Sự ích kỷ đang lớn dần trong xã hội
>> Tại sao văn hóa "suy dinh dưỡng"?
Thiện ác có thể xoay chuyển trong gang tấc, nhưng sự vô cảm, từ chối các trách nhiệm tương quan mới khiến chúng ta trở thành người đứng ngoài thơ ơ trước tất cả những vận động của cuộc sống.
Thích nghi văn hóa
Nhìn vào những biểu hiện xã hội ở một môi trường như tôn giáo sẽ giúp chúng ta lý giải nhiều hơn về những cú sốc văn hóa đã và đang xảy ra ở những tầm mức nghiêm trọng khác nhau mà vẫn chưa giúp nhiều người bừng tỉnh, nhìn nhận để điều chỉnh. Thái độ im lặng “như thế mà trôi” trước những cú sốc văn hóa ấy cho thấy sự ích kỷ thực sự còn lớn hơn rất nhiều đang tồn tại trong nhận thức của người lớn.
Thích nghi văn hóa đã xảy ra trong bình diện ngược chiều. Rằng nhẽ ra mức độ ảnh hưởng của vốn văn hóa truyền thống phải là những điều mà người trẻ phải thích nghi thì gần như những người già đang phải thích nghi nhiều hơn với người trẻ và với lối sống “tự do” mới. Những thói quen và cách hành xử văn hóa trở nên chán nản và mệt mỏi. Đã vậy, người trẻ vứt rác nhưng không có người già nào nhặt rác để định hướng hành vi cho họ, vì chúng ta suy nghĩ rằng “ai làm người nấy chịu”.
Suy nghĩ này không phải lúc nào cũng thích hợp trong môi trường mà những ứng xử tình cảm luôn được đặt lên trên, đặc biệt khi chính chúng ta, trong nhiều tình huống vẫn chưa thể hiện tốt văn hóa tự chịu trách nhiệm. Người trẻ rất cần chúng ta nghiêm khắc và bao dung.
Trong quá trình sống có những thói quen ứng xử được thay thế hay bổ sung, nhưng từ trong nền tảng tâm thức, sự sống dậy của ký ức sẽ là cơ hội để tái hiện những ứng xử văn hóa thích nghi trong từng điều kiện và hoàn cảnh sống.
Một người có thể có đến hai hay ba, thậm chí bốn môi trường văn hóa trong mình, nhưng khi trở về thực tại ứng xử truyền thống, chính họ là người hơn ai hết muốn xác lập rằng họ thuộc về một truyền thống. Và chỉ có những điều tốt đẹp trong một ký ức đầy ý nghĩa của văn hóa, tình thương, lòng trắc ẩn, sự bao dung, tâm linh, tín ngưỡng và huyết thống sẽ kêu gọi họ trở về. Họ không thể sống một cách lơ lửng không tâm linh và không gốc nguồn truyền thống. Hậu quả đó sẽ thật xót xa, bởi nếu chúng ta còn đang là những người lưu vong văn hóa trên chính quê hương của mình thì họ làm sao có thể tiếp nhận những giá trị của tình thương yêu mà có ý thức giữ gìn, bảo vệ.
Không thể biện minh
Thời bao cấp, chúng ta phải xếp hàng để mua mọi thứ, nhưng không phải vì luôn luôn phải xếp hàng mà chúng ta có một văn hóa xếp hàng. Cho nên, hình ảnh chen lấn, chộp giật, sợ mất phần tốt hơn đã ám ảnh vào trong đầu óc và di căn vào nhiều thế hệ. Chúng ta không có văn hóa công bằng nên không tạo ra văn hóa xếp hàng đúng nghĩa.
Vì một người nhận thấy có sự công bằng thì họ đến sớm hay đến muộn cũng nhận được sự công bằng tương tự, dĩ nhiên họ không tranh chấp, không lấn lướt, không thô tháo. Văn hóa thì không phải xếp hàng nhưng chính sự xếp hàng tạo ra văn hóa, văn hóa là một quá trình chuyển động của những ứng xử có chuẩn và ích mình lợi người.
Dù người trẻ có tiếp nhận hình thức văn hóa (Đông – Tây) nào thì không thể nói rằng xả rác, vặt hoa bẻ cành, nói năng tục tĩu, đi đứng bát nháo là văn hóa được. Vì dư luận xã hội vẫn luôn chỉ ra cho họ thấy đó là hành vi thiếu thẩm mỹ.
Họ có tiếp xúc với những chỉ trích đó không? Có lúc họ nhận ra, nhưng tại sao khi tiếp cận trực tiếp với hoàn cảnh, họ vẫn hành xử theo kiểu vắng bóng hoàn toàn những ứng xử văn hóa? Vì bản thân họ đã ở trong tình trạng ứng phó với những bản án và sự luận tội của số đông.
Không ai cho họ được biện minh rằng họ đang có một gia đình đổ vỡ, rằng họ đang hoang mang, rằng tâm sinh lý của họ đang có những vấn đề trầm trọng, rằng họ trước kia cũng ngoan ngoãn hiếu thảo, rằng thần tượng của họ sụp đổ, rằng họ không có được một môi trường giáo dục gia đình và nhà trường tốt như người khác...
Sự ích kỷ đang lớn dần lên trong xã hội?
Vô vàn những lý do họ đưa ra cung cấp cho chúng ta những nhìn nhận tương quan chuẩn xác hơn. Phải chăng sự ích kỷ đang lớn dần lên trong xã hội, ngay cả khi đẩy họ không ngừng về phía tội lỗi và buộc họ phải tội lỗi. Giá trị tương quan ấy chí ít gợi nên cho chúng ta lòng trắc ẩn, rằng thiện ác có thể xoay chuyển trong gang tấc, nhưng sự vô cảm, từ chối các trách nhiệm tương quan mới khiến chúng ta trở thành người đứng ngoài thơ ơ trước tất cả những vận động của cuộc sống.
Tôn giáo, trong khi ấy, nhẽ ra phải là nơi thực thi những ý tưởng tốt đẹp, trở thành những liệu pháp tinh thần để cân bằng xã hội thì không may, những cú sốc văn hóa ở nơi đây thêm một lần nữa tấn công và vùi dập nhận thức của lớp trẻ: rằng ở một số nơi thiêng liêng tình trạng thế tục hóa, thương mại hóa tâm linh đang diễn biến phức tạp, đáng nói nó trở thành nơi để người ta cầu cúng, tìm kiếm danh lợi, thậm chí dùng thần thánh làm bức bình phong để che lấp những hành động xấu ác của mình?
Tham vọng cất thành lời cầu xin hay ẩn ngầm trong tâm thức đã ít nhiều phơi bày một xu hướng sống ích kỷ, thờ ơ vô cảm, mạnh ai người đó cầu xin cho mình có thêm tài lộc, công danh… trong khi, ngay bên cạnh nhà họ, có thể có những người đang thập tử nhất sinh, đang bần cùng không lối thoát.
Với những biểu hiện phức tạp trên, chắc chắn văn hóa phải được nhìn nhận trên bình diện tổng thể tiếp nhận và bài tha. Hai quá trình ấy có công dụng khép lại và mở ra những giá trị vốn dĩ có thể bổ sung cho nhau ở định mức thăng bằng. Và dù biểu hiện ra sao thì văn hóa vẫn là những nấc thang giá trị mà đôi chân của mỗi người đều phải bước, không kể họ đang đứng ở địa vị, tổ chức xã hội nào.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn