệm vụ khó khăn phức tạp. Chương trình đã huy động một tập thể đông đảo các nhà nghiên cứu từ khoa học thiên nhiên như Địa chất, Địa lý, Khí tượng, Thủy văn, Nông nghiệp, Lâm nghiệp v.v… đến những nhà khoa học xã hội như lịch sử, kinh tế, văn hóa, giáo dục, dân tộc học v.v… Chương trình nghiên cứu hoàn thành với Tập bản đồ được xuất bản là một cơ sở quan trọng cho việc định hướng cho chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Công trình đã được đánh giá rất cao và được ghi nhận bằng Giả thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ do Nhà nước trao tặng.

Song song với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, thầy Chiển còn có nhiều đóng góp cho các công tác tổ chức, xã hội và hoạt động đối ngoại. GS NGND Nguyễn Văn Chiển là người sáng lập Hội Địa chất Việt Nam và là Chủ tịch đầu tiên của Hội, là Ủy viên lãnh đạo của Liên hiệp của Hội Khoa học Việt Nam, Ủy viên chấp hành Hội Khoa học quốc tế Thái Bình Dương, thầy cũng là Thư ký (nay gọi là Chủ tịch) đầu tiên của Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Thầy đã kinh qua nhiều trọng trách mà ở mọi nhiệm vụ thầy đều hoàn thành một cách xuất sắc, như Hiệu trưởng Trường Sư phạm TW, Trưởng ban Tu thư sách giáo khoa phổ thông và Thư ký Công đoàn Giáo dục toàn quốc. Ở các giai đoạn sau, thầy là Chủ nhiệm Khoa ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng học hàm Liên ngành Khoa học trái đất và Mỏ.

GS.Nguyễn Văn Chiển (người ngồi đầu tiên bên trái)
và GS. Lê Văn Thiêm (người đứng giữa)

Cuộc đời lao động cần mẫn và sáng tạo của thầy Chiển có một đặc điểm mà có lẽ không nhiều người đã trải qua. Đối với thầy dường như luôn luôn có một chu kỳ định mệnh mười năm. Cứ mỗi chu kỳ từ hai bàn tay trắng thầy lại đứng mũi chịu sào gây dựng nên cơ đồ. Đến khi cơ đồ xây xong thì thầy lại được giao một nhiệm vụ mới và vui vẻ, không chút bận lòng để bàn giao cơ đồ cho người kế nhiệm.

Đánh giá cao những đóng góp của GS Nguyễn Văn Chiển cho sự nghiệp giáo dục và khoa học, Nhà nước đã trao những phần thưởng cao quý cho thầy như danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Huân Chương Lao động hạng nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học & Kỹ thuật và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Tài năng và trí tuệ uyên bác của thầy mọi người đều kính phục, nhất là đối với những ai hoạt động trong mảng Khoa học trái đất, nhưng hơn hết, đó là đức tính cần cù, khiêm tốn, giản dị. Thầy từng nói “nhiều học trò của thầy nay đã giỏi hơn thầy, đó là điều rất đáng mừng vì Con hơn cha là nhà có phúc”. Nhưng tất cả những ai là học trò của thầy chung một niềm tự hào vì mình đã có một người thầy vĩ đại và đáng kính!

Là người tâm huyết với đất nước, tuy ở tuổi 90 thầy vẫn kiên trì lao động và cũng có nhiều ưu tư về giáo dục và những bước đi của công tác khoa học hiện nay. Nhưng xin thầy hãy yên tâm, những thế hệ học trò của thầy sẽ noi gương và cố gắng tiếp nối những bước đi rạng rỡ của thầy, góp phần xứng đáng cho sự phát triển đội ngũ trí thức nước nhà trong công cuộc xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội

    26/07/2019Nguyễn Trọng ChuẩnÝ thức về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại giúp cho người ta thấy rằng, thị trường thế giới rộng lớn, đầy tiềm năng trên phạm vi toàn cầu là môi trường vô cùng thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận không chỉ cho riêng mình, mà còn cho cả quê hương, đất nước và cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của xã hội.
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Sự ích kỷ đang lớn dần trong xã hội

    20/05/2016Quốc NamThiện ác có thể xoay chuyển trong gang tấc, nhưng sự vô cảm, từ chối các trách nhiệm tương quan mới khiến chúng ta trở thành người đứng ngoài thơ ơ trước tất cả những vận động của cuộc sống.
  • Xã hội Việt Nam đương đại trong những giá trị thực - ảo

    24/02/2016Thanh TùngỞ các nước phương Tây, hàng trăm năm đô thị hóa cũng là hàng trăm năm chuyển đổi từ đời sống nông nghiệp sang lối sống công nghiệp. Ở Việt Nam, hiện đại hóa trở thành một trong những mục tiêu của chính sách phát triển, quá trình chuyển đổi được đẩy lên với một tốc độ chóng mặt. Vì vậy, một số bước chuyển tiếp mà các xã hội hiện đại trải qua, và cần phải trải qua...
  • Vốn xã hội: Gây vốn từ đâu?

    27/07/2015Nguyễn Ngọc BíchỞ đây xin nêu nên một yếu tố gây dựng vốn xã hội khác quan trọng hơn so với luật pháp. Yếu tố tôi nêu lên ở đây là đạo đức...
  • Hiện đại hóa xã hội nhìn từ góc độ tính hợp lý

    31/03/2015Nguyễn Kim LaiNiềm tin của con người vào lý tính của mình đã dẫn đến tư tưởng về tiến bộ. Tiến bộ là phát triển, còn phát triển trong lĩnh vực xã hội đối với các xã hội truyền thống là chuyển lên xã hội hiện đại. Do vậy, lý luận hiện đại hóa là lý luận phát triển dành cho các nước kém phát triển. Cũng do vậy, vấn đề hiện đại hóa có liên quan tới vấn đề tính hợp lý mà khoa học là đại diện chủ yếu với tư cách là nội dung và tiền đề của hiện đại hóa.
  • Xã hội dân sự: khái niệm và các vấn đề

    15/04/2014Bùi Quang DũngXã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm "xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các đinh nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, xã hội dân sự được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức...
  • Chủ nghĩa tư bản thân hữu

    20/10/2010TS. Nguyễn Sĩ DũngNhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), TS Nguyễn Sĩ Dũng có bài bàn về chủ nghĩa tư bản thân hữu, một thứ quan hệ có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia...
  • Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa Tư bản của Max Weber

    23/07/2009Trần Hữu Quang - Bùi Văn Nam SơnQuyển sách mà độc giả đang cầm trên tay bao gồm công trình chính là "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" mà Max Weber viết vào năm 1904-1905 (in trong "Archiv für Sozialwissenschaft und Sozialpolitik", tập XX, 1904, quyển 1, tr. 1-54, và tập XXI, 1905, quyển 1, tr. 1-110), và có sửa chữa, bổ sung vào năm 1920.
  • Chế độ dân chủ (Nhà nước và xã hội)

    21/05/2009Các bạn đang cầm trên tay cuốn sách giáo khoa được viết một cách rõ ràng, dễ hiểu, với văn phong hài hước sẽ giúp các cháu học sinh đồng nhất mình với các nhân vật được trình bày. Mà nhân vật ở đây chính là Quốc hội, các nhà hoạt động Nhà nước và cả Tổng thống nữa.
  • Xã hội công dân và xã hội dân sự: từ Arixtot đến Hêghen

    08/05/2009Trần Tuấn PhongBài viết phân tích tư tưởng của Arixtốt về cộng đồng chính trị - một khái niệm được coi là khởi thuỷ của khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sự sau này. Đồng thời, phân tích tư tưởng về xã hội dân sự trong thời cận đại qua một số đại biểu điển hình. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ sự kế thừa và phát triển của Hêghen đối với quan điểm của Arixtốt về xã hội công dân.
  • Chủ nghĩa xã hội đi về đâu?

    15/04/2009Joseph E. StiglitzÔng là người có công chính trong phát triển kinh tế học thông tin, và vì những cống hiến đó ông đã được giải Nobel kinh tế năm 2001. Trong cuốn sách này ông dùng những kết quả nghiên cứu của mình và của các cộng sự về kinh tế học thông tin để làm rõ hơn những vấn đề tranh luận lâu đời về các mô hình kinh tế, các hệ thống kinh tế, và trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý chính sách cho các nền kinh tế chuyển đổi hậu XHCN...
  • Xã hội dân sự, tính đặc thù và vấn đề ở Việt Nam

    10/04/2009TS. Hồ Bá ThâmXã hội Dân sự có tính phổ biến, tinh toàn cầu, dù rằng các dân tộc tiến đế nó một cách nhanh chậm khác nhau và phát huy nó khác nhau. Xã hội Dân sự ở Việt Nam cả lý thuyết, đường lối và thực tế đang đặt ra nhiều câu hỏi phải trả lời...
  • Bàn về Xã hội tri thức, Quản lý kinh doanh, Xã hội và Nhà nước

    20/03/2009Peter F. DruckerBạn đọc cầm trên tay cuốn thứ mười bảy* của tủ sách SOS2, cuốn Peter F. Drucker bàn về Xã hội Tri thức, Quản lý Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước gồm một số bài báo và tiểu luận của ông. Peter F. Drucker sống gần trọn một thế kỷ [19/11/1909 – 11/11/2005], cha đẻ của môn quản lý hiện đại...
  • Chủ nghĩa tư bản vượt xa hơn cuộc khủng hoảng

    17/03/2009Amartya Sen, TS. Nguyễn Quang A dịchCâu hỏi nổi lên gay gắt nhất bây giờ liên quan đến bản chất của chủ nghĩa tư bản và liệu nó có cần phải được thay đổi cuộc khủng hoảng đang lan rộng hay không? Một số người bảo vệ chủ nghĩa tư bản vô độ, những người chống lại sự thay đổi, tin chắc rằng chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi quá nhiều vì các vấn đề kinh tế ngắn hạn...
  • Cảm hứng triết luận trong khoa học xã hội và nhân văn hiện đại

    26/02/2009Hoàng Ngọc HiếnTừ cuối thế kỉ XIX, khoa học xã hội trở thành hiện đại, ngày càng chuyên nghiệp hoá, chuyên môn hoá, quá trình này là tất yếu để đáp ứng sự nghiên cứu xã hội hiện đại trở nên ngày càng phức tạp. Trong thế kỉ XX, KHXH hiện đại có những đóng góp to lớn về định tính cũng như định lượng, tầm vi mô cũng như vĩ mô, tuy nhiên ở không ít nhà KHXH hiện đại bộc lộ những nhược điểm...
  • Chia sẻ về sự phát triển của một cộng đồng, xã hội, dân tộc

    03/02/2009Nguyễn Tất ThịnhĐã có rất nhiều tác giả, các bài viết về văn hóa của một cộng đồng, dân tộc hay xã hội. Ở đây tôi đi sâu chú giải theo cách nhìn khác: những điều cơ bản nhất làm nên nền văn hóa đó, được hình thành, tích lũy và phát triển theo suốt chiều dài của mỗi Cộng đồng/ Dân tộc/ Xã hội...
  • Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản

    29/09/2008Minh Bùi tổng hợpQuyển "Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" của Max Weber, đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng, và cho đến nay có lẽ là quyển được đọc và thảo luận nhiều nhất trong ngành xã hội học. Tác phẩm này trở thành một tài liệu giáo khoa không thể thiếu trong các phân khoa học xã hội ở các đại học trên thế giới. Trong công trình này, Weber đi tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại Âu châu nơi ethos và nền đạo đức khổ hạnh duy lý Tin Lành...
  • Sức sống của triết học Mác trong xã hội hiện đại

    09/09/2008Nguyễn Thế NghĩaBản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác được thể hiện trước hết ở thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác là kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội. Thứ hai là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc nền tảng của triết học Mác. Thứ ba, triết học Mác là sự thống nhất giữa tính mở, tính phát triển của hệ thống lý luận và tính ổn định của lập trường duy vật biện chứng và những phương pháp luận cơ bản của nó. Đó là những giá trị vĩnh hằng của triết học Mác...
  • Xã hội nào, tính cách ấy

    03/04/2008Thục Linh - Quốc KhánhNói đến tính cách, phải nói đến phương thức sống của xã hội vào thời kỳ đó. Phương thức sống ở đây hiểu theo nghĩa là sự thể hiện trên quy mô xã hội và mang tính chất tổng hợp của các phương thức tồn tại vật chất, sản xuất tinh thần, giao tiếp xã hội và quản lý xã hội...
  • Dân trí trong phát triển xã hội

    26/03/2008Trần Sĩ ChươngDân có giàu thì nước với mạnh. Dân có giàu thì dân mới có được tính độc lập và có cái thế để tạo nên lực, từ đó mới thể hiện được quyền dân chủ của mình. Lực của quan và dân có tương đối cân bằng thì Nhà nước với nhân dân mới có thể cùng phấn đấu cho mục tiêu phát triển chung của đất nước...
  • Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0

    11/03/2008Nguyễn Đình Huy dịchTrong Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0, Peter Barnes biện hộ cho cộng sản một cách thẳng thắn và dứt khoát. Đây là một cuốn sách cần thiết về một chủ đề hệ trọng... (Bill McKibben)
  • Tư bản xã hội

    22/01/2008TS. Nguyễn Sĩ DũngBa nguồn lực cơ bản nhất để phát triển là vốn tài chính, vốn tri thức và vốn xã hội. Chuyện phải đầu tư bằng tiền ai cũng hiểu. Chuyện phải đầu tư bằng tri thức rất nhiều người hiểu. Thế nhưng, chuyện phải đầu tư bằng tư bản xã hội thì số lượng những người như vậy chưa phải là nhiều...
  • Vấn đề về các Giá trị Xã hội

    13/11/2008SorosTrong chương này tôi sẽ khảo sát vấn đề về các giá trị xã hội sâu hơn. Điều này sẽ đặt nền móng cho xem xét phê phán hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu như nó thịnh hành ngày nay...
  • Hệ thống Tư bản Chủ nghĩa Toàn cầu

    13/11/2007SorosLuận điểm của tôi là hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu thịnh hành ngày nay là một dạng bị bóp méo của xã hội mở. Nó tin quá nhiều vào động cơ lợi nhuận và cạnh tranh và không bảo vệ lợi ích chung thông qua ra quyết định hợp tác. Đồng thời, nó để quá nhiều quyền lực vào tay các nhà nước có chủ quyền, thường vượt quá sự kiểm soát dân sự...
  • Nguyên tắc kế toán và chính sách xã hội

    29/07/2007TS. Nguyễn Quang ACó người sẽ hỏi, chính sách xã hội liên quan gì đến các nguyên tắc kế toán? Nếu giả như không có các công cụ đo lường như cân, đồng hồ và thước để đo khối lượng, thời gian, độ dài..., thì đời sống xã hội sẽ ra sao? Chắc hẳn xã hội không văn minh nếu thiếu các công cụ đo lường vật lý ấy.
  • Xã hội mở: Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu

    08/06/2007George SorosNếu chỉ dựa vào cơ chế thị trường và nhấn mạnh thái quá đến các giá trị thị trường, chủ nghĩa tư bản không thể đảm bảo tự do, dân chủ, và pháp trị; có thể, và nó đã dẫn đến những thảm hoạ như hai cuộc Chiến tranh Thế giới, các cuộc khủng hoảng tài chính. Vì sao chúng xảy ra? Làm sao có thể tránh được những thảm hoạ như vậy, hay chí ít làm nhẹ bớt tác động tai hoạ của chúng? Đó là những vấn đề Soros quan tâm.
  • Các lý thuyết về hành động xã hội

    24/05/2007Bùi Thế CườngCó một thực tế trong lịch sử xã hội học là các nhà nghiên cứu của bộ môn này bị mắc vào một số song đề (dilemma), đôi khi trùng lặp nhau đôi khi tách rời nhau, chúng tạo cảm hứng cho những khổ công tìm tòi và cũng gây nên những tranh luận lớn. Một trong những song đề ấy là sự đối lập giữa việc nhấn mạnh vào cấu trúc xã hội hay nhấn mạnh vào hành động xã hội...
  • Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người

    16/05/2007Nguyễn Văn HuyênThông qua cuốn sách Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người, tác giả Nguyễn Văn Huyên đã đi vào luận giải một cách biện chứng mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và sự phát triển con người ở Việt Nam. Cuốn sách gồm hai phần, trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc lựa chọn con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những vấn đề liên quan trực tiếp tới sự phát triển con người Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
  • Vai trò của phương pháp hệ thống trong tổ chức và quản lý xã hội

    24/10/2006Nguyễn Ngọc KháTrong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và thực tiễn xã hội, cùng với xu hướng toàn cầu hoá các quan hệ quốc tế thì việc tổ chức và quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Hơn nữa, bản thân phương thức tổ chức và quản lý cũng phải mang tínhhệ thống.Trước nhu cầu ấy, phương pháp hệ thống có một tầm quan trọng đặc biệt...
  • Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế xã hội

    28/09/2006GS. Phan Đình DiệuLiên tục đổi mới tư duy với những cách nhìn mới, cách hiểu mới trên cơ sở những phát hiện khoa học mới, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học hệ thống, khoa học kinh tế, khoa học tổ chức và quản lý... đồng thời không nuối tiếc những kiểu tư duy không còn phù hợp với điều kiện hiện đại là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta...
  • Xã hội tương lai

    13/09/2006Hạnh TâmTrong tạp chí Nhà Kinh tế 01/2001, Peter Drucker - người được đánh giá là nhà tương lai học có uy tín nhất trên thế giới đã viết loạt bài nghiên cứu về những xu hướng lớn của tương lai: xã hội tương lai, mô hình dân số mới, lực lượng lao động mới, nghịch lý của công nghiệp chế tạo, liệu các Công ty sẽ còn tồn tại và con đường phía trước, khẳng định xã hội của ngày mai đã đến gần hơn chúng ta nghĩ....
  • Các hệ tư tưởng và môi trường văn hóa, xã hội

    01/01/2006Nguyễn Đức ĐànMôi trường lịch sử, văn hóa và xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX và trong nhũng thập kỷ đầu của thế kỷ XX là một môi trường đặc biệt, nóng bỏng những đổi mới về mọi mặt, báo hiệu một thời kỳ đang chuyển hướng mạnh mẽ. Có thể khẳng định đây là thời kỳ bản lề của lịch sử văn hóa dân tộc sau bao nhiêu thế kỷ êm ả, tĩnh tại...
  • xem toàn bộ