Bác Hồ viết báo
Trong cuộc đời hoạt động báo chí của mình, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo với trên 100 bút danh khác nhau. Bác coi báo chí là vũ khí sắc bén để vận động quần chúng và đấu tranh với kẻ thù...
Ban đầu Bác chỉ viết những mẩu tin ngắn, từ vài dòng đến một cột báo. Dần dần, Bác viết các bài chính luận hay phóng sự. Là một trong những người sáng lập ra tờ báo Le Paria của Hội Liên hiệp thuộc địa, chỉ riêng năm 1922, Bác đã viết khoảng 20 bài báo nhằm tố cáo dã tâm và tội ác của chủ nghĩa thực dân.
Trước đó, Bác đã viết các máu tin đăng trên tờ La Vie Ouvrière của Tổng LĐLĐ Pháp và bài báo thực sự đầu tiên của Bác là bài Vấn đề dân bản xứ đăng trên báo L'Humanité của Đảng xã hội Pháp (sau năm 1920 trở thành tờ báo của Đảng Cộng sản Pháp). Từ số đầu đến số 14 của báo Le Paria Bác vừa làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, đồng thời làm luôn cả nhiệm vụ phát hành và trực tiếp tham gia bán báo(!). Bác còn tự vẽ tới 5 bức tranh minh họa đầy ấn tượng. Bác tự đem báo đến các cuộc mít tinh và nói: "Báo này nói cho các đồng chí biết bọn thực dân đàn áp chúng tôi như thế nào. Báo này sẽ biếu thôi nhưng đồng chí nào có lòng giúp cho báo thì chúng tôi cảm ơn". Kết quả số tiền thu về bao giờ cũng nhiều hơn so với bán báo. Bác còn dùng nghề ảnh của mình để chụp và rửa ảnh chân dung cho những ai vận động được ít ra là 25 người đặt mua báo.
Phần lớn các bài của Bác dành cho chủ đề đế quốc Pháp và nạn nhân là xứ Đông Dương. Bác còn viết các bài nghiên cứu về tình hình ở Trung Quốc, Ấn Độ và về nước Nga Xô Viết. Sau khi Quốc tế nông dân ra đời, Bác đã viết bài cho tạp chí Krestiansklii International của tổ chức này về tình cảnh nông dân ở Việt Nam, ở Bắc Phi, Tuynidi, Trung Quốc, Palestin...
Năm 1940, Bác bắt đầu viết cho tờ Cứu Vong nhật báo của Đảng Cộng sản Trưng Quốc. Hiện mới chi sưu tầm được 10 bài của Bác viết trên báo này. Từ khi Bác được bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản cử đến Quảng Châu để hoạt động, Bác bắt đầu chi đạo báo Thanh Niên của Hội Việt Nam Cách mệnh thanh niên. Đay là ngọn cờ tiền phong của báo chí cách mạng Việt Nam. Số đầu tiên của báo Thanh Niên ra ngày 21/6/1925. Nay chúng ta lấy ngày này là ngày truyền thống của báo chí Cách mạng Việt Nam. Bác đã trực tiếp chỉ đạo suốt 88 số báo Thanh Niên.
Năm 1941, Bác bí mật về nước xây dựng cơ sở ở vùng Cao Bằng và triệu tập Hội nghị BCH Trung ương Đảng vào tháng 5/1941. Bác bắt đầu chỉ đạo việc sáng lập ra tờ bán Việt Nam độc lập. Về sau Bác kể lại rằng: “Làm báo thì phải có đá in. Mấy đồng chí đã đi lấy trộm những tầm bia đá, rồi mài mặt mấy ngày mới thành bản in. In thì phải viết chữ trái lên đá, thế là có một đồng chí phải hì hục tập viết chữ trái. Mấy số báo đầu ba bốn anh em cùng làm nhưng in cứ toe toét, chỉ in được ít và rất xấu. Nhưng về sau cứ tiến bộ dần, mỗi lần in được gần 300 số. Phải đặt "nhà in" ở ba chỗ khác nhau. Khi động chỗ này thì chạy đến chỗ khác mà in và báo vần ra đúng kỳ. Địch chịu không làm gì được” (bài nói ngày 16/4/1959 tại Đại hội II Hội nhà báo Việt Nam). Báo Việt Nam độc lập ra số đầu vào ngày 01/8/1941. Đến số 135 thì Bác ra nước ngoài công tác.
Sau Cách mạng tháng Tám sau 33 số Cờ Giai phóng, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng ta chủ trương chuyển vào hoạt động bí mật và quyết định xuất bản báo Sự thật. Đã tìm thấy 26 bài Bác viết cho báo Sự Thật với các bút danh là A.G, X.Y.Z, L.T, Lê Nhân, T.L.
Báo Nhân Dân ra đời sau Đại hội II của Đảng (tháng 02/1951). Trên các báo này của Đảng, Bác thường xuyên viết bài. Riêng trên báo Nhân Dân Bác đã viết cả thảy 1.205 bài với nhiều bút danh khác nhau. Riêng với bút danh C.B. Bác đã viết tới 706 bài. Sáng sớm mòi ngày bác đều đọc kỹ lưỡng cả 4 trang của tờ báo Nhân Dân và dùng bút chì màu đánh dấu vào các bài càn chú ý, cần đọc lại, cần nhận xét, phê bình, khen ngợi, kể cả đối với ảnh và tranh minh họa.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Bác luôn luôn coi báo chí là thứ vũ khí sắc bén để động viên, giáo dục quần chúng và chiến đấu với kẻ thù. Động lực làm cho ngòi bút báo chí của Người ngày càng sắc bén và linh hoạt chính là sự giác ngộ tư chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa quốc tế vô sản. Vì mục đích rõ ràng nên Bác không ngừng rèn luyện cách viết, không ngừng nâng cao trình độ. Bác nhiều lần truyền đạt lại kinh nghiệm viết báo của mình cho các nhà báo trẻ tuổi Bác đã nói tại Đại hội III Hội Nhà báo Việt Nam: "Kinh nghiệm của tôi là thế này: Mỗi khi viết một bài báo thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc? Khi viết xong thì nhờ anh em xem và sửa giùm...".
Kinh nghiệm của nhà báo cách mạng Hồ Chí Minh, tác giả của 2.000 bài báo đầy nhiệt huyết và có tác dụng lớn lao chỉ giản đơn như vậy. Chúng ta không thể không ghi nhớ mỗi khi cầm bút trước trang giấy trắng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt