Nhà báo… nói thêm
Dân gian thường đi đường phía bên phải. Nhưng dân gian nói và nghĩ không cần ai chỉ huy mà cũng không ai có thể chỉ huy được. Miệng quan có gang có thép nhưng miệng dân cũng không vừa. Từ lâu dân gian vẫn nói, chẳng muốn đùa tý nào: Nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm. Vừa là nhà văn, lại cũng là nhà báo đã viết không ít bài báo trong đời, qua “buồn một phút”, nghĩ lại cho kỹ tôi thấy dân nói đâu có sai.
Nhà văn mà không nói láo thì không làm ra văn chương. Cho nên Lý Bạch viết: “Bạch phát tam thiên trượng” (tóc trắng dài ba ngàn trượng), “Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn” (Thuyền con đi Giang Lăng một ngàn dặm chỉ mất một ngày”)thì đúng là “láo” (không đúng sự thật) rồi. Vậy mà hơn ngàn năm nay người đời vẫn phải bái ông là thi bá. Cho nên dân cảm nhận chức năng hư cấu của văn chương và nói ra một cách bỗ bã nhưng cũng rất khó cãi.
Sau từng nét chữ của mỗi bài báo mà chúng ta đọc, cảm nhận trọn vẹn hơn đời sống hằng ngày là những lao động vất vả, nhiều khi bạc bẽo, hiểm nguy của những nhà báo. Vậy mỗi một ngày mới đều là một ngày của Báo chí cách mạng! |
Bài báo, kể cả phóng sự điều tra, là để mọi người đọc, để gây một ấn tượng, khêu gợi những ý tưởng, những lời phán xét (khen ngợi hay chê bai) và kêu gọi, thúc đẩy người đọc hành động. Muốn làm được điều đó nhà báo phải nhìn thấy và viết ra được bản chất của sự việc, của con người, thường rất phức tạp không phải ai cũng nhìn ra, thậm chí được che đậy, được giấu kín bằng những thủ đoạn nhà nghề.
Ở đây nhà báo có quyền “viết thêm, nói thêm” không phải bịa ra con số, sự việc mà phanh phui những gì còn ẩn khuất phía sau, đương nhiên cũng có quyền bình luận theo quan điểm riêng của mình, khêu gợi tình yêu ghét trong người đọc. Chẳng hạn, tham nhũng thực chất là tội ăn cắp của công, của dân. Tòa án sẽ căn cứ vào số tiền ăn cắp/ cướp cùng hậu quả kèm theo mà định hình phạt theo pháp luật. Nhưng nhà báo có quyền gợi dư luận lên án thêm những tội mà luật khó xác định như tham nhũng đã góp phần làm băng hoại văn hóa, đạo đức, lột mặt nạ những kẻ đạo đức giả… Nếu phần “nói thêm” này lọt tai người đọc, đó là một bài báo hay và thành công.
Nhân dân ta vốn trọng văn chương và luôn đặt niềm tin vào báo chí. Nếu dân gian nói “nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm” thì chưa hẳn chỉ là chê bai, cảnh báo mà còn là bày tỏ sự thông cảm cái nghề “quyền rơm vạ đá” này.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005