Từ hành chính sự nghiệp tới tập đoàn báo chí

11:02 SA @ Thứ Năm - 18 Tháng Sáu, 2009

Bài viết ngắn dưới đây lạm bàn về vai trò của giới truyền thông trong quản trị quốc gia và nhu cầu thay đổi cách quản lý lĩnh vực này trong thời đại ngày nay.

Thế nào là truyền thông? Sau mỗi lần nhấp chuột là vô tận các trang tin điện tử và blog cá nhân nhấp nháy suốt ngày đêm. Cùng với báo hình, báo giấy, báo ảnh, đài phát và truyền thanh lan nhanh đến hương thôn, từ truyền tin một chiều, truyền thông đã trở thành một ngành dịch vụ thỏa cơn khát thông tin đa dạng của hàng triệu khách hàng. Hơn thế nữa, truyền thông còn là kênh dẫn chính quyền đối thoại với người dân, là dung môi nơi doanh nghiệp đối thoại với người tiêu dùng. Như dòng thác dư luận, truyền thông đã trở thành một quyền lực đầy sức mạnh trong xã hội đương đại.

PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa

- Sinh năm 1965 tại Xuân Trường, Nam Định
- Tốt nghiệp thủ khoa đại học và bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật tại Leipzig, CHLB Đức năm 1991
- Từ năm 1995 làm nghề dạy học tại Khoa Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm 2003 ông tham gia chương trình học tại Trường Luật – ĐH Harvard (Hoa Kỳ) theo học bổng quốc tế Fulbright.
- Ông có nhiều năm kinh nghiệm dạy học tại các trường ĐH nổi tiếng của Hoa Kỳ và Nhật Bản.
- Hiện nay, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đang là Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Luật kinh doanh – Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội.

"... Một dân tộc biết suy tư, mơ ước và hành động để chế ngự đói nghèo và ganh đua với các dân tộc láng giềng là một dân tộc đang sống. Đóng cửa lại, tự cấp tự cung với đồng lúa và lệ làng, tự mãn với sự lạc điệu của riêng mình có lẽ là kẻ thù đáng sợ nhất của dân tộc chúng ta."

>> Xem trang tác giả:Phạm Duy Nghĩa

Muốn khơi dậy, khuếch trương và cương tỏa quyền lực ấy vì lợi ích của nhân dân, báo chí trước hết phải được độc lập về tài chính, tự lo lấy kinh phí và chịu trách nhiệm trước bạn đọc về các thông tin của mình. Cạnh tranh để có được bạn đọc và các nguồn quảng cáo, trong một tương lai gần các tờ báo và hãng truyền thông phải được tổ chức như các công ty kinh doanh dịch vụ công, tách ra khỏi khu vực hành chính, sự nghiệp. Nhằm định hướng và chi phối, Nhà nước có thể nắm giữ phần lớn cổ phần trong các tập đoàn truyền thông. Khi ấy không giản đơn chỉ là kênh tuyên truyền, giới truyền thông vì lợi ích của bạn đọc và khách hàng sẽ góp phần giám sát chính quyền; buộc nền hành chính phải cởi mở và chia sẻ thông tin.

Dù rằng vào chợ WTO, Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường in ấn, phát hành sách báo và truyền thông, song muốn chống đỡ sự lấn lướt của các hãng truyền thông Phương Tây không thể mãi hài lòng với che chắn thụ động. Truyền hình cáp, ăng-ten vệ tinh, Internet.. đã mang cả thế giới đến với từng gia đình người Việt Nam. Song để có được nguồn tin trung thực cho lợi ích dân tộc, đã đến lúc phải chuẩn bị cho những tập đoàn truyền thông đủ mạnh của người Việt Nam.

Tách dần khỏi khu vực hành chính, sự nghiệp, có vô vàn nguy cơ khác đẩy báo chí tới những cám dỗ của các nhóm lợi ích muốn thao túng truyền thông cho các lợi ích của riêng mình. Quyền lực báo chí đôi khi bị lạm dụng hoặc có thể gây hại cho trật tự công; một tiếng thét “cháy” giữa chợ đông người có thể gây lên hoảng loạn khôn lường. Người dân đổ xô rút tiền tiết kiệm khỏi ngân hàng, nhà đầu tư tranh nhau bán mua chứng khoán đôi khi cũng chỉ bởi một nguồn tin; nếu nguồn tin ấy sai lệch thì tai hại đổ dồn lên dân chúng. Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp người làm báo bởi vậy phải gắn liền với sự tự do báo chí. Lại thêm một lí do nữa để tái định nghĩa vai trò của Nhà nước đối với giới truyền thông: thay vì quản lý báo chí như các đơn vị hành chính-sự nghiệp, Nhà nước phải thúc đẩy sự ra đời của các hiệp hội báo giới, khuyến khích các hiệp hội này bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp thẻ hành nghề và giám sát đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Tự do tìm tin vào bảo vệ nguồn tin là quyền của nhà báo, song quyền ấy đi liền với các trách nhiệm buộc nhà báo phải đền bù thiệt hại, bị rút thẻ hành nghề, thậm chí bị phạt tù nếu cố tình bóp méo sự thật hoặc đưa tin sai lạc vì những lợi ích tư./.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà báo là ai?

    21/06/2015Nguyễn Hoàng LinhNhà báo là người chuyên làm nghề viết báo (Từ điển tiếng Việt). Không biết như thế đã đầy đủ chưa nhưng tôi rất tâm đắc với một nhà báo nổi tiếng mà tôi đã ngấm nó vào từng tế bào của đời làm báo: Nhà báo là những người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại
  • Tại sao trên báo chí lại thưa vắng các bài điểm sách?

    13/01/2018Vương Trí NhànMột mặt trong tâm thức của nhiều người, văn chương là một cái gì ghê lắm, danh giá để đời, tên tuổi đi vào lịch sử. Mặt khác thông tin trên mặt báo về văn học lại nghèo nàn nhạt nhẽo. "Kính nhi viễn chi", người ta lảng tránh. Trong sự thông tin kém cỏi như vậy, riêng phần đọc sách vì không màu mỡ riêu cua câu khách được tí nào, nên càng bị ghẻ lạnh.
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Nhà báo - nhà văn, viết văn - viết báo

    21/06/2016Văn GiáMấy năm gần đây, thỉnh thoảng trong báo giới và văn giới của ta lại thấy vẩn lên câu chuyện: Nhà báo viết văn và nhà văn viết báo. Vế thứ nhất gần như mặc nhiên và được xem là thuận chiều, không có gì cần bàn lắm. Chủ yếu là ở về thứ hai. Có một số nhà văn tuyên bố ra miệng rằng: viết báo đối với họ chẳng qua là nghề tay trái, là “lấy ngắn nuôi dài”, là lo cái chuyện độ nhật... mà thôi.
  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Trao cho báo chí

    17/05/2011Trần Dĩ HạThưa các vị đại biểu. Tình hình tham nhũng đã đến lúc báo động hết cấp. Nếu chúng ta không tích cực chống tham nhũng thì nước ta sẽ rơi vào tình trạng thắng trong chiến tranh, thua trong hòa bình, quá khứ hào hùng nhưng tương lai thì tụt hậu...
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Những “kỳ biến” trong làng báo đầu thế kỷ XX

    20/06/2009Trần Hòa BìnhVề cơ bản, đến những năm 30 của thế kỷ XX, các thể loại báo chí Việt Nam đã định hình khá rõ nét, có phần được chiếu theo những tiêu chí của báo chí phương Tây. Bên cạnh những thể loại cũ, một số thể loại mới xuất hiện, tạo nên những "kỳ biến" trong làng báo đầu thế kỷ XX.
  • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

    09/04/2009Trần Văn ToànSự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”.
  • Suy nghĩ về sự lạm dụng quyền lực thứ tư

    16/01/2007Lê Thiết HùngLâu nay, báo chí vẫn được coi là cơ quan quyền lực thứ tư (sau lập pháp, hành pháp và tư pháp). Báo chí không trực tiếp giải quyết vụ việc, nhưng thông qua thế mạnh truyền thông của mình, có thể làm giảm uy tín, làmđiêu đứng, thậm chí đánh sập một cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân nào đó nếu phát hiện thấy đối tượng có điểm yếu...
  • Mười bí quyết thành công trong phát hành báo chí hiện đại

    20/07/2006Nguyễn Thành LợiPhát hành là chìa khoá vàng để báo chí mở rộng cánh cửa bước vào thị trường, nó là khâu cuối cùng quyết định sinh mệnh của tờ báo... tại sao trong một thị trường báo chí, có tờ báo dần bị suy thoái, có tờ lại không ngừng phát triển lớn mạnh. Bí quyết gì để dẫn đến thành công trong công tác phát hành?
  • Truyền thông đang “xâm lấn” báo chí

    20/06/2006Lê ThăngTháng 5 vừa qua, Đại học Tự do Bruxelles đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Các nhà báo thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông (ITC): Những thách thức về đạo đức báo chí”. Tham dự hội thảo này có các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí từ châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á (PV Báo Lao động tham dự và trình bày tham luận tại hội thảo)...
  • xem toàn bộ