"Mọi xã hội đều sẽ bị tàn lụi"

Theo Spiegel 16.8
09:17 SA @ Thứ Tư - 23 Tháng Chín, 2009

Nhà nghiên cứu lịch sử thời Trung cổ Johannes Fried cho rằng, chưa bao giờ khả năng tự hủy diệt của con người lại to lớn như hiện tại, và từ những nền văn minh sẽ bị lụi tàn là cơ hội cho các dân tộc vươn lên đầy sức sống.

Nền văn minh phương Tây của chúng ta hiện nay tích lũy một khối lượng tri thức nhiều gấp bội so với các nền văn minh trước chúng ta. Liệu điều đó có cứu xã hội của chúng ta tránh được một sự sụp đổ?

Fried: Chỉ có những người không hiểu biết lịch sử mới có thể nói như vậy. Ở đây còn có yếu tố tâm lý. Thí dụ như sự ghen ghét, đố kị. Điều này cũng không có sự khác biệt nhiều đối với các quốc gia. Đặc trưng của xã hội chúng ta là sự cạnh tranh rất khốc liệt và tôi không tin rằng đấy là sự bảo đảm cho sự tồn tại. Không thể có sự cạnh tranh mà không hy sinh.

Như vậy có nghĩa là cạnh tranh kinh tế sẽ dẫn đến hủy diệt?

Đề nghị đừng hiểu nhầm tôi - đối với sự hủy diệt của một xã hội bao giờ cũng có nhiều nguyên nhân. Vì vậy, với tư cách là một nhà khoa học lịch sử tôi luôn tìm cách nhìn vấn đề này với nhiều yếu tố khác nhau như: quan hệ sản xuất, các điều kiện khí hậu, thức ăn, tư duy tôn giáo, mối quan hệ giữa bạn và thù, những tranh luận về trí tuệ của một thời đại. Tuy vậy có thể có những thay đổi tưởng như là nhỏ lại có thể gây ra những tác động cực kỳ to lớn.

Tỷ như con bướm, theo quan điểm của thuyết hỗn loạn, có thể gây một cơn lốc xoáy ở tận cùng thế giới?

Con bướm theo quan điểm của thuyết hỗn loạn, có thể gây một cơn lốc xoáy ở tận cùng thế giới

Đúng thế. Xin nêu một ví dụ: trong thời kỳ đồ đá con người chỉ biết khung dệt đứng, với loại khung dệt này người ta chỉ có thể sản xuất những mảnh vải có kích thước nhất dịnh. Vào thế kỷ thứ 10 xuất hiện loại máy dệt ngang và đạp chân, với loại máy dệt này về nguyên tắc người ta có thể sản xuất vải tấm với bất kỳ kích thước nào. Sự đổi mới này dẫn đến một sự thay đổi xã hội đáng kể, thậm chí thay đổi đó đã vượt khỏi biên giới quốc gia. Công việc dệt vải vốn là công việc của người phụ nữ, nay trở thành công việc của người đàn ông, vì nó là một công việc rất nặng nhọc, vất vả. Khi đó xuất hiện những trung tâm sản xuất mới ở Anh, ở Hà Lan hay ở Florenz. Ngành công nghiệp này tạo ra nguồn tài chính thúc đẩy sự phát triển của các thành phố và các quốc gia - và dẫn đến sự sụp đổ của kẻ khác. Cả sự phát triển của cái cày cũng dẫn đến những thay đổi có tính hệ thống như vậy .

Như vậy có nghĩa là sự phát triển của lịch sử có khi lại phụ thuộc vào những đổi mới kỹ thuật mà ta không thể lường trước được?

Đúng thế, thí dụ vào năm 1900 làm sao có thể tiên đoán hoặc lên kế hoạch về Computer.

Thưa ông tại sao một xã hội năng động lại không thể phản ứng kịp thời trước những sự phát triển như vậy?

Chúng ta thậm chí còn không thể tiên đoán về những phát minh lớn và những hệ quả khôn lường của chúng. Hơn nữa cho đến nay mọi xã hội đều bị diệt vong: Cho đến năm 1300 Venice từng là một cường quốc ở khu vực Địa trung hải. Nhưng cường quốc này đã bị sụp đổ - một phần cũng vì những nước lân cận giành được độc lập. Hoặc Roma thời kỳ hậu cổ đại bị suy sụp vì tầng lớp đại quý tộc không chịu sinh đẻ. Phải chăng đó là một cái mốt? Điều đó chúng ta không biết. Trong thế kỷ thứ 6 ở miền Nam Gallia các dòng họ của những nghị sỹ bị thui chột vì những đại diện xuất sắc nhất của các dòng họ này lại ẩn mình trong các nhà tu kín. Chúng ta thường thấy những hiện tượng này trong lịch sử. Khi cuộc sống dễ chịu, khá giả người ta sinh con đàn cháu đống. Nhưng sau đó mọi chuyện đảo ngược; có nhiều lý do cho hiện tượng này. Nếu trong bối cảnh đó lại có dịch bệnh nghiêm trọng hoặc thiên tai kinh hoàng thì xã hội có thể bị sụp đổ. Ngày nay khả năng tự hủy diệt của loài người tăng lên đáng kể. Một cuộc chiến tranh nguyên tử có thể xóa sổ toàn nhân loại.

Thưa ông vai trò của các khủng hoảng sinh thái trong lịch sử như thế nào?

Tôi chỉ xin nêu hai ví dụ: Từ đầu thời kỳ đồ đồng người ta đã phá rừng ở vùng núi Alps, vì ở đó có nhiều mỏ đồng. Nhà cửa ở Venice được xây dựng bằng những cây gỗ sồi vì thế gỗ sồi vùng duyên hải Adria bị chặt đốn đến tàn lụi. Bất cứ nơi nào mà con người phát hiện có nguồn nguyên liệu thì ở đó nguyên liệu bị bòn vét vô tội vạ - đây là con đường một chiều dẫn đến sự diệt vong.

Thưa ông hy vọng của con người vào một sự ổn định xã hội quan trọng đến đâu? Thời Trung cổ người ta cũng từng lo sợ trước sự cáo chung của nhân loại.

Sự hy vọng điều khiển hành động của con người. Trên cơ sở sự rao giảng của thánh John cũng như từ nhiều đoạn trong kinh thánh các tín đồ Thiên chúa giáo thời Trung cổ coi ngày tận thế là điều không phải bàn cãi. Tuy vậy điều đó không làm cho họ nản chí, thất vọng. Họ coi ngày tận thế như một sự thử thách mà các tín đồ Thiên chúa giáo phải vượt qua. Tín đồ Thiên chúa giáo có nhiệm vụ truyền lời răn của Chúa đến mọi nơi trên thế giới. Christoph Kolumbus từng viết thư cho nhà vua và hoàng hậu Tây Ban Nha rằng đến năm 1648 ngày tận thế sẽ diễn ra - và phải làm sao cho đến ngày đó kinh Phúc âm đến được với mọi người trên trái đất. Đây chính là động cơ để khám phá Trái đất, để phát triển ngành đóng tàu, để mở mang thuộc địa. Niềm tin đó thôi thúc con người xây dựng nhà thờ, xây dựng bệnh viện. Niềm tin vào ngày tận thế tạo nên một động lực!

Thưa ông, vậy không có một sự ngưng trệ?

Hoàn toàn không. Tư duy về ngày tận thế thậm chí còn thúc đẩy sự phát triển cả khoa học tự nhiên. Trong Phúc âm - Matthew còn đề cập đến những dấu hiệu của vũ trụ là những tín hiệu cho sự phán xử trên thế giới: những ngôi sao sa, nhật thực, nguyệt thực, sẽ xảy ra động đất, nạn đói, dịch bệnh... Vì thế mỗi khi có nhật thực các học giả buộc phải xem xét, phải chăng đây là dấu hiệu của sự tận thế. Để làm việc đó người ta phải tìm hiểu biên niên sử và phải nghiên cứu bầu trời. Để giải thích điềm lành, điềm dữ người ta nghiên cứu chiêm tinh học. Chiêm tinh học ra đời trong thế giới Ả Rập và lan truyền sang phương Tây từ thế kỷ 11 và đã giúp vào việc tính toán các quỹ đạo của hành tinh.

Thưa ông, vậy phải chăng tín ngưỡng là động cơ cho sự phát triển khoa học hiện đại?

Ngay đến Isaac Newton cũng viết về ngày tận thế nhiều hơn về vật lý…

Người ta cho rằng sau một thảm họa sự vật vẫn phát triển.

Đúng thế. Hãy giả thiết, một nửa trong số 6 tỷ người sẽ bị chết vì chiến tranh hoặc dịch bệnh. Như vậy trên trái đất vẫn còn 3 tỷ người - vẫn nhiều hơn trước đây.

Và chúng ta muốn sống trong một thế giới như thế?

Đương nhiên. Những cuộc chiến tranh và các đợt dịch bệnh tàn khốc đã giết hàng triệu người. Nhưng những người sống sót là những người đã miễn dịch với các bệnh dịch đó và họ có cơ sở vật chất để xây dựng một cuộc sống mới. Chính vì thế sau nạn dịch bệnh thời Trung cổ những người sống sót rất thích ăn diện vì họ vui mừng khi thấy mình vẫn tồn tại. Dân số sụt giảm vì các đợt dịch bệnh hồi thế kỷ thứ 6 đã tạo cơ hội mới cho các dân tộc trẻ tuổi ở phương Bắc và phương Đông. Sau mỗi sự hủy diệt đều diễn ra một sự vươn lên đầy sức sống.

Điều đó có làm ông lạc quan?

Không nhất thiết. Mọi việc làm của tôi đều không hướng theo sự tận thế. Tôi muốn hỗ trợ để con người phát triển. Tôi có con, có cháu và tôi cố gắng tạo những điều kiện tốt đẹp để con, cháu tôi vào đời được thuận lợi. Nhưng là nhà nghiên cứu lịch sử tôi cũng nhận thức được rằng, một tai họa diễn ra trong cuộc đời mình sẽ tạo cơ hội cho những người khác.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh

    26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
  • Khoa học về cái phức tạp

    28/03/2016Phan Đình DiệuViệc phát hiện ra các hiện tượng hỗn độn hay các fractal, đã tạo ra một “khoa học mới”, khoa học về các hệ thống phức tạp, và nhìn trước rằng đó sẽ là khoa học của thế kỷ 21. Thế giới tự nhiên và xã hội hiện ra trước mắt ta phức tạp hơn rất nhiều những gì mà “khoa học” đã hình dung trước đó, đầy những hỗn tạp thiên nhiên và cát bụi trần thế...
  • Khoa học như một động lực thúc đẩy văn minh

    07/04/2014Đỗ Kiên CườngSự đóng góp của khoa học hiện đại đối với nền văn minh đương đại thể hiện rất đa dạng trên nhiều khía cạnh. Bài viết này đề cập tới ba vấn đề: vai trò của toán học và vật lý trong nhận thức luận, vai trò của cơ học lượng tử trong nền kinh tế và vai trò của di truyền học trong bài toán nguồn gốc loài người. Ngoài ra nó cũng đề cập tới một số tranh luận về mối tương quan giữa phương Đông và phương Tây, cũng như nguồn gốc người Hán và người Việt....
  • Đợt sóng thứ ba

    18/12/2010Trịnh Thị Kim NgọcĐợt sóng văn minh thứ ba với nền kinh tế tri thức cũng kéo theo những biến động không nhỏ đối với cuộc sống con người và tạo nên một kiểu văn hoá tổ chức và hoạt động xã hội hoàn toàn khác, không giống như các design được lặp đi lặp lại, trước đây. Biểu hiện rõ nét nhất là ảnh hưởng của "ngôi nhà điện tử" đến hoạt động cộng đồng, tâm lý cá thể, phương thức quản lý lao động, đến môi trường và nhiều vấn đề kinh tế khác.
  • Mối quan hệ giữa các nền văn hóa

    08/02/2009Nguyễn Tấn HùngTrong bài viết này, khi chỉ ra bản chất của những mâu thuẫn giữa các nền văn hoá, văn minh, sự khác nhau giữa tôn giáo và văn minh, nguyên nhân của sự xung đột giữa các tôn giáo, sắc tộc giữa các cộng đồng dân tộc, tác giả đã đi đến khẳng định rằng, sự phát triển của văn hoá, văn minh không những không làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng xã hội, mà trái lại, còn là điều kiện để các dân tộc xích lại gần nhau hơn...
  • Thêm một lần bàn về văn hóa và văn minh

    16/11/2008Đỗ Kiên CườngThời gian qua, trên Tia Sáng và trên một số báo khác, có nhiều bài viết rất thú vị bàn về chủ đề văn hóa (và văn minh) trong quá trình canh tân đất nước1. Bài viết này xin bàn thêm về chủ đề rất phức tạp và quan thiết này, nhằm góp thêm một tiếng nói để rộng đường dư luận.
  • Văn hóa thời hội nhập: Sắp xếp trong hỗn độn

    25/03/2008Phạm NguyễnTrong lịch sử văn hóa Việt Nam, ít nhất chúng ta đã trải qua hai lần biến đổi lớn về văn hóa xã hội và phải nói rằng hệ quả của nó đã đưa tới những biến đổi tích cực, theo hướng đi lên của dân tộc. Lần một, sự biến đổi ấy đã kéo dài và phát triển trong ngót nghét hai thiên niên kỷ mà ảnh hưởng của nó là văn hóa phương Đông , rõ nét và mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn trong một bối cảnh toàn cầu hóa...
  • Đợt sóng Thứ ba

    25/02/2008GS. Nguyễn Hồng Phong (Viện sử học Việt Nam )Cuốn sách "Đợt sóng Thứ ba" (The Third Wave) do Viện Sử học Việt Nam tổ chức dịch và giới thiệu với bạn đọc là một cuốn sách có giá trị, rất nổi tiếng của nhà xã hội học và tương lai học Alvin Toffler. Để giúp bạn đọc rộng rãi thêm hứng thú để đọc tác phẩm, chúng tôi giới thiệu, nói đúng hơn là lược thuật tóm tắt những nội dung chính của tác phẩm...
  • Đối thoại văn hóa hay đụng độ văn minh

    23/07/2006PGS. TS. Hồ Sĩ QuýSự đối thoại giữa các nền văn hóa là phương thức tối ưu cho sự lựa chọn của con người, là quy luật khách quan của sự phát triển bền vững. Sự đối thoại giữa các nền văn hóa là giá trị định hướng an toàn đối với tiến bộ xã hội...
  • Văn hoá là sự kết tinh của những sáng tạo

    09/03/2006Trương Gia BìnhSự khác nhau của các thời đại văn minh đó dựa trên những căn bản nào? Các nguồn lực quyết định sự tiến bộ trong mỗi thời đại văn minh là gì? Động lực thúc đẩy các quốc gia phát triển trong mỗi thời đại văn minh ở đâu?
  • Sự va chạm của các nền văn minh

    04/07/2005Lam KiềuVài năm gần đây, bạo lực liên tiếp leo thang ở nhiều nơi trên thế giới, các cuộc khủng bố đẫm máu đe dọa cuộc sống của bao người dân vô tội. Hơn thế nữa, các tài sản văn hoá vật thể, minh chứng cho sức mạnh vĩ đại của con người cũng bị phá huỷ. “Trong các cuộc chiến tranh giữa các nền văn hoá, thì văn hoá bao giờ cũng là kẻ chiến bại”. Đó là một trong rất nhiều nhận xét sâu sắc và đầy tâm huyết mà Samuel Shungtington đưa ra trong cuốn sách của mình.
  • Sáng tạo ở bên bờ hỗn độn...

    20/05/2005GS. Phan Đình DiệuKhả năng sáng tạo ở bên bờ hỗn độn, một khả năng phổ biến của mọi hệ thích nghi phức tạp mà ta gặp khắp nơi trong mọi lĩnh vực tự nhiên, sự sống cho đến kinh tế, chính trị, xã hội cung cấp cho con người những cách hiểu mới về cách thức tiến hoá của giới tự nhiên và qua đó sự tiến hoá của các loại hệ thống khác, kể từ khi học thuyết tiến hoá ra đời vào giữa thế kỷ 19...
  • xem toàn bộ