Viết tạp bút như cụ Huỳnh

08:36 SA @ Thứ Năm - 08 Tháng Mười Hai, 2005

Về nhà yêu nước Phan Chu Trinh, cụ Huỳnh viết: "Làm một người chí sĩ đã khó, mà làm chí sĩ một nước đã mất rồi, lại càng khó”.

Câu ấy hoàn toàn đúng với cụ Huỳnh Thúc Kháng. Suốt một đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho dân sinh, dân chủ, cụ Huỳnh không chỉ nêu tấm gương một nhà yêu nước, mà trong lĩnh vực báo chí, cụ còn thể hiện được sức mạnh của một ngòi bút can trường, nhân ái, quyết liệt và năng động. "Tôi là một nhà cách mạng công khai" (Je suis un revolutionnaire ouvert), cụ Huỳnh đã tự nhận chỗ đứng của mình như thế. Và đó là chỗ đứng của người cầm bút, của người làmbáo, của người đấu tranh bằng con đường ngôn luận, dù trong hoàn cảnh không có ngôn luận tự do. Trong hoàn cảnh ấy, nhà báo Huỳnh Thúc Kháng đã xác định: "Nếu không có quyền nói tất cả những điều mình muốn nói, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nóinhững điều người ta ép buộc nói". Và suốt trong mười sáu năm cuộc đời báo Tiếng Dân (1927-1943) cụ Huỳnh đã giữ được cho mình, cho báo mình xác tín ấy. Với người chủ trương báo và viết báo trong chế độ thuộc địa không có tự do báo chí, thì vùng vẫy được như cụ Huỳnh và báo Tiếng dân của cụ, là tích cực, là tiến bộ, là yêu nước thương nòi. Lách qua lưỡi kéo kiểm duyệt, trong nhiều bài viết của mình, cụ Huỳnh đã phân tích một cách sắc sảo, cụ thể, và tình cảm, cho đồng bào mình thấy một phần tình cảnh thực của thân phận người nô lệ, nước nôlệ, nhằm cảnh báo, thức tỉnh, kêu gọi người Việt Nam không quên tình cảnh của mình và tìm cách thay đổi nó. Viết báo là dành cho người đọc, nếu trong một chế độ kiểm duyệt, mà viết để bị kiểm duyệt cắt toàn bộ, "đục" hẳn bài báo của mình, thì bài báo ấy làm sao tới tay người đọc, hỏi còn có lợi ích gì? Với nhà báo Huỳnh Thúc Kháng, thì viếtđã thực sự là lách.Vấn đề là lách thế nào, để khi lách qua rồi (dĩ nhiên là qua lưỡi kéo kiểm duyệt) thì bài báo của mình không đến nỗi thành một con mực khô bị cán dẹp? Không phải ngẫu nhiên mà cụ Huỳnh chọn thể tạp búttrong khi viết báo, một thể loại sau đó ít năm cụ Ngô Tất Tố đã chọn, và trước đó, bên Trung Quốc, Lỗ Tấn đã chọn. Trong tờ báo, nếu xã luận, bình luận là “đại bác, thần công", phóng sự là "xe tăng" thì tạp bút có thể coi là vũ khí nhẹ. Vì nhẹ, nên linh hoạt, bất ngờ, dễ gây thú vị, thậm chí kích động đối với người đọc, và làm đối phương rất khó chịu, một khi nó mang tính tranh luận, "tranh biện" như chữ hay dùng của cụ Huỳnh. Và trong việc sử dụng tạp bút như một vũ khí này, có thể coi cụ Huỳnh là một chiến tướng, cũng như mấy nămsau là cụ Ngô Tất Tố.

Xuất thân nho học (cụ Huỳnh đã hai lần đỗ đầu trong hai kỳ thi hương và thi hội, được coi là một trong "tứ hổ" của đất học Quảng Nam), từ chối làm quan, suốt 13 năm ở lao tù Côn Đảo, cụ Huỳnh đã tự học tiếng Pháp, đến mức thành thạo, đến mức có thể dùng tiếng Pháp như một chìa khoá mở vào văn hoá phương Tây. Phối hợp hai nền vănhoá Đông - Tây, phối hợp cách nghĩ sâu xa của nhà nho với cách nghĩ năng động, ứng xử nhanh của người Tây học, cụ Huỳnh đã đưa vào những bài viết, những tạp bút của mình lối kết hợp giữa uyên thâm và sắc sảo, khiến bài viết vừa tác động nhanh, trực tiếp tới người đọc, vừa để lại một ngẫm ngợi, một dư vị phía sau bài viết. Chẳng hạn, vời một bài viết ngắn “Nhà ngôn luận có thể khiến người đời đều ưa không?”, cụ Huỳnh đã dẫn ngay từ đầu bài viết một danh ngôn Trung Quốc: "Làm văn mà khiến người người đều ưa thì văn ấy đángbuồn. Làm văn mà khiến cho người đời không ai ưa, thì người ấy (nhà văn) lại càng đáng buồn". Và cụ giải thích một cách độc đáo cái vế thứ hai của danh ngôn "...người ấy lại càng đáng buồn như thế này: "Còn làmvăn mà lời nghiêm chánh, lý thẳng lẽ ngay thì hay trái tai người ta nên ít kẻ ưa. Đã ít kẻ ưa thì người làm văn ấy tất phải bị người đời chỉ trích, mà có khi mua thù chắc oán, làm bia cho muôn mũi tên nữa, nên người ấy đáng buồn". Rồi cụ đế thêm một câu: “Tuy vậy, thuở nay những lời nói trái thường khác tục, thường thường thiệt cho kẻ nói mà ích cho người khác nghe". Chỉ với ba câu mà đã đưa ra được ba lập luận, ba lý lẽ thuyết phục được người đọc, chuẩn bị cho người đọc quen dần với lối viết lối nói “trái tai” nhưng hợp lẽ phải, thuận chân lý, đúng sự thật. Không phải là nhà nho học uyên thâm, lại thêm sự tinh thông tam đoạn luận của logic học, thì khó viết được như thế! Đọc lại một số bài tạp bút của cụ Huỳnh, thấy cụ hay dùng cách đặt câu hỏi ngay từ đầu bài. Mới đọc dễ có ý cho cụ dạy khôn, nhưng đọc kỹ, mới hiểu cách lập ngôn của cụ là nhằm trực diện đi vào vấn đề, nhằm thu hút ngay. Sự chú ý của người đọc, đặng có thể trao đổi, tranh biện, và cuối cùng, thuyết phục người đọc. Viết tạp bút rất gần với sáng tác. Không phải “tạp”, là bạ đâu viết đó như có người nghĩ. Nó cần vấn đề, nhưng trước hết, nó cần cảm hứng, nó cần vấn đề ấy gây được cảm xúc cho người viết, đến mức bức xúc, không viết không được. Như ở bài "Có nên khinh dễ phường chăn trâu không?", mới đọc, ta đã thấy ngay cái bức xúc khiến cụ Huỳnh viết bài ấy, can cớ từ một câu mắng khá quen tai: “Đồ chăn trâu!" Cụ Huỳnh đã xuất phát từ tình yêu thương những người nghèo khổ, từ sự phẫn nộ cho lòng tự trọng bị xúc phạm của người nghèo mà lên tiếng. Đó là bài viết chống lại một thói quen xấu, một quan niệm bất công, một cách phát ngôn thiếu suy nghĩ, bắt đầu từ những giai tầng giàu có, và ảnh hưởng một cách vô ý thức đến cả những người nghèo trong xã hội. Cái thú vị của bài tạp bút này là tác giả đã đi từ một câu chửi "thường nhật" mà đặt ra một vấn đề xã hội, và sau những dẫn chứng, những lập luận, dã kết một cách vừa có tích, vừa có sự thật, lại vừa ẩn một chút hài hước, rằng thì đến Nguyễn Trãi là danh nhân đất nước, đến Đào Duy Từ là anh hùng trong thiên hạ mà thuở hàn vi, lúc khó khăn thắt ngặt còn phải làm nghề... chăn trâu nữa là! "Thì chăn trâu cũng là một nghề, như trăm nghề khác", chứ sao? Bài viết vừa thuyết phục, vừa dí dỏm, mà dư vị của nó lại...đắng, đối với người đọc, buộc người đọc phải suy nghĩ, phải "uốn lưỡi bảy lần" trước khi... chửi. Bây giờ, nhiều người khi viết về cụ Huỳnh, hay có ý trách hoặc “chưa sướng" với chuyện cụ chọn nghề làm báo công khai để hành chícủa mình.

Riêng tôi lại nghĩ khác. Tôi khâm phục một nhà chí sĩ cách mạng như cụ Huỳnh, sau mười ba năm tù khổ sai Côn Đảo, lại chọn cho mình nghề làm báo, trong một xứ thuộc địa phong kiến mà bản chất của nó là thù địch với nghề báo, với nhà báo (đương nhiên là báo đối lập, chứ không phải báo “a dua” như chữ của cụ Huỳnh). Chọn như thế, là chọn một vị thế mà "dao kề cổ", chứ chẳng sung sướng gì. Phải liên tục đối phó, thường xuyên “tránh đòn" và ”phản đòn", là đứng chông chênh giữa người đọc và sở Mật Thám, là phải "lách" bài viết thế nào để sau khi qua kiểm duyệt, bài viết lại nở nang được ít nhất là 70% so với thân thể vốn có của nó. Mà sao cách lựa, cách sống và cách chọn thể tạp bút của cụ Huỳnh và cụ Ngô Tất Tố lại giống nhau đến thế! Hai cụ đều sống rất nghiêm cẩn, nghĩa tình, ăn uống thì dưa muối đạm bạc, mà viết thì sắc như dao, bừng bừng như có...hơi men. Và cực đoan nữa. Viết tạp bút, tôi đã nói, rất gần với sáng tác. Mà không người sáng tác không nghệ sĩ đích thực nào không cực đoan cả. Huống chi, tạp bút là thể văn tranh đấu, tranh luận, luôn có đối thủ, đối phương (dù là tưởng tượng) xuất hiện trước mắt người viết. Đã chiến đấu, thì đương nhiên phải cực đoan. Bây giờ đọc lại những bài viết của cụ Huỳnh về "Chánh học cùng tà thuyết", thấy cụ mạt sát Kiều nhiều lúc cũng sốt ruột. Một lần nữa, Kiều lại là nạn nhân. Âu cái số Kiều là thế? Nhưng thâm tâm, ta hiểu, không phải cụ mắng Kiều đâu, mà mắng cụ Thượng Phạm đấy! Những kẻ lợi dụng dù là lợi dụng Kiều hay Nguyễn Du, thì rốt cuộc vẫn là kẻ lợi dụng thôi. Còn cụ Huỳnh, mỗi chữ mỗi lời cứ ngời ngời “chánh học", ngời ngời chính nghĩa thế kia, thì đối phương phải sợ phải ngán, cũng là chuyện dễ hiểu. Hồi nhỏ, đọc bài "Bài hát lưu biệt” của cụ Huỳnh, tôi cứ nhớ hai câu:

"Nọ núi Ấn, này sông Trà(thực ra là sông Đà)
Non sông ấy còn chờ ta thêu dệt”

tôi đã tưởng cụ Huỳnh là người Quảng Ngãi kia. Hai câu thơ ấy, hoá ra lại có gì rất định mệnh: tháng 4/1947, trên đường vào Nam công tác, cụ Huỳnh đã mất tại Quảng Ngãi. Và ước nguyện cuối cùng của cụ là được yên nghỉ trên núi Ấn của Quảng Ngãi. Chắc để cụ nguôi nỗi nhớ núi Ấn của quê hương cụ. Và núi Ấn Quảng Ngãi, thật vinh dự, được là nơi chọn cuối cùng của nhà cách mạng, nhà chí sĩ, nhà báo lỗi lạc Huỳnh Thúc Kháng: Tưởng nhớ cụ Huỳnh, ngay sau khi cụ mất, Chủ tịch và là nhà báo Hồ Chí Minh, nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã viết: "Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây cụ bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo mười mấy năm trường, gian nan cực khổ. Nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là một người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làmnản chí, oai vũ không làm sờn gan". Chắc chắn, khó còn lời nào đích đáng hơn để xưng tụng công đức cụ Huỳnh. Những kẻ hậu sinh làm báo chúng tôi chỉ xin nói thêm một điều: Cụ Huỳnh còn là một nhà báo lỗi lạc, một người viết tạp bút lừng danh, đáng để những lớp hậu sinh báo, hậu sinh tạp bút học tập. Và tự hào.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Để tự phê bình và kiểm điểm không trở thành cái “mốt”

    27/11/2005Hữu KhánhTrên các trang báo hằng ngày, những câu chữ như "trình độ cán bộ bất cập", "quản lý lỏng lẻo", "quy hoạch kém", "thiếu tinh thần trách nhiệm", "tình trạng tham nhũng, tiêu cực lãng phí, quan liêu ngày càng phức tạp, tinh vi", "cấp dưới không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp trên"... xuất hiện với một tần suất khá cao. Thành khẩn nhận khuyết điểm, sai lầm là biểu hiện thái độ nghiêm túc ý thức trách nhiệm đối với quần chúng...
  • Phê bình và sửa chữa

    01/10/2005X.Y.ZCán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa. Từ nay, chúng ta cần phải thiết thực học tập, sửa chữa các khuyết điểm. Vì có tẩy sạch khuyết điểm, công việc mới có thể tiến bộ...
  • Văn minh là gì?

    18/07/2005Huy Vũ dịchVăn minh là trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá. Bốn yếu tố chính tạo nên nó: dự trữ kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo lý cùng sự theo đuổi tri thức và nghệ thuật. Nó bắt đầu ở chỗ hỗn loạn và bất an chấm dứt. Khi sự sợ hãi được khuất phục, lòng hiếu kỳ và tính xây dựng được tự do, và con người bước qua khỏi xung lực tự nhiên để tiến tới sự hiểu biết và và tô điểm đời sống.
  • xem toàn bộ