Nhân ngày tôn vinh nhà báo

10:32 SA @ Chủ Nhật - 21 Tháng Sáu, 2009

Người mách lối chỉ đường

Người ta sống không chỉ bởi bát cơm. Bạn có thấy thanh bình mỗi sáng với tờ báo quen thuộc trên tay. Đọc nhiều thành nghiện, vắng báo đôi ngày chợt như thiếu thốn, chợt như chẳng thể tự tin trước dòng đời cuộn chảy. Bình dị thế thôi, song báo đôi khi trở thành người bạn, người mách lối chỉ đường.

Là một ý chẳng hề tồi, nếu mỗi năm người ta lại có dịp tri ân những người sốt sắng tìm tin, gọt giũa chữ nghĩa, cấp tập in ấn, gói ghém để báo kịp lên sạp mỗi buổi tinh mơ. Tìm được tin đúng và trúng sự thật đã là khó, truyền tin ấy tới bạn đọc sao cho hấp dẫn và không va vấp mới thật khó hơn.

Báo chí có một vai trò đáng kể trong phản ánh ý kiến của nhân dân đối với các chính sách của chính quyền. Những tiếng nói đa chiều ấy có thể giúp chính sách đỡ thiên vị. Lắng nghe và hành động vì lợi ích của hàng triệu bạn đọc, chính quyền sẽ trở nên mạnh mẽ bởi sự hậu thuẫn của nhân dân.

Nhiều vị đại biểu Quốc hội mà tôi có dịp tham vấn trong kỳ họp vừa rồi đều cho rằng nếu chỉ đọc và phân tích thông tin từ báo chí, đại biểu cũng có thể nắm bắt được rất sát mong đợi của cử tri. Vì lẽ ấy, báo chí trở thành dung môi giúp chính quyền tiếp xúc với nhân dân.

Cho tới một ngày đủ tự tin hơn nữa, quyền được biết và được nói của dân chúng sẽ giúp báo chí có thêm năng lực phản biện chính sách và dẫn dắt công luận. Thật quý bởi có một ngày để tôn vinh nghề báo, những mong từ một ngày tôn vinh hướng tới cả năm tôn trọng.

Nhớ lại ghi chép cách đây hơn 1 tháng (14/05/2008):Rủi ro nghề báo

Một tin đáng lo với những người làm nghề báo, rủi ro này có thể giáng xuống đầu bất kỳ ai xông xáo muốn cung cấp cho công chúng những tin mà người ta muốn đọc, ví dụ vì sao thuốc Tây tăng giá, vì sao cọc phân cách bê tông lại có lõi bằng cọc tre, vì sao một ông TGĐ lại có bạc tỷ để chơi cờ bạc. Tuy nhiên, nhụt chí báo giới rất có lợi cho những ai duy trì hiện trạng không minh bạch, đục nước mới béo cò. Chỉ có điều, pháp luật nước ta về bảo mật khá phiền toái, nội vụ chưa rõ thì cũng khó mà bình luận trên thực tế hai ký giả có thể đã vấp phải những sai phạm gì. Đây cũng là một vụ để thêm một lần nữa thử xem người ta có thật lòng với cải cách tư pháp hay không.

Hãy chờ xem ông luật sư bào chữa phải mất bao lâu mới được cơ quan điều tra cho phép gặp thân chủ và tiếp cận hồ sơ. Phải biết người buộc tội đã gom được những chứng cớ và chứng lý gì, thì mới có cách cứu giúp hai ký giả mà chúng ta đang rất cảm thông và chia sẻ trong lúc lao lý.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà báo là ai?

    21/06/2015Nguyễn Hoàng LinhNhà báo là người chuyên làm nghề viết báo (Từ điển tiếng Việt). Không biết như thế đã đầy đủ chưa nhưng tôi rất tâm đắc với một nhà báo nổi tiếng mà tôi đã ngấm nó vào từng tế bào của đời làm báo: Nhà báo là những người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại
  • Hịch... nhà báo

    21/06/2015Vũ Ba LanChúng ta cùng sinh ra giữa thời báo chí còn bao cấp! Lớn lên gặp buổi báo chí hội nhập thị trường! Ngó thấy một số ít phóng viên tiêu cực đi lại rong chơi ngoài đường, cố tình uốn cong ngòi bút để đòi tiền vàng, đem uy danh nhà báo bắt nạt cơ sở đòi hối lộ. Lại cậy thế phóng viên, giả hiệu khen chê để thu vét tiền vàng...
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Làm báo là phải sẵn sàng bước vào dòng xoáy cuộc sống

    27/09/2016Trường GiangLàm báo không phải là công việc bình lặng, nhẹ nhàng, cũng không phải là công việc máy móc, đơn điệu. Nó rất nhọc nhằn, giản khổ đầy thử thách nếu coi nhà báo là người chiến sĩ tiên phong trên chiến tuyến văn hóa xã hội...
  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Trao cho báo chí

    17/05/2011Trần Dĩ HạThưa các vị đại biểu. Tình hình tham nhũng đã đến lúc báo động hết cấp. Nếu chúng ta không tích cực chống tham nhũng thì nước ta sẽ rơi vào tình trạng thắng trong chiến tranh, thua trong hòa bình, quá khứ hào hùng nhưng tương lai thì tụt hậu...
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Những “kỳ biến” trong làng báo đầu thế kỷ XX

    20/06/2009Trần Hòa BìnhVề cơ bản, đến những năm 30 của thế kỷ XX, các thể loại báo chí Việt Nam đã định hình khá rõ nét, có phần được chiếu theo những tiêu chí của báo chí phương Tây. Bên cạnh những thể loại cũ, một số thể loại mới xuất hiện, tạo nên những "kỳ biến" trong làng báo đầu thế kỷ XX.
  • Nghĩa vụ của nhà làm báo

    19/06/2009Phạm QuỳnhNhà báo vừa tiêu biểu mà vừa tạo thành ra dư luận trong một nước. Ai nói đến báo là nói đến dư luận, ai hỏi đến dư luận là tìm đế báo, báo với dư luận, dư luận với báo là lần lót, là hình ảnh cho nhau, là tinh thần là hình thức của nhau vậy.
  • Ai xóa cái "Tôi" của nhà báo?

    18/06/2009Lưu Hoài AnQuá nhiều các bài viết lờ nhờ, nhạt nhẽo trên báo chí mà người viết không đưa ra một quan điểm nào. Họ biện hộ: Đó chính là tính "khách quan" của báo chí. Hay đó chỉ là sự vô trách nhiệm và ngại chịu trách nhiệm của nhà báo?
  • Từ hành chính sự nghiệp tới tập đoàn báo chí

    18/06/2009TS. Phạm Duy NghĩaBài viết ngắn dưới đây lạm bàn về vai trò của giới truyền thông trong quản trị quốc gia và nhu cầu thay đổi cách quản lý lĩnh vực này trong thời đại ngày nay.
  • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

    09/04/2009Trần Văn ToànSự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”.
  • Nhà báo… nói thêm

    22/06/2008Nguyễn Quang ThânNhân dân ta vốn trọng văn chương và luôn đặt niềm tin vào báo chí. Nếu dân gian nói “nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm” thì chưa hẳn chỉ là chê bai, cảnh báo mà còn là bày tỏ sự thông cảm cái nghề “quyền rơm vạ đá” này...
  • Suy nghĩ về sự lạm dụng quyền lực thứ tư

    16/01/2007Lê Thiết HùngLâu nay, báo chí vẫn được coi là cơ quan quyền lực thứ tư (sau lập pháp, hành pháp và tư pháp). Báo chí không trực tiếp giải quyết vụ việc, nhưng thông qua thế mạnh truyền thông của mình, có thể làm giảm uy tín, làmđiêu đứng, thậm chí đánh sập một cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân nào đó nếu phát hiện thấy đối tượng có điểm yếu...
  • Đừng bắt chước và nhại lại người khác

    15/11/2006Vũ HuyếnTrên một tin, một bài báo, trên một bức ảnh hay một phóng sự, chỉ nên nói một điều, nhấn mạnh một chủ đề. Nếu không các bài báo sẽ trở thành một thứ “lẩu thập cẩm” ăn nhiều là chán. Vấn đề nêu ra không sai nhưng không rõ, không nổi bật. Đó là thứ hạng của các bài viết ẩu hoặc của các tay viết thường “chỉ sợ độc giả không hiểu mình".
  • Tìm lại chân dung một nhà báo hàng đầu Việt Nam

    20/06/2006Hôm nay, chúng ta ít nói đến nhà báo Phan Khôi - một nhà báo tài năng, một người cổ vũ cho tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới lạ, đa văn hóa từ Hongkong, Trung hoa dân quốc, Nhật bản, Pháp...
  • Truyền thông đang “xâm lấn” báo chí

    20/06/2006Lê ThăngTháng 5 vừa qua, Đại học Tự do Bruxelles đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Các nhà báo thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông (ITC): Những thách thức về đạo đức báo chí”. Tham dự hội thảo này có các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí từ châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á (PV Báo Lao động tham dự và trình bày tham luận tại hội thảo)...
  • Bác Hồ viết báo

    20/06/2006GS, TS. Nguyễn Lân DũngTrong cuộc đời hoạt động báo chí của mình, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo với trên 100 bút danh khác nhau. Bác coi báo chí là vũ khí sắc bén để vận động quần chúng và đấu tranh với kẻ thù...
  • Bức xúc nhức nhối

    17/06/2006Nguyễn Quang Thân (Nhà báo)Đổi mới đã đưa ra được một khẩu hiệu đẹp, đó là "nhìn thẳng vào sự thật". Trong một thời gian dài trước đây, mọi người vẫn rón rén như đi trên thảm, luôn sợ vấy bẩn mất thành tích, nay bắt đầu nói đến chuyện nhìn thẳng vào sự thật...
  • Những hạt sạn trong báo chí

    27/01/2006Phan ViệtMột số những sai trái trong đời sống văn hoá hiện tại của Việt Nam nguyên nhân là do sự cẩu thả, dễ dãi hoặc ấu trĩ về nhận thức của những người tham gia tạo, phát tán và đánh giá các sản phẩm và hoạt động văn hóa, với mong muốn góp phần làm trong sạch hơn bầu không khí văn hóa nước nhà
  • Nhà báo, chữ tín và doanh nghiệp

    13/01/2006Beth Erickson (Sơn Tùng dịch)Một tờ báo sẽ phải xây dựng những quy tắc đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp như thế nào khi các nhà báo ở đó cần phải xây dựng các mối quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức cũng như nuôi dưỡng nguồn tin của mình?
  • Viết luận để bàn luận

    15/12/2005Nhà báo Hữu ThọCái cốt lõi của các bài "luận" là quan điểm rõ ràng của tờ báo, của tác giả với các vấn đề, sự kiện, hiện tượng đề cập "luận" nào cũng phải đấu tranh bảo vệ quan điểm của mình với nhiều, cách khác nhau...
  • Viết tạp bút như cụ Huỳnh

    08/12/2005Thanh ThảoSuốt một đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho dân sinh, dân chủ, cụ Huỳnh không chỉ nêu tấm gương một nhà yêu nước, mà trong lĩnh vực báo chí, cụ còn thể hiện được sức mạnh của một ngòi bút can trường, nhân ái, quyết liệt và năng động. "Tôi là một nhà cách mạng công khai", cụ Huỳnh đã tự nhận chỗ đứng của mình như thế. Và đó là chỗ đứng của người cầm bút, của người làm báo, của người đấu tranh bằng con đường ngôn luận...
  • xem toàn bộ