Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

12:00 SA @ Thứ Ba - 28 Tháng Mười Một, 2006

Công cuộc đổi mới đất nước trong 15 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn. Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công về mặt kinh tế, công cuộc đổi mới đang đặt ra cho Việt Nam nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm, trong đó có vấn đề sự xuống cấp của đạo đức. Điều đó có liên quan đến mặt trái của cơ chế thi trường, đến sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường tới các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trước tình hình đó, một số người cho rằng, sự xuống cấp về đạo đức xã hội bắt nguồn từ việc khuyến khích lợi ích cá nhân của người lao động, rằng lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội là hai yếu tố hoàn toàn không dung hợp với nhau. Bên cạnh đó, một số tác giá lại khẳng định rằng, sự chấp nhân và khuyến khích lợi ích cá nhân (cố nhiên là lợi ích cá nhấn chính đáng), tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cua mỗi cánhânvề nhiều phương diện, nhất là phương diện tài năng và trí tuệ. Nói cách khác, cơ chế thị trường là môi trường thuận lợi để phát huy vai trò chủ thể cá nhân, là cơ chế tất cho nhân cách phát triển trong điều kiện hiện nay. Để góp phần làm rõ vấn đề này, theo chúng tôi, cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội, cũng như sự tác động của lợi ích cá nhân đối với đạo đức xã hội ấy trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay nói riêng: Song, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chủ yếu bàn đến sự tác động của lơi ích cá nhân đối với đạo đức xã hội, chứ chua bàn đến sự tác động ngược trở lại của đạo đức xã hội đối với lợi ích cá nhân.

Khi nghiên cứu hệ thống các động lực thúc đẩy con người hành động, người ta thường nhắc đến vai trò của nhu cầu, lợi ích, cũng như của các động cơ tư tưởng.

Hơn 100 năm trước, Ph.Ăngghen đã từng chỉ ra rằng: "Đáng lẽ phải giải thích hoạt động của mình từ nhu cầu của mình... thì người ta lại quen giải thích hoạt động của mình từ tư duy của mình...". Sở dĩ như vậy vì nhu cầu là đòi hỏi của con người, của từng cá nhân, của các nhóm xã hội khác nhau hay của toàn xã hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển. Có thể nói, không chỉ các nhà triết học mácxít, mà cả các nhà triết học phương Tây cũng thừa nhận vai trò to lớn của nhu cầu trong việc thúc đẩy hoạt động của con người. Chính vì vậy, một trong những tiêu chuẩn của xã hội hiện đại là khả năng đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu mới nảy sinh.

Nhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa. Xét về bản chất, lợiích chính là mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài chủ thể với nhu cầu của chủ thể, còn về mặt nội dung, lợi ích là cái thoả mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu.

Trong mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích, nhu cầu quyết định lợi ích. Do đó, nó là cơ sở của lợi ích, còn.lợi ích thì ngược lại, xuất phát' từ nhu cầu, dựa trên nhu cầu là sự thể hiện của nhu cầu.

Như vậy tính chất động lực của nhu cầu được thực hiện không phải một cách trực tiếp mà gián tiếp thông qua lợi ích, còn lợi ích là khâu trực tiếp hơn cả trong việc tạo nên động cơ tư tưởng thúc đẩy con người hành động nhằm thoa mãn nhu cầu. Nhu cầu ngày càng lớn thì sự hấp dẫn của lợi ích đối với chủ thể càng lớn và do đó động cơ tư tưởng nảy sinh trên cơ sở của lợi ích này cũng càng cuốn hút con người, thúc đẩy con người lao vào hành động.

Chính C.Mác cũng đã từng nhấn mạnh, tất cả những gì mà con người đấu tranh để giành lấy đều gắn liền với lợi ích của họ. C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng nói rằng,lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người đang theo đuổi những mục đích của mình. Trong cuộc đấu tranh vì sự sống còn của bản thân mình, con người có nhu cầu chung phải liên kết với nhau. Bản thân những nhu cầu chung này là cơ sở nảy sinh những lợi ích chung giữa họ. Song, ngoài những lợi ích chung đó, mỗi con người lại có những lợi ích riêng nảy sinh trên cơ sở của các nhu cầu được hình thành từ những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể. Bên cạnh đó, bản thân những nhu cầu chung của cộng đồng và xã hội, cũng như những nhu cầu riêng của cá nhân lại có nhiều loại: nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần...Những nhu cầu này là cơ sở để hình thành nên các lợiích vật chất, lợi ích tinh thần...

Như vậy, tất cả những gì thúc đấy con người hành động đều gắn liền với nhu cầu và lợi ích của họ. Điềm khác nhau chỉ là ở chỗ có hành vi chịu sự chi phối của lợi ích vật chất, có hành vi bị chi phố bởi lơi ích tinh thần, có hành vi chịu sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân, có hành vi chịu sự thúc đẩy của lợi ích tập thể, xã hội. Khốngcó hành vi nào của con người hoàn toàn thoátkhỏi sự thúc đẩy của lợi ích.

Song, trong xã hội, các lợi ích khác nhau đó, đặc biệt là giữa lợi ích riêng và lợi ích chung lợi ích tập thế và lợi ích xã hội), có thể phù hợp với nhau, cũng có thể khôngphù hợp, thậm chí còn trái ngược nhau. Điều đó còn xảy ra đối với cả những lợi ích chung của các cộng đồng khác nhau, cũng như đối với các lợi ích riêng khác nhau. Để những hành vi và những hoạt động của từng người cụ thể đang theo đuổi các lợi ích khác nhau không triệt tiêu nhau và làm rối loạn xã hội, xã hội cần đến những phương thức điều tiết hành vicủa con người mang ý nghĩa phổ biến. Đạo đức là một trong những phương thức như vậy và là phương thứcđầu tiên mà loài người sử dụng. Cùng với sự phát triển xã hội, khi mà sự phân công xã hội càng chặt chẽ, khi khả năng và tính tất yếu của sự hợp tác giữa người và người càng lớn, thì người ta càng tuân thủ những yêu cầu đạo đức và quy phạm pháp luật nhất định; cần áp dụng các biện pháp không gây tổn hại đối với người khác. Vì vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng nói rằng lợi íchđược hiểu một cáchđúng đắn là toànbộ cơ sở củađạo đức.

Với tư cách là phương thức đặc thù điều tiết hành vi của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động, đao đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh lợi ích trực tiếp của các giai cấp, dân tộc, thời đại. Vì đạo đức bao giờ cũng có mối quan hệ trực tiếp với những lợi ích chung nên khách thể của ý thức đạo đức bao gốm những quan hệ giữa người và người trong xã hội, quan hệ giữa con người với những sự kiện của đời sống xã hội và quan hệ của con người với chính bản thân mình với tư cách là một thành viên của một đơn vị xã hội nhất định.

Khác với phương thức điều tiết bằng pháp luật, tức là phương thức điều tiết có tính chất cưỡng chế, đạo đức thuộc lĩnh vực của sự tự nguyện, của hành vi vị tha vì người khác và vì xã hội. Tất nhiên, tính vị tha của đạo đức hoàn toàn không có nghĩa là loại bỏ tất cả những gì thuộc về cá nhân, cá tính của con người. Trái lại, tính vị tha của đạo đức chỉ loại bỏ những gì thuộc về cá nhân và cá tính đối lập với xã hội; có hại cho xã hội. Những lợi íchcá nhâncủa từng người cụ thể với tính cách là thành viên của xã hội, nếu khôngđối lập với lợi ích xã hộithì luônlà động cơ của những hành viđạo đức chân chính.

Vì vậy, hành vi đạo đức cao thượng được thề hiện rõ khi có sự xung đột giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của người khác hoặc của tập thể, cộng đồng; trong trường hợp đó, chủ thể đạo đức có thể tiết chế hoặc hy sinh những lợi ích cá nhân của mình. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là đạo đức gạt bỏ hết lợi ích cá nhân. Trái lại, trong phạm vi hợplý và chính đáng,đạo đức vẫncho phép con người đạt tới những lợi ích cá nhân.Những hành vi tìm kiếm lợi ích cá nhân với tiền đề đã được xã hội chấp nhận và bảo đảm, đồng thời không làm tổn hại đến xã hội, đến tập thể, đến người khác đều không phải là hành vi phi đạo đức. Đó chính là cơ sở lý luận để xem xét mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Kể từ khi Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường, những thay đổi to lớn trong các quan hệ kinh tế đã tác động mạnh mẽ tới các lợi ích của con người. Bơi lẽ lợi ích của con người được biểu hiện tập trung ở các quan hệ kinh tế. Sự thay đổi của quan hệ kinh tế được thể hiển trên các lĩnh vực: sở hữu, phân phối và quản lý. Trong lĩnh vực sơ hữu với đường lối đổimới, từ chỗ chỉ có hai hình thức toàn dân và tập thể, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu trên cơ sở chế độ. công hữu về các tư liêu sản xuất chủ yếu, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

Sự thay đổi trong lĩnh vực phân phối được thể hiện ở chỗ, nếu như trước đây, Việt Nam chủ yếu chỉ sử đụng hình thức phân phối theo lao động thì hiện nay, các hình thức phân phối ngày càng trở nên đa dạng hơn. Chính sự đa dang của các hình thức phân phối đã góp phần thực hiện công bằng xã hội - một mục tiêu quan trọng của sự phát triển đất nước theo định hướng xã hối chủ nghĩa, đồng thời huy động được vốn đầu tư để phát triển sản xuất.

Trong lĩnh vực quản lý, cơ chế thị trường thay cho cơ chế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp. Chính cơ chế đó đã cho phép các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp có được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh.

Nói đến kinh tế thị trường là nói đến con người kinh tế và khi tiến hành hoạt động kinh tế, con người chịu sự chi phối của lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhânđã có vai trò đángkể trong việc thúc đẩy con người hành động.Nhờ việc theo đuổi các lợi ích cá nhân khác nhau mà hoạt động của con người không những tạo ra những sản phẩm thoả mãn các nhu cầu cá nhân của mình, góp phần làm giàu cho bản thân, mà còn góp phần xoá đói, giảm nghèo, làm giàu cho xã hội.

Nhờ những thay đổi trên đây, chỉ tính riêng từ năm 1996 đến nay, hàng năm nước ta đã giải quyết được 1,2 triệu việc làm mới. Điều đó góp phần giảm bớt sự căng thắng trong xã hội. Bởi lẽ, không có một chính sách xã hội nào tất hơn là tạo ra cho những người có khả năng lao động đi và muốn lao động, đó là cơ hội kiếm được việc làm. Nhờ tiến hành công tác xoá đói, giảm nghèo có được những bước tiến bộ đáng kể, chúng ta đã giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của nước ta) từ trên 30% xuống 10%.

Như vậy, hoạt động vì lợi ích cá nhân chính đáng của con người đã góp phần làm giàu cho bản thân con người, đồng thời góp phần giảm bớt sự nghèo đói cho xã hội. Đến lượt nó, sự giàu có chính đáng của cá nhân đã làm nảy sinh ở con người những tấm lòng hào phóng, từ thiện, sự thân ái, lòng vị tha. Điều đó không những góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội, mà còn tạo ra bầu không khí thân ái trong xã hội, góp phần tạo cơ sở cho việc xây dựng đạo đức mới.

Mặt khác, dưới sự tácđộng của lợi ích trong nền kinh tế thị trường, một số quan niệm về những chuẩn mựcđạo đức cũng có sự thay đổi.Một số hành vi trước đây bị coi là phi đạo đức thì hiện nay, trở thành hành vi có đạo đức. Ví dụ, nếu như trước đây, việc thuê lao động bị coi là hành vi bóc lột và vô nhân đạo, thì hiện nay, việc thuê mướn lao động mà người thuê và người được thuê đã thoả thuận hợp lý, hợp tình về quyền lợi của nhau thì lạiđược coi là hành vi nhân đạo, bởi nó không những góp phần giúp xã hội tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, mà còn trực tiếp góp phần cải thiện đời sống cho người lao động, giúp họ thoát khỏi cảnh thất nghiệp.

Có thế nói rằng, lợi ích cá nhâncó vai trò tích cực đối với sự hình thành các quan hệđạo đức, cũng như làm thayđổi mộtsô quan niệm về các chuẩn mựcđạo đức.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, lợi ích cá nhâncũng có tácđộng tiêu cựcđối với đạo đứcKhi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mọi quan hệ xã hội có thể bị biến thành quan hệ tiền nong, mua bán, trao đổi.

Mặc dù Việt Nam mới chuyển sang kinh tế thị trường 15 năm, song tình hình đó cũng diễn ra tương tự. Đồng tiền bắt đầu thâm nhập sâu vào các quan hệ xã hội. Vì tiền, vì lợi ích cá nhân, người ta sẵn sàng hy sinh lợi ích xã hội, bất chấp luân thường đạo lý.Tình trạng thương mạihoá đã thâm nhập sâu vào những lĩnh vực vốn xưa kia là mảnh đất nuôi dưỡng những hành vi đạo đức, như giáo dục - đào tạo và y tế .

Kinh tế thị trường, thông qua lợiích cá nhân,đã có tácđộng tiêu cực tới đạo đức truyền thông.Những biểu hiện của sự tác động tiêu cực đó là:

Thứ nhất,xuất hiện thái độ coi thường đạo đức truyền thống, bất chấp luân thường đạo lý, chạy theo lối sống xa hoa, trụy lạc.

Trong những năm gần đây, do kinh tế phát triển nhiều gia đình trở nên giàu có Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là ở chỗ, bên cạnh những gia đình giàu có đó chịu khó làm ăn, biết kinh doanh, sản xuất giỏi, thì một số kẻ giàu có, do lợi dụng chức quyền, đã làmgiàu bất chính. Khi đồng tiền kiếm được một cách quá dễ dàng, không phải độ lao động thì nó rất dễ dẫn con người đến chỗ ăn chơi sa đọa. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường, do chây lười hoặc không biết làm ăn nhưng lại thích ăn ngon, mặc đẹp, một số người đã rơi vào cảnh khốn quẫn. Để tồn tại, không ít kẻ trong số đó đã đi vào con đường phạm tội. Không ít kẻ chỉ vì vài ngàn đông mà có những hành vi vô đạo đức, mất tính người.

Chúng ta cũng có thể nhận thấy sự suy thoái về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường thông qua một số dẫn chứng về tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự trong những năm gần đây.

Chẳng hạn, theo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật, số vụ hiếp dâm nói chung và hiếp đâm trẻ em nói riêng có xu hướng ngày càng tăng lên. Nếu như năm 1993 phát hiện được 500 vụ hiếp dâm, trong đó có 73 vụ nạn nhân là trẻ em (chiếm 14,6%), năm 1994 phát hiện được 861 vụ hiếp dâm, trong đó có 143 vụ nạn nhân là trẻ em (chiếm 16,6%), thì đến năm 1997 phát hiện 1097 vụ hiếp dâm, tăng 27% so với năm 1996, trong đó vụ hiếp dâm trẻ em tăng 41%. Trong vài năm gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau, số vụ trọng án giết người, cướp của, cố ý gây thương tích đối với người thân tăng lên. Chẳng hạn, nghiên cứu những vụ trọng án, đặc biệt là những vụ giết người cho thấy, có 90 % các vụ giết người có nguyên nhân mang tính xã hội; trong số các vụ án giết người được nghiên cứu trong mấy năm gần đây thì có tới 24,4% số vụ nạn nhân lại chính là thân nhân của thủ phạm (nạn nhân là vợ, chồng, con cái,.anh, chị, em ruột). Tính chất côn đồ, trắng trợn của hành vi giết người không chỉ phản ánh sự xem thường pháp luật của kẻ phạm tội, mà còn thể hiện sự biến đổi trong tính nhân bản thuộc về đạo đức của con người.

Thứ hai,phản ứng của xã hội đối với các hành vi phi đạo đức cũng giảm đi. Chẳng hạn, nếu như trước đây, những hành vi suy đồi về đạo đức như rượu chè bê tha, trai gái đĩ điếm, ăn gian, nói dối, đã bị xã hội lên án hết sức mạnh mẽ, thì ngày nay, sự phản ứng của xã hội cũng có mức độ.

Thứba, trong xã hội xuất hiện thứ đạo đức giả. Thực ra, bất cứ xã hôi nào cũng có hiện tượng đạo đức giả tồn tại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện hiện tượng đạo đức giả được che đậy hết sức tinh vi vừa qua chúng ta đã phát hiện ra không ít những hiện tượng làm ăn phi pháp, nhưng lại núp dưới danh nghĩa từ thiện, nhận nuôi dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng xây nhà tình nghĩa, tài trợ cho các hoạt động thể dục, thể thao nhằm tạo vỏ bọc, trốn tránh sự truy cứu của pháp luật.

Tất cả những biểu hiện trên đây đều bắt nguồn từ lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền và lợi ích vật chất đơn thuần. Mọi mối quan hệ xã hội trong xã hội đều được giải quyết chỉ dựa trên lợi ích kinh tế. Chính điều đó vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của những sự xung đột giữa các thế hệ, giữa các thành viên trong giạ đình, giữa những người có trình độ và hiểu biết khác nhau về xã hội.

Như vậy, có thể nói, lợi ích cá nhân trong nền kinh tế thị trường đã tác động đến đạo đức theo hai hướng trái ngược nhau. Theo hướng tích cực,lợi ích cá nhân góp phần tạo nên các giá trị và các chuẩn mực đạo đức mới theo hướng tiêu cực,vì lợi ích cá nhân mà con người có thể làmbăng hoại các giá trị đạo đức truyền thống của mình. Cả hai xu hướng đó đều song song tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, không thể nói một cách chungchung rằng lợi ích cá nhân có tác động tích cực hay tiêu cực đến đạo đức xã hội. Để đánh giá tính tích cực hay tiêu cực của lợi ích cá nhânđối vớiđạo đức, cần xem xét hiệu quả mà lợi íchđó đem lạicó phù hợp với lợi ích chung của xã hội hay không. Đồng thời không thể nói mộtcách giản đơn răng, sự xuống cấp vềđạo đức hoàn toànbắt nguồn từ việc khuyên khích lợi ích cá nhân của người lao động.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cần nhìn sâu hơn vào tệ gian lận trong thi cử

    19/07/2018Một mùa tuyển sinh lại trôi qua và những người chịu trách nhiệm tổ chức công việc muôn phần phức tạp ấy đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhưng không ít người, trong đó có tôi, lại vẫn thấy có cái gì đó đè nặng trong tâm tưởng khi mà một lần nữa kỳ thi vẫn nổi cộm lên sự gian lận trắng trợn hơn, tinh vi hơn và thậm chí được hiện đại hoá với “những thí sinh VIP, những thí sinh lắm tiền dùng công nghệ cao để trang bị kiến thức ảo cho mình” ...
  • Văn hóa và Tăng trưởng

    25/11/2016Nguyễn Trần BạtỞ đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, tóm lại, ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát triển....
  • Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

    27/09/2016Nguyễn Thế KiệtĐạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho sinh viên

    08/09/2016GS. Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái gì đó, thì “cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Nghiên cứu phức hợp về con người

    18/08/2015Hồ Sĩ Quý"Hình tượng con người bị vỡ ra hàng nghìn mảnh, cần phải được tập hợp sắp xếp lại" (M. Scheler). Tiếp cận phức hợp về con người không phải là phương thức nghiên cứu hoàn toàn mới. Người ta biết tới lối nhận thức này ngay từ thời cổ đại...
  • Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội

    25/10/2014Mai Xuân Hợi...sự tiến bộ của đạo đức là do những giá trị đạo đức trong lịch sứ phát triển của nó tạo thành. Trong các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Lớp “Học làm Người” giữa lòng TP.HCM

    20/11/2012Tại số nhà 48 Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình (TP.HCM) có một trường học mang tên Trường Hán Nôm Nguyễn Trãi. Nói là “trường học” nhưng thực chất chỉ có mỗi một phòng rộng khoảng chừng 100 m2. Trường chỉ có duy nhất một giáo viên, vừa giảng dạy, vừa kiêm chức hiệu trưởng...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ

    04/08/2006TS. Đặng Hữu ToànToàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang giá trị và chuẩn giátrị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấnđề cấp bách cho mọiquốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thông nói riêng...
  • Nhỏ: dối trá, lớn lên: sao thành người tử tế!

    23/07/2006H. VinhNền giáo dục ngày nay, mục đích thi cử rõ ràng là để lựa chọn những người đủ tâm, đủ tài cho đất nước. Nhưng chúng ta không khỏi băn khoăn, trăn trở qua những kỳ thi nhiều khi bị biến tướng, không phản ánh thực chất của việc học hành và trình độ các thí sinh hiện tại, không phản ánh đúng thực chất của tình hình giáo dục hiện nay...
  • Tư tưởng của Ngô Thì Nhậm về con người và giáo dục con người

    06/07/2006Nguyễn Bá CườngNgô Thì Nhậm (1746 – 1803) là nhà tư tưởng tiêu biểu của lịch sử dân tộc, với những đóng góp về mặt triết học, chính trị học, quân sự học, văn học, giáo dục… Trong đó, vấn đề con người được ông quan tâm trước hết. Ông tiếp cận vấn đề con người và bản tính con người vừa trên cơ sở “thiên tính tự nhiên’ vừa trong những quan hệ xã hội phức tạp. Đặc biệt, ông chỉ ra vai trò to lớn của điều kiện kinh tế và giáo dục đối với sự hình thành và thay đổi bản tính con người...
  • Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay

    25/06/2006PTS. Nguyễn Văn PhúcSự hình thành nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng, bị quy định bởi tổng thể những điều kiện kinh tế xã hội và bởimột hệ thống giáo dục do chính những điều kiện kinh tế - xã hội đó quy định. Tuy vậy, để xây dựng nhân cách đạo đức, trước hết cần phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức để từ đó, rút ra những giải pháp khả thi...
  • Văn hóa là gì?

    23/06/2006Nicolas JournetKhái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

    21/12/2005Nguyên NgọcKhi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Tôi bây giờ nghĩ khác. Chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy...
  • Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức, cho sinh viên hiện nay

    18/11/2005TS. Nguyễn Ngọc ThuXác định đạo đức là "gốc" của người cách mạng, nó không chỉ là nền tảng nhân cách trong sự thống nhất với tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để trau dồi tri thức nói chung, nâng cao trình độ lý luận nói riêng...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Tư Tưởng Loài Người Qua Các Thời Đại

    13/09/2005Tác giả: Sir Julian Huxley- Dr. J. bronowski- Sir Gerald Barry- James Fisher. Tư tưởng loài người qua các thời đại là quyển sách cuối của bộ sách nghiên cứu về tri thức loài người. Tổng tập sách này trình bày một cách toàn diện sự phát triển của những tư tưởng chủ yếu về : tôn giáo, khoa học, đạo đức, xã hội... những tư tưởng ảnh hướng đến đời sống vǎn minh của loài người...
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho Sinh viên

    01/09/2005Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “Cái đang thiếu mà nếu thiếu cái đó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • Tin vào thế hệ @

    05/07/2005Liệu có cần thiết phải băn khoăn và lo âu quá nhiều như vậy về một thế hệ mới xuất hiện trong xã hội hay không? Thay vì hồ nghi, xin hãy tin tưởng. Thay vì xét nét chúng ta hãy hướng dẫn họ bằng những tấm gương cả tốt lẫn xấu của các thế hệ đi trước. Tôi rất phục các bậc tiền bối khi quyết định dựng Bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu Quốc tử Giám với mục đích để răn đe hậu thế: Người thực tài có công với đất nước sẽ được vinh danh, người không thực tài sẽ chịu nhục vì cái hư danh của mình đến muôn đời...
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi bằng con đường nào?

    09/07/2005Nguyên NgọcĐã ít lâu nay, khi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, hình như nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác