Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

08:23 CH @ Thứ Bảy - 20 Tháng Sáu, 2009

Bảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa.

Bảo là dân chủ bởi báo chí thời "đổi mới", thời "mở cửa" đã thổi vào đời sống xã hội một luồng sinh khí hoàn toàn mới. Cuộc sống trở nên sinh động hơn, tích cực hơn. Nhiều sự kiện, nhiều điều tốt đẹp, nhiều bất công được giải toả, bắt đầu được phát hiện bắt đầu hoặc làm rõ hoàn toàn sự thật từ báo chí.

Báo chí đã trở thành-nói nôm na là "món ăn tinh thần", nói to hơn nữa là thuộc tính của của một xã hội văn minh. Ta hãy tưởng tượng một ngày không có báo chí thì "mặt đất sẽ hoang vu" như thế nào? Đời sống tinh thần và đời sống vật chất của con người sẽ đơn điệu như thế nào?

Thuộc tính của sự vật hoặc thuộc tính của xã hội loài người, tuỳ ở vị trí khác nhau, người ta có thể kê ra những thuộc tính khác nhau. Báo chí với tư cách là một thuộc tính của xã hội văn minh, không nhiều lắm nó nằm trong số những thuộc tính quyền lực, nằm trong số những thuộc tính khiến người ta trở nên "ham muốn". Mà nếu đã là cái đến mức lòng người ham muốn thì không ít thứ ham muốn đã trở thành những "cuộc chơi". Mà đã là "cuộc chơi" thì "cuộc chơi" nào cũng phải có luật chơi.

Nhớ lại, trước thời đổi mới, thời mời cửa thì chưa có luật báo chí. Bây giờ thì báo chí đã có luật. Nhưng hình như Luật Báo chí mới chỉ là luật khung, luật của đức cao vọng cả, luật mang đậm cái mà ta dễ nhận biết là luật của những mệnh lệnh hành chính.

Thời "đổi mới", "mở cửa" báo chí đã đi một quãng đường dài. Quãng đường xông thẳng đến xác lập một quyền lực. Mà ta là một thứ quyền lực, thì cái cơ cấu của Nhà nước pháp quyền, dù là pháp quyền thông thường hay pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng phải có cái cơ chế kiểm soát quyền lực. Để nếu ai đó muốn "chơi" với quyền lực báo chí thì không thể "đùa" được khi sử dụng quyền lực báo chí. Quyền lực sử dụng đúng và tử tế là tiến bộ xã hội, đem lại quyền con người đích thực. Quyền lực sử dụng sai trái thì thật là tai hoạ cho xã hội, cho chính con người, cho loài người.

Hình như Luật Báo chí hiện thời chưa khiến người ta phải thật sự cẩn trọng, thật sự có trách nhiệm. Liệu có ai đó đang "đùa cợt" trong cuộc chơi này không? Liệu có sự "đùa cợt" nào đã dẫn đến chết người? Liệu có cuộc "đùa đợt" nào mà cái giá phải trả không thể tính bằng tiền? Không thể bù thiệt hại được không?

Gần đây trên mặt các trang báo ghi tên nhiều nhà văn, nhà thơ làm báo. Những con tim nhạy cảm, những "cánh chim báo bão" vốn có ở nơi những nhà thơ, nhà văn... Thế nào cũng có những trăn trở, những dự báo mà đâu đó, vào lúc nào đó sẽ đánh những tín hiệu để việc sử dụng quyền lực trên trang báo được cân bằng. Nói một cách khác, như cách nói của các nhà thơ, nhà văn... báo chí cùng với chức năng thông tin còn có một chức năng quảng bá cho cái "Chân", cái "Thiện", cái "Mỹ". Và hình như nếu là bình thường, là cái lẽ tự nhiên thì báo chí là hiện thân của cái "Chân", cái "Thiện", cái "Mỹ"?

Nhưng liệu cái vẻ đẹp "Chân", "Thiện", "Mỹ" và lòng trắc ẩn? Liệu cái mà nhiều nhà văn hoá bảo rằng: chiến thắng cuối cùng thuộc về văn hoá có phải lúc nào cũng tạo ra các trang báo "sạch", trang báo đẹp hay không? Có bao nhiêu bài báo, bao nhiêu trang báo, ở đó cái "Chân", cái "Thiện", cái "Mỹ" đã mất hút bởi những toan tính vị kỷ, bởi những ham hố quyền lực?

Báo chí thời kinh tế thị trường thật sự đã bước váo "cuộc chơi" thị trường. "Cuộc chơi" thị trường này dù là nhà gì đi nữa khó mà thoát khỏi những quy luật của cuộc chơi. Trong trường hợp này những tiếng kêu về cái "Chân", "Thiện", "Mỹ" khó có thể là cái cứu cánh cho vẻ đẹp của báo chí mà con người ta hằng mong ước.

Nếu như kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa thì cần đến một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì một Nhà nước pháp quyền cũng cần có một nền báo chí pháp quyền. Một Luật Báo chí pháp quyền không biết là "Chân", "Thiện", "Mỹ" đến đâu? Nhưng chắc chắn đang là cái cần thiết để bảo vệ quyền con người, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ cho chính những người làm báo.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Sự thật

    10/01/2006Hà Văn Thịnh..."Một khi cái giả tràn lan thì xã hội phải được cảnh báo nghiêm khắc về sự xuống cấp và tai hoạ trầm kha của văn hoá"...
  • “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”

    06/01/2006Ngô Vương Anh“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai..."
  • Viết luận để bàn luận

    15/12/2005Nhà báo Hữu ThọCái cốt lõi của các bài "luận" là quan điểm rõ ràng của tờ báo, của tác giả với các vấn đề, sự kiện, hiện tượng đề cập "luận" nào cũng phải đấu tranh bảo vệ quan điểm của mình với nhiều, cách khác nhau...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Viết tạp bút như cụ Huỳnh

    08/12/2005Thanh ThảoSuốt một đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho dân sinh, dân chủ, cụ Huỳnh không chỉ nêu tấm gương một nhà yêu nước, mà trong lĩnh vực báo chí, cụ còn thể hiện được sức mạnh của một ngòi bút can trường, nhân ái, quyết liệt và năng động. "Tôi là một nhà cách mạng công khai", cụ Huỳnh đã tự nhận chỗ đứng của mình như thế. Và đó là chỗ đứng của người cầm bút, của người làm báo, của người đấu tranh bằng con đường ngôn luận...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Đồng thuận xã hội

    05/11/2005GS. Tương LaiĐồng thuận là sự thể hiện cụ thể một tầm nhìn mới, vượt qua những ràng buộc hạn hẹp trong quan điểm “ai thắng ai” để thấy được rằng, hiện nay, đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước...
  • xem toàn bộ