Suy nghĩ về sự lạm dụng quyền lực thứ tư
Có hai sự kiện tiêu cực liên quan tới lĩnh vực báo chí thời gian gần đây.
Một là, Công an tỉnh
Hai là, tại Thành phố
Qua hai sự kiện trên, những người làm nghề chân chính bỗng cứ thấy buồn buồn!
Lâu nay, báo chí vẫn được coi là cơ quan quyền lực thứ tư (sau lập pháp, hành pháp và tư pháp). Báo chí không trực tiếp giải quyết vụ việc, nhưng thông qua thế mạnh truyền thông của mình, có thể làm giảm uy tín, làmđiêu đứng, thậm chí đánh sập một cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân nào đó nếu phát hiện thấy đối tượng có điểm yếu. Sự thực, một tờ báo là sản phẩm của tập thể, là tiếng nói đại diện cho quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương...Sản phẩm ấy được hợp thành bởi những tác phẩm cụ thể, dưới cách thể hiện độc lập (về khả năng khai thác tư liệu, thể hiện nội dung, văn phong, kết cấu bài viết) của một cá nhân nhà báo. Vì thế, tính hủ quan, định kiến, áp đặt hay đánh bóng, tâng bốc, tô hồng trong mỗi tác phẩm báo chí là điều có thể xảy ra... Mục đích của sự lợi dụng quyền lực báo chí (của một số nhà báo) thì nhiều, nhưng
Thế mạnh vượt trội của quyền lực báo chí chính là tạo lập và định hướng dư luận, tuy vô hình nhưng có sức công phá rất ghê gớm. Chính vì vậy, có khá nhiều nhà báo, đặc biệt là các phóng viên trẻ, luôn ý thức tầm quan trọng của mình nên trong phong cách làm báo đã có biểu hiện ngáo nghênh, hợm hĩnh, dương oai. Họ cho mình cáithể được hỏi người khác một cách... vô tư, có thể phỏng vấn bằng chất giọng điều tra viên hỏi cung nghi can...
Mới đây, tôi được dự một buổi họp báo do một doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tổ chức. Mục đích của Công ty này là muốn thông tin, giải đáp những vấn đề mà mấy ngày trên báo chí sục sạo, đăng tải... Có điều lạ, duy trì cuộc họp báo là các chức sắc, bằng cấp đầy người, vậy mà trước mấy chục nhà báo, họ lại nhỏ nhẹ, khiêm nhường như... con dâu mới về nhà chồng. Còn các đồng nghiệp của chúng ta, họ gay gắt yêu cầu người chủ trì cuộc họp báo chứng minh tính pháp nhân của mình trước báo chí. Họ cho phép ông này về bàn ngồi để trả lời dài dài chứ không đứng trên bục lạimỏi chân (!) Họ chất vấn, vặn vẹo với những ngôn từ trịch thượng, không bình thường. Trong số ấy, mấy đồng nghiệp làmpháp luật là to tiếng nhất. Được đà, vài phóng viên trẻ, mà tôi dám chắc chưa có thẻ nhà báo hoặc mới làm hợp đồng, cũng hỏi những câuhết sức đanh đá... Tôi người có mặt trong buổi họp báo hôm đó, định đứng lên hỏi một câu, nhân thể có mấy lời làm dịu không khí cuộc họp báo, nhưng một đồng nghiệp trẻ đi cùng khuyên: “Anh không nên. Họ đang hỏi bốc, mình ra điều khuyên răn, đạo mạo, đĩnh đạc có khi họ lại ghét anh em mình. Nghe lời đồng nghiệp, tôi lặng lẽ ngồi ghi chép để tiếp tục nghe một bên khẩu chiến và một bên nhã nhặn, khiêm nhường… Có lẽ mấy cha doanh nghiệp cũng sợ báo chí nên cuộc họp báo mới không bị đổ vỡ…
Kể lại câu chuyện trên để thấy rằng, quyền lực thứ tư có lúc bị lạm dụng, dù chỉ là cách đặt câu hỏi trong một cuộc họp báo. Nguy hại hơn, ỷ thế vào quyền lực ấy, một số nhà báo xịn thiếu đạo đức nghề nghiệp đã lợi dụng để gây ra những phi vụ đen, trong đso có cả những nhà báo từng giữ những cương vị quan trọng. Và nay, lại xuất hiện thêm các nhà báo rởm, mượn danh báo chí để kiếm chác… Cả hai đối tượng nhà báo trên đều giống nhau ở chỗ: mục đích tác nghiệp không vì cung cấp thông tin, vì công chúng, mà vì những ý đồ cá nhân, xấu xa, tiêu cực…
Vài lời trao đổi để thấy rằng, việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn (đối với nhà báo thật), hay giả danh tổ chức, cá nhân (đối với nhà báo giả) nhằm giảm mục đích trục lợi… đều là hàh vi vi phạm pháp luật. Nhưng điều đáng nói, những biến thái tiêu cực do cả hai dạng đối tượng thật và giả gây ra đã làm cho quyền lực thứ tư, trên thực tế, đã bị xâm hại và ít nhiều ảnh hưởng tới thương hiệu Nghề báo!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường