Vốn xã hội: Gây vốn từ đâu?
Hưởng ứng vấn đề nêu lên lần đầu trong số xuân Bính Tuất của báo này, tác giả Trần Sĩ Chương đã đào sâu một cách súc tích đề tài và ở cuối ông có nêu đại ý rằng muốn gây vốn xã hội thì hệ thống pháp luật là yếu tố quyết định. Tôi không phản đối ông Chương về nhận định này, nhưng ở đây xin nêu nên một yếu tố khác quan trọng hơn so với luật pháp không? Trước khi đi xa hơn, tôi xin thưa với độc giả là dẫu cách xa nhau nửa vòng trái đất, anh Chương và tôi là bạn nhau và chúng tôi đồng ý cùng trau dồi để biết thêm, để đồng thuận hơn.
Cái yếu tố khác mà tôi nêu lên ở đây là đạo đức. Chúng ta hiểu đạo đức (morale) như là phép tắc về quan hệ giữa người với người. Và các phép tắc riêng lẻ kia khi gộp chung lại với nhau cho một mục đích và trong một khung cảnh nào đó thì thành luân lý (ethic). Ở đây các danh từ này được dùng lẫn lộn và không nói về một thứ đạo đức nào mà chỉ nói chung nhằm so sánh với luật pháp.
Tương quan giữa đạo đức và luật pháp
Trong cuộc sống hàng ngày, ta có thể thấy việc này. Bà mẹ dặn đứa con trai rằng: "Chơi với em, không được đánh nó". Bà mẹ nêu ra một yêu cầu đạo đức đã có từ lâu trong xã hội: lớn không được đánh bé. Đây là luân lý, nếu bà mẹ đã bảo, mà thằng bé không giữ thì nó bị ăn roi. Đây là luật pháp. Đạo đức khuyên bảo, còn luật pháp bó buộc. Và đạo đức biến thành luật pháp nhờ... cái roi! Nếu bà mẹ không cần có cái roi mà cậu bé vẫn nghe lời thì rõ ràng không cần phải có luật pháp. Vậy thì, để gây vốn xã hội dùng luật pháp cũng được nhưng dùng đạo đức thì rẻ hơn. Và rỏ ràng đạo đức là nguồn gốc của luật pháp. Hơn nữa đạo đức có sẵn trong xã hội vì nó xuất phát từ nhu cầu "có nhau” của con người. Thật vậy, sử gia William Durant đã tìm thấy là “Nhờ tuân theo một đạo cương thưởng nghiêm và tinh tưởng mà trong 16 thế kỷ, những thiểu số Do Thái trong xã hội Kitô giáo đã giữ được sự liên tục và an ổn, và gần như chẳng cần tới quốc gia cùng luật pháp”. Tất nhiên ở đây, chúng ta không phủ nhận sự cần thiết của luật pháp mà chỉ tìm xem, luật pháp và đạo đức, cái nào có tính quyết định hơn trong việc gây vốn xã hội.
Khác biệt về tính chất giữa đạo đức và luật pháp
Luật pháp là một bước phát triển cao hơn của đạo đức. Nó có tính bao quát, toàn diện và giúp nhà cầm quyền cai trị trên một diện rộng. Hơn nữa tùy theo sự chấp nhận luật được tòa án giải thích nó có khả năng sửa soạn cho nhưng cái mới trong tương lai, vì thế, nó tạo điều kiện cho sự phát triển của một quốc gia. Về những mặt này, luật pháp ưu việt hơn đạo đức. Nhưng nó có một số nhược điểm so với đạo đức. Để duy trì tính bó buộc của mình, nó phải có cơ quan xét xử nghiêm minh và cơ quan thi hành án hữu hiệu. Cho yếu tố đầu, cơ quan xét xử phải có sự hỗ trợ của các thành phần khác, đáng kể là đội ngũ luật sư cùng với thành quả của người đi trước nằm dưới các án lệ. Tất cả nhưng yêu cầu này có thể được tóm tắt lại bằng từ ngữ "tốn kém." Và dẫu có như thế đi nữa thì luật pháp cũng vẫn vô hiệu khi hai người chấp hành luật pháp a tòng với nhau!
Nếu so sánh giữa luật pháp và đạo đức trên một nền tảng chung là tính hữu hiệu thì để cho luật pháp hưu hiệu nó đòi hỏi ba biện pháp: ban hành, xét xử và cưỡng chễ, còn đạo đức cần: nhận thức, hỗ trợ và củng cố. Về các biện pháp của cái trước, chúng ta đã biết, vì thế, tôi xin đi vào cái sau.
Các tôn giáo có giáo lý. Nó dạy cho người đi theo có nhân sinh quan, vũ trụ quan, nhưng điều không được làm cho chính mình và cho người khác. Bình thường, sau khi đã thấm nhuần giáo lý, người có tín ngưỡng hành động theo thói quen, nhưng trong những trường hợp bị phân vân thì giáo lý trở thành kim chỉ nam. Giáo lý thường được triển khai thành các bài kinh ngắn gọn dễ nhớ và trẻ em từ khi lên ba là đã phải đọc theo ở nhà. Đây là quá trình nhận thức và nó từ từ thấm vào các em. Lớn hơn một tí các em thưởng theo bố mẹ đến nhũng nơi tế tụng. ở đó, giáo lý được đào sâu, thực tế hóa, với gương tốt xấu được nêu ra, các ưu điểm được phát huy, các khuyết điểm được khắc phục trong việc sống theo giáo lý. Đó là quá trình hỗ trợ. Cuối cùng, là các buổi lễ cầu nguyện, cầu siêu. Những nghi lễ này tác động vào niềm tin của họ, có một hiệu quả tâm lý, giúp họ an tâm giữ và làm những gì đã được dạy.
Có thể các biện pháp: nhận thức - hỗ trợ và củng cố của đạo đức tính ra cũng tốn kém như chi phí điều hành luật pháp, nhưng vì chúng được áp dụng từ từ và dài lâu nên người ta chẳng thấy vậy mà lại thấy không cần thiết. Hơn nữa, đạo đức khác luật pháp mình ở một điểm là: luật pháp đòi phải có một người thứ hai canh chừng, còn đạo đức không cần. Khi ấy người ta tự giác và hoàn toàn tự do như Chủ nghĩa Cộng sản muốn đạt đến.
Tác động của đạo đức trong tương quan con người
Các biện pháp của người có tín ngưỡng sẽ không có lợi ích gì nếu nó không tác động vào cuộc sống hàng ngày. Nhưng nó có và tôi xin nêu một thí dụ. Lúc chiều cô bé nhìn thấy anh trai mình đánh gãy cái muỗm múc canh. Khi dọn cơm, mẹ hởi cô ai làm gãy. Cô bé phân vân. Nếu bảo anh làm thì anh ấy sẽ không chơi với mình nữa, nếu nói “không biết” là dối mẹ. Với một người lớn họ không có sự phân vân kia vì nghĩ đến mẹ, đến việc làm gãy. Cô bé kia không nghĩ được như thề, chỉ sợ người anh không chơi với mình, tuy nhiên cô biết không nói với mẹ là nói dối và là phạm tội nói dối. Nghĩ đến tội, cô nhớ đến đấng cô đã tin, mà cô đã được dạy dỗ, vậy nếu nói dối là phạm tội với ngài. Cô không thể phạm tội đối với đằng ấy, mặc dù nếu nói dối, thì mẹ cũng không biết và cô sẽ được chơi với anh. Cô có sự chọn lựa và cô quyết định nói với mẹ là người anh trai làm gãy. Cô bé đã nghĩ đến một cái gì cao hơn, vượt trên tất cả. Cô sợ mất lòng đấng cô tin hơn là một lòng anh mình. Và cô là một người nói thật.
Về người nói thật, thì không phải chỉ những người có tín ngưỡng, mà tất cả những ai nói thật đều giống nhau ở một điểm là: họ chỉ biết một điều duy nhất là nói thật. Trái lại, người nói dối biết hai thứ: nói thật và nói dối. Trong lần đầu tiên giao tiếp với người khác, người nói thật (là A) không bao giờ nghĩ ra được rằng người mình tiếp xúc (là B) sẽ nói dối vì (i) A không biết nói dối và (iii) suy bụng ta ra bụng người. Về phần người nói dối (là A’), họ hệ đã nói dối, nên trong lòng họ sự nói dối hiện diện, và khi suy bụng ta ra bụng người, họ cũng nghĩ B nói dối. Và để an toàn cho mình, họ tin B nói dối nhiều hơn nói thật. Và những thái độ ban đầu khác nhau này tạo nên vốn xã hội. Người nói thật giao tiếp với người khác trong sự thành thật, còn người nói dối thì trong sự nghi ngờ. Quen thế mãi, người nói dối mất đi sự ham muốn nói thật, lòng họ không còn áy náy khi nói dối, cũng chăng còn bực mình vì phải nói dối, cuối cùng tin điều họ nói dối là thật.
Vốn xã hội đòi hỏi con người trong một xã hội phải cam kết với nhau, tự tổ chức mình lại để huy động các nguồn tài nguyên hầu giải quyết các vấn đề thuộc về lợi ích chung của xã hội. Người ta không thể tự tổ chức thành một đội ngũ, làm vốn xã hội gia tăng, nếu người này nghi ngờ người kia, hay dối trá người nọ. Và ở đây luật pháp chắc chắn là phải... đầu hàng!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn