Bức xúc nhức nhối

08:10 CH @ Thứ Bảy - 17 Tháng Sáu, 2006

Đổi mới đã đưa ra được một khẩu hiệu đẹp, đó là "nhìn thẳng vào sự thật". Trong một thời gian dài trước đây, mọi người vẫn rón rén như đi trên thảm, luôn sợ vấy bẩn mất thành tích, nay bắt đầu nói đến chuyện nhìn thẳng vào sự thật...

Vậy là từ chỗ chỉ "vạch lá tìm hoa thơm" hay tưởng tượng ra hoa thơm, người ta bắt đầu phải đối đầu và một việc vô vãn khó khăn và ẩn náu nhiều hệ luỵ (có thể chết người), là tìm kiếm sự thật. Và không ít mỹ từ mớibắt đấu xuất hiện. Nhà báo viết "nhức nhối, bức xúc", lãnh đạo cũng nói "nhức nhối, bức xúc", kể cả dân thường cũng luôn than "nhức nhối, bức xúc”…Không phải trên báo mà cả trên diễn đàn QuốcHội, ta cũng thường nghe nhiều vị đại biểu nói "nhức nhối, bức xúc".

Nói được là mình đang "nhức nhối", đang "bức xúc” chắc là vẫn tốt hơn không nói. Điều đó cho thấy người nói đã nhận ra vấn đề cấp bách của đất nước, của nhân quần và đang đau đáu muốn những vấn đề đó được giải quyết theo chiều hướng tốt đẹp.

Nhưng con đường từ “nói lên bức xúc" đến chỗ "giải quyết những bức xúc" vẫn còn xa. Tham nhũng vẫn mỗi ngây một to, một lớn. Giáo dục, quả là nhức nhối, quả là bức xúc vì nó đụng đến tất cả mọi người, tương lai của đất nước. Giáo dục mà tồi tệ thì còn nguy hại hơn tham nhũng. Có thể thu lại tiền của bọn tham nhũng hay bỏ tù chúng. Nhưng lỡ đào tạo ra những thế hệ con em kém chất lượng trí tuệ, có vấn đề nhân cách đạo đức thì như đổ nước xuống cát, không còn gì để vớt vát được nữa.

Mong rằng đại biểu Quốc Hội trong nhiều kỳ họp khác nhau không phải chất vấnlại những câu hỏi giống nhau liên quan tới vấn đề nào đó "chưa được giải quyết" vì người ta quan tâm nhiêu hơn đến chuyện giải quyết dứt điểm những bức xúc hơn là nói bức xúc rồi để đó, đi ngủ ngon lành trong chăn ấm, nệm êm.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Quan không có chuyên môn, hư hỏng cả hệ

    21/07/2016Vương Trí NhànĐến việc đút lót người trên, sách nhiễu kẻ dưới thì không cứ là quan to quan nhỏ, đều công nhiên cho là cái quyền lợi của người làm quan đáng được, dẫu có ai bàn nói đến cũng không kể vào đâu...
  • Văn hóa ứng xử của giới trẻ

    26/05/2016Sương LamBên cạnh những cái "được" dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn "thiếu văn hóa" một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe "Thanh niên là rường cột của nước nhà", là "hy vọng của quốc gia"... Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Thói hư tật xấu của người Việt : Quan lớn như hạ lưu, Ảo tưởng thoái hóa, trì trệ bất lực

    09/04/2015Vương Trí NhànNghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mày đay kim khánh mà gian tham xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương hút máu hút mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giả dối, khao vong nặng nề

    20/03/2015Vương Trí NhànĐọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của Sở nọ, Sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp...
  • Tìm về văn hóa để hiểu hôm nay

    07/06/2014"Nhân nào quả ấy" là một tập phiếm luận về văn hóa đương thời tổng hợp các bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Ông đặt câu hỏi về tầm vóc văn hóa hay đúng hơn là sự thiếu văn hóa ẩn hiện đằng sau nhiều hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam thời nay...
  • Cái đứng đằng sau luật pháp

    21/03/2014Vương Trí Nhàn... Ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó...
  • Tại sao người ta không nhìn thấy voi?

    20/12/2010Nguyễn Quang ThânTôi thường thấy có nhiều người mắt tốt, tinh nhanh hẳn hoi nhưng đi đâu thì đụng rá, đá kiềng, gây đổ bể thiệt hại trong nhà ngoài ngõ không ít. Lại có kẻ lạ đời, không đi đường lớn mà thích ngang tắt, dẫm cả lên cỏ vườn hoa, bỏ đường quang, quàng bụi rậm...
  • “Hội chứng ễnh ương”

    28/04/2006“Hội chứng ễnh ương” có ở rất nhiều lĩnh vực, nhiều loại người. Nào là tiếm phong, tiếm xưng. Nào là tạo dựng mặt bằng giả, uy tín giả. Kẻ mắc bệnh “ễnh ương” giống như chiếc thùng rỗng kêu to. Lắm khi lại như quả bóng bay nếu có thêm người ngoài tiếp hơi...
  • Ôi, hội thảo !

    27/04/2006Hương LanTại sao chưa ai nghĩ tới một hội thảo về cách thức tổ chức hội thảo và tác phong tham dự hội thảo thế nào cho nghiêm túc, hiệu quả nhỉ? Nên lắm chứ!
  • Thử bắt đầu bằng chuyện dễ làm

    26/03/2006Nguyễn Vạn PhúNói đến kinh tế tri thức, người ta thường dùng cụm từ đón đầu, đi tắt và khái niệm bắt xu hướng phát triển để biến thách thức thành cơ hội...
  • Bệnh... thờ ơ

    24/03/2006Lê TrangTôi cũng là một 8X, nhưng đành phải "thú nhận" rằng có lỗ hổng, sự thiếu hụt trong kiến thức thời sự kinh tế - chính trị - xã hội của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ chúng tôi.
  • Người Việt trong mắt ai?

    23/03/2006Hồng Quyền... những tiếng cười hô hố vang lên. Có những đoạn bình luận về mông, về ngực hết sức thô tục dành cho... người đẹp.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác