Làm báo là phải sẵn sàng bước vào dòng xoáy cuộc sống

08:06 CH @ Thứ Ba - 27 Tháng Chín, 2016

Làm báo không phải là công việc bình lặng, nhẹ nhàng, cũng không phải là công việc máy móc, đơn điệu. Nó rất nhọc nhằn, giản khổ đầy thử thách nếu coi nhà báo là người chiến sĩ tiên phong trên chiến tuyến văn hóa xã hội...

Trên mặt trận chống tiêu cực, chống tham nhũng và mọi tệ nạn xã hội, người làm báo phải là mũi nhọn xung kích, không được quay lưng và những oan trái của người lương thiện, những nỗi đớn đau của dân lành. Ngòi bút của nhà báo không chỉ thể hiện sự thông cảm, chia sẻ mà phải xông vào lòng các vụ việc, phân tích mổ xẻ, tìm ra sự thật, tìm ra lẽ phải, nói lên được tiếng nói công bằng, chính trực.

Người làm báo phải mạnh dạn góp phần lý giải những vấn đề nổi cộm, những vấn đề bí ẩn, khó hiểu trong cuộc sống, trực tiếp hoặc gián tiếp. Người làm báo phải sẵn sàng bước vào chốn hiểm nguy, đương đầu với mọi thử thách (kể cá thử thách và tính mạng), để đưa tin và phản ánh nhũng cuộc chiến trên các mặt trận.

Rõ ràng con đường hành nghề của nhà báo không phải là con đường phẳng phiu. Nhìn lại suốt cuộc đã làm báo của mình, tôi thấy bất kỳ một chăng nào cũng có thể chúng minh rõ sự khẳng định trên. Sau loạt bài đấu tranh và một cấp tòa án đã xét xứ không công minh đối với thầy giáo Lê Văn Nguyên, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí đã có lần cấp tòa án đó đã dọa trụy tố tôi trước pháp luật. Tôi cũng đã có lần dẫn đầu một nhóm phóng viên đi điều tra rồi viết bài phanh phui một vụ để lộ đề thi tốt nghiệp phổ thông ở một thành phố phía Bắc thì lập túc sau khi báo ra đời bị ngay một sự đối xử không tốt của một vài đồng chí lãnh đạo có quan hệ thân thiết và cấp quản lý giáo dục của thành phố nói trên. Đó là chưa kể đến trường hợp tôi chỉ mới bàn bạc với một vài anh em cốt cán trong tòa báo đi khám phá một vụ tiêu cực ờ một cơ quan nọ thì đã gặp phải một sự phản kháng mạnh mẽ của những người có chức có quyền có dính líu đến vụ việc đó. Họ bao vây tôi rất chặt chẽ bằng nhiều thủ đoạn vừa tinh vi vừa thô bạo.

Người làm báo chân chính bao giờ cũng thấy mình không yên, có nhiều việc phải làm mà chưa làm được, có bao nhiêu gian khó phái vượt qua và có bao nhiêu mong mỏi của bạn đọc mà mình chưa thể nào đáp ứng nổi.

Cái kỳ diệu của người làm báo là phải biết bền gan chịu đựng mọi đớn đau, chấp nhận mọi thăng trầm, biết dùng cái tâm cái trí mà vượt qua mọi thử thách để cuối cùng lưu lại cho đời tiếng nói của lẽ phải, công bằng của lòng người lương thiện.

Đời làm báo cũng như đời người không thể là vô tận mà thế gian thì chẳng bao giờ dừng lại đợi chờ. Phải chú ý đổi mới ngòi bút và phải tích cực dùng ngòi bút cho sự nghiệp đổi mới. An bài là đối nghịch với lẽ sống của người làm báo thời nay. Phải biết tự khẳng định và cũng phải biết tự phủ định, phải biết suy ngẫm thường xuyên rút ra những điều bổ ích cho mình và cho đồng nghiệp của mình.

Xin đừng thờ ơ với bản chất của cuộc sống đương đại - chỉ chọn những việc dễ để làm, chợn những đề tài vô thưởng vô phạt để viết, chọn những bài tàm tạm tròn trĩnh, không gay cấn để biên tập, tránh né những vân đề phức tạp dù rất bức xúc, được dư luận quan tâm. Đó là phong cách làm báo theo kiểu công chức làm thuê, "ăn cơm chúa, múa tối ngày" không thích hợp với phong cách làm báo thời nay.

Xin đừng chạy theo vết chân của kẻ bồi bút. Viết hoặc chọn bài đăng không của vì bạn đọc, không vì mục tiêu cao cả của báo chí mà cốt để làm thoả mãn một cá nhân nào đó hoặc đáp ứng một yêu cầu không chính đáng của một tổ chức mà mình đang có quan hệ quyền lợi.

Xin đừng sa vào con đường tội lỗi, chạy theo đồng tiền mà bẻ cong ngòi bút, đổi trắng thay đen, biến dân lành thành tội phạm! đưa kẻ gian ác thành người phán quyết.

Người làm báo chân chính là không bao giờ để cho ngòi bút của mình bị nhúng chàm, luôn luôn tự nhủ phải hướng thiện, phải tích cực rên luyện, đặc biệt là phải tự nguyện tiến lên trong dòng xoáy của thế cuộc để mãi mãi là mũi nhọn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài cảm nhận về thời đại

    09/11/2010Giang AnhNhững đặc trưng lớn của thời đại này là gì? Dòng chảy của lịch sử sẽ đi về đâu và vị trí của trí thức trẻ Việt Nam trong dòng chảy chung ấy thế nào?
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Sự nhạy cảm -một nguồn vốn quý ở thế kỷ XXI

    11/01/2006Thanh ThảoSự nhạy cảm là cái tiên thiên, là "nguồn vốn tự có” trong con người, nhưng chúng được phân bố không đều nhau ở tất cả mọi người. Đó cũng là bí quyết của muôn vàn sự khác biệt...
  • Viết luận để bàn luận

    15/12/2005Nhà báo Hữu ThọCái cốt lõi của các bài "luận" là quan điểm rõ ràng của tờ báo, của tác giả với các vấn đề, sự kiện, hiện tượng đề cập "luận" nào cũng phải đấu tranh bảo vệ quan điểm của mình với nhiều, cách khác nhau...