Các Giới trong Xã hội và sự tương tác phát triển

09:15 SA @ Thứ Hai - 30 Tháng Mười, 2017

Chúng ta đã ở trình độ hiểu biết cao hơn, lại có quá nhiều thông tin, sự kiện chính trị / kinh tế / xã hội trong và ngoài nước để có được chính kiến, cách nhìn nhận đánh giá về các Giới trong đó và tư cách , năng lực của những người thuộc Giới của họ…Bản thân điều này tạo nên một thế năng / động năng lớn lao tạo nên sự thay đổi tích cực của xã hội.

Nói về nguy cơ của mọi xã hội khi nhìn vào Tầng lớp Đáy và Đỉnh của nó :

- Nhân dân hạng 3 không thể tạo ra Lãnh đạo, giới Chính khách hạng 1. Chính khách hạng 3 không thể kéo Nhân dân lên thành hạng 1

- Khi để leo lên vị trí cao trong Xã hội phải bằng những cách thức hạ đẳng, không theo chuẩn mực văn minh thì sẽ hình thành một Giới những kẻ trở thành Thế lực kí sinh, báo hại Nhân Quần, ăn trên ngồi chốc và làm mục ruỗng mọi Giá trị Xã hội

- Nhưng Nhân Dân nên tự hỏi : tại sao lại có chuyện như vậy ? Vì sức mạnh Nhân Quần không đủ mạnh, không có khả năng đào thải, tôi luyện, hun đúc lên những giá trị tiêu biểu của mình.

- Nhân dân sống ẩu loạn, lầm than mà Giới Lãnh đạo tự tung tự tác trong đó! Không có gì nghi ngờ : những điều họ làm chỉ để áp đặt sự nô dịch, duy trì những hủ bại để cái Tiểu nhân của họ lên ngôi và có lợi cho sự nhũng lạm của họ mà thôi

- Nhận dạng thủ thuật Lãnh đạo hủ bại : Ngụy biện ( lý luận học thuật ) + Trí trá ( kiến giải sự việc ) + Bất chấp ( hậu quả đúng sai ) + Đàn áp ( chính kiến phản biện ) + Mỵ dân ( mê muội nhân tâm )

- Nhận dạng về Xã hội loạn: - Con người bon chen mọi giá + Nảy nở tội ác nhân tâm + Luật pháp bị thao túng + Thật giả lẫn lộn rối trí + Mọi điều không bình thường

Ở mỗi Con người hay mỗi Giới đều có 3 Sự thật : Sự thật quá trình ( ở sự lao động ) + Sự thật khoảnh khắc ( ở cách đối xử ) + Sự thật Bản chất ( ở tính mưu lợi ). Dù thế nào : Trong Dân luôn có Gian, có phản ánh chân thực và có chứa đựng hệ giá trị Cộng đồng. Giới Lãnh đạo phải chứng tỏ được cái Sự Thật của họ là: Hạng Một về Tư cách Xã hội, là Giới Nhất về Tầm nhìn phát triển , là Lớp Đầu trong cải cách !

Nhân Dân tạo ra Văn hóa: Mặt bằng / nền tảng giá trị sống có tính truyền thống từ đó tạo Nguồn sinh ra các Chuẩn mực khác nhau và lực lượng tiềm năng của xã
Giới Trí Thức tạo ra Văn hiến : Những tác phẩm lí luận, nghiên cứu, thành quả lao động có hàm lượng trí tuệ cao, tích lũy… làm căn cứ Hàn lâm, bệ phóng khoa học cho sự phát triển

Giới Doanh Nhân tạo ra Văn minh: Những sản phẩm có tác dụng thỏa mãn các nhu cầu phát triển, nâng cao trình độ, năng lực sống của con người với tư cách xứng đáng là chủ nhân Thế giới

Giới Chính Khách tạo ra Văn Xã: Môi trường xã hội về ( chính trị / kinh tế / ) giúp từng người Dân được sống Tự chủ / Tự do / Bình đẳng hơn để phát triển nhân cách và mưu cầu sống hạnh phúc

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mệnh Trời và Ý dân

    17/10/2019Dương Kỳ Anh“Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho phúc nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Mười thế kỷ đã trôi qua, biết bao đổi thay trong cuộc đời dâu bể, nhưng câu nói trên của Lý Thái Tổ trong “Chiếu dời đô” vẫn nguyên giá trị, vẫn mới mẻ, vẫn là bài học lớn cho đất nước chúng ta...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Chiến lược “dân dã”

    21/10/2010Vũ KhoanNhân ba văn kiện chuẩn bị Đại hội XI được công bố để thu thập ý kiến toàn dân, tôi đã chuyện trò với nhiều người dân bình thường để xem tâm tư của họ ra sao...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • Tính giai cấp và tính nhân dân của nhà nước

    31/05/2010Nguyễn Ngọc HàoBài viết đề cập đến mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính nhân dân của nhà nước xét từ mối quan hệ “thuần khiết giữa hai giai cấp: giai cấp có tư liệu sản xuất và giai cấp không có tư liệu sản xuất, trong một xã hội “thuần khiết chỉ có hai giai cấp đó. Từ quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -Lênin, tác giả đã đưa ra những ý kiến của mình về vấn đề này để trao đổi với độc giả, với những ai quan tâm tới tính giai cấp, tính nhân dân của nhà nước và mối quan hệ của chúng.

  • Nhân dân rụt cổ và hai tên tội phạm “thời tiết thất thường” và “lỗi kỹ thuật”

    27/03/2010Trực NgônĐùa dai với dân là hiện tượng tưởng phải là chuyện cũ rồi hoá ra vẫn mới nguyên hôm nay; còn những văn bản luật cũ giờ đều không xử được hai tên tội phạm mới xuất hiện.
  • Nhân tâm và tâm bão

    05/10/2009Hiệu MinhCơn bão số 9 đã qua đi với di hại nặng nề. Nhìn vào việc sơ tán mấy trăm ngàn dân vào nơi an toàn ở vùng bão đi qua chứng tỏ đất nước chống bão lụt rất chuyên nghiệp. Những người bạn quốc tế tôi gặp đều khâm phục cách chung sống với thiên tai của ta. Có thiếu tá hy sinh khi đi cứu trợ. Bao nhiêu người đã tận tụy đến nơi rốn lũ, khi đêm bão về. Những bài báo về bão lũ được đọc nhiều nhất.
  • Con người văn hóa trong tư tưởng của một số doanh nhân dân tộc

    01/01/1900Nguyễn Bình YênSo với một số nước có nền văn minh phát triển sớm như TrungQuốc, Ấn Độ và một số nước TâyÂu thì Việt Nam không có những học thuyết tư tưởng lớn có vai trò chi phối sự phát triển xã hội như Nho gia, Đạo gia...
  • “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”

    06/01/2006Ngô Vương Anh“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai..."
  • xem toàn bộ