Nhận Dạng một Cộng Đồng

10:03 SA @ Thứ Sáu - 15 Tháng Năm, 2015

Dĩ nhiên bất cứ Cộng Đồng nào cũng có nhiều điểm tích cực. Nhưng nếu mạnh dạn nhìn vào điểm xấu thì như uống thuốc Kháng sinh ( không thích, nhưng cần thiết ). Tôi liệt kê sơ nhận xét của mình về 10 phương diện lớn của một Cộng Đồng Việt Nam…( mỗi phương diện gắn tạm với 3 dấu hiệu chính…được gọi bằng chính cách nói của Cộng Đồng , mang tính hình ảnh và liên tưởng… )…

Những cách sống, tập tính, lề thói…nó thậm chí có nguồn gốc văn hóa, lâu dần trở thành thuộc tính sống, tâm lý sống của từng cá nhân lẫn cách thức hoạt động của các tổ chức của Cộng Đồng ấy! Những điều xấu được nhận dạng này mờ đi rồi biến mất hẳn thì tốt quá ! Nhưng bằng cách nào ? Trước hết cần dũng cảm phản tỉnh đã, sự thay đổi đã bắt đầu diễn ra trong nội tại rồi…

1. Tư tưởng ‘Con Gà’

a. ‘Ăn quẩn cối xay’
b. ‘Tức nhau tiếng gáy’
c. Ngộ nhận 'đánh thức Mặt Trời’


2. Văn hóa ‘Làng Xã’

a. Phép Vua thua Lệ làng
b. Ta về tắm Ao ta...
c. Hội hè hủ tục ‘ Đất Lề Quê Thói’


3. Kinh tế ‘Chợ Quê’

a. Manh mún ‘bán Bèo mua Cỏ cho Trâu’
b. Buôn đầu chợ bán cuối chợ
c. Lợi nhuận ‘9 xu gom lấy 1 hào’


4. Xã hội ‘Mậu Dịch’

a. Sống trong sự bao cấp
b. ‘Ăn cây nào rào cấy ấy’
c. Đoàn Thể ‘Sân Đình - Hợp tác xã’


5. Lối sống ‘Bầy Đàn’

a. A dua a tòng
b. Hội chứng đám đông
c. ‘Trai làng’ dần thành ‘Trưởng Lão’


6. Ứng xử ‘Mẫu Hệ’

a. Cảm tính duy tình
b. Cư xử ‘Đàn Bà’
c. ‘Gà mái báo sáng’


7. Dân trí ‘Tiểu Nông’

a. Tư duy kinh nghiệm ‘Lúa nước’
b. ‘Con Trâu đi trước cái Cày theo sau’
c. Mục tiêu sống ‘Địa Chủ’


8. Cơ chế ‘Xin – Cho’

a. ‘Bổng lộc ‘Vua Ban’
b. ‘Cái Triện của tao không phải củ khoai nhà mày’
c. ‘Con cắn rơm cắn cỏ lạy Quan lớn ạ’


9. Hoạt động ‘Phong Trào’

a. ‘Bắt cóc bỏ đĩa’
b. ‘Tiến lên Hàng đầu… rồi biết đi đâu?’
c. ‘Hội Hoa Đăng ra quân bắt Bướm’


10. Nội trị ‘Bè Nhóm’

a. ‘Mạnh vì gạo bạo vì tiền’
b. ‘Con ông cháu cha’
c. ‘Ta không động đến mi, mi chớ động đến ta’
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bốn thói xấu của người Việt đương đại

    19/07/2017Nói “của rất nhiều người Việt ” là để dễ lọt tai, thật sự cầu thị thì phải nói là Một số thói xấu của người Việt thời nay bởi vì những thói xấu này đang rất thịnh hành và phổ biến. Nói “người Việt hiện nay” là để giới hạn thời gian trong một số những thập kỷ gần đây, có thể người Việt xa xưa và người Việt trong tương lai không mắc những thói xấu này.
  • Đời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại

    04/04/2016Quỳnh Nhi thực hiệnĐời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ. Những năm gần đây, làn sóng toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế đã khiến cho nhiều dân tộc, trong đó có người Việt chúng ta, đôi khi đứng trước những lựa chọn khá nan giải. Hình ảnh người Việt sẽ như thế nào sau vài ba chục năm nữa đi theo tiến trình toàn cầu hóa?
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Nhận diện lại tính cách người Việt

    07/07/2009Giáo sư Hoàng Tụy cho biết từ lâu, qua kinh nghiệm giảng dạy, ông đã nhận thấy một số đặc điểm có tính hạn chế chung của nhiều thế hệ học trò: thiếu một khả năng đào sâu trong tư duy, thiếu đầu óc tưởng tượng, thiếu khả năng kiên trì, đi đến cùng trong những tham vọng đạt đến bằng được những thành tựu đỉnh cao. Kinh nghiệm đó buộc ông phải suy nghĩ đến những hạn chế trong tính cách của người Việt nói chung.
  • Hội thảo về sự “xấu xí” của người Việt

    23/03/2009Tùng NguyênDù còn nhiều quan điểm bất đồng về nguyên nhân dẫn đến tâm thế, tư duy và lối sống của người Việt hiện nay nhưng hầu hết các học giả đều cho là: người Việt hiện nay… xấu xí...
  • Người Việt không xấu xí

    05/02/2009Nhà văn Nguyễn Quang ThânXem ra trong cuốn "Người Trung Hoa xấu xí" của Bá Dương, cái đức xấu nhất, nổi tiếng nhất, mà từ nhà văn Lỗ Tấn đến ông Bá Dương đều nhấn mạnh là phép thắng lợi tinh thần vô địch của người Trung Hoa.
  • Phản đề của “người Việt xấu xí”

    12/01/2007Thiên LươngNgười Việt không ít tính xấu, nhưng cũng cần xét về nguyên nhân, về cội rễ của những thói tật ấy thay vì ngồi nhìn và chỉ trích nó như một khoái cảm. Nhìn vào cái xấu phải có cái tốt làm đối trọng.
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt

    09/09/2006GS, TS Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Thành CôngXét về mặt bản chất, tư duy, nhận thức của người Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục sau đây: Bệnh "cá nhân chủ nghĩa". Trong một thời gian khá dài, tại các đợt học tập chính trị, chỉnh huấn từ những năm 1952 - 1960 đều lấy việc chống chủ nghĩa cá nhân làm chủ đề chính cho các sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, tư tưởng...
  • Người Việt trong mắt ai?

    23/03/2006Hồng Quyền... những tiếng cười hô hố vang lên. Có những đoạn bình luận về mông, về ngực hết sức thô tục dành cho... người đẹp.
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • xem toàn bộ