Truyền thông đang “xâm lấn” báo chí
Tháng 5 vừa qua, Đại học Tự do Bruxelles đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Các nhà báo thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông (ITC): Những thách thức về đạo đức báo chí”. Tham dự hội thảo này có các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí từ châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á (PV Báo Lao động tham dự và trình bày tham luận tại hội thảo).
Xử lý thông tin nhiều – tìm kiếm thông tin ít
Các tổ chức phi chính phủ (NGO) và sự phát triển mạnh mẽ của các bộ phận quan hệ cộng đồng (PR) tại các cơ quan, tổ chức, tập đoàn... tạo nên những nguồn tin khổng lồ cho báo chí. Ai phát hiện ra việc tra tấn của lính Mỹ tại Afghnisstan năm 2003? Ai “đánh hơi” được việc CIA chuyển các tù nhân tới các trạm giam biệt lập để tra tấn? Đó là Tổ chức nhân quyền quốc tế. Báo chí chỉ đưa lại thông tin từ nguồn này. Nghiên cứu của các tổ chức báo chí quốc tế chỉ ra rằng, ngày nay “các tòa báo” dành nhiều thời gian để xử lý thông tin hơn là tìm kiếm thông tin” và rằng “cơ quan truyền thông ngày càng nhiều, nhưng báo chí ngày càng ít”. Và nghịch lý mới của báo chí là ngày càng có nhiều cơ quan truyền thông, nhưng ngày càng ít các vấn đề được nêu ra. Phóng sự điều tra do các báo thực hiện dang ít dần đi. Thể loại này là một trong những vẻ đẹp của báo chí, nay đang bị khủng hoảng. Phóng sự điều tra đòi hỏi thời gian và tiền bạc. Nhà báo thực hiện điều tra thường xuyên phải cận kề với nguy hiểm: Bị đe dọa, bị bắt cóc, bị giết...
Ông Jean-Paul Marthoz – phụ trách chuyên mục “Sự kiện & Bình luận” của Tạp chí “Enjeux Internaionaux” và mục tương tự của Báo “Le Soir” (Bỉ) – cho biết: “Theo các thống kê, nguồn tài chính dành cho việc thu thập và tìm kiếm thông tin đang giảm đi tại phần lớn những tòa báo. Báo Liberation (Pháp) dành 30% chi phí cho tìm kiếm thông tin. Còn tờ báo phát không Metro (báo phát không lớn nhất tại Thụy Điển và lớn thứ hai ở Pháp – PV) dành có 10% chi cho công việc này”.
Trong khi đó, các NGO và các bộ phận PR được “trang bị” bởi sức mạnh tiền bạc đang tích cực săn tìm thông tin, nhưng vì mục đích riêng. Đa phần các NGO cung cấp thông tin bởi mục tiêu thay đổi chính sách của một chính phủ hay liên chính phủ. Các NGO thường chu cấp tài chính, phương tiện để đưa phóng viên tới các điểm nóng. Còn các bộ phận PR thì cung cấp thông tin cho báo chí một cách khéo léo vì lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp... của mình.
Net: Tìm thông tin “ảo” – xử lý thông tin thật
Không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của ICT đối với báo chí và bạn đọc. ICT giúp thông tin đến với bạn đọc nhanh hơn, đa dạng hơn. ICT làm thay đổi rất nhanh cách thức tác nghiệp của các nhà báo. Internet mở ra thư viện khổng lồ giúp báo chí tìm kiếm, tra cứu và kiểm định các nguồn thông tin... Nhưng ICT đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với đạo đức báo chí, tạo điều kiện rất nhiều chophóng viên “viết bài trên mạng” hơn là tới thực địa. Website của Tổ chức nhân quyền thế giới có hàng nghìn người vào/ngày như một cơ quan thông tấn.
ICT còn hỗ trợ cho công việc “cắt & dán”. Một bản tin được phát hành có thể ngay lập tức được “giới săn tin Internet” lấy về, được đưa lại nguyên xi hoặc chỉnh sửa qua quít rồi nhanh chóng cung cấp cho bạn đọc. Sự vội vã của các tòa báo (chủ yếu là báo Internet) trong cuộc đua tốc độ cập nhật thông tin đã dần làm yếu đi tư duy phản biện của báo chí. Tất cả những hiện tượng này đặt ra những thách thức với đạo đức báo chí thời ICT.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt