Nhà báo - nhà văn, viết văn - viết báo

02:48 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Sáu, 2016

Mấy năm gần đây, thỉnh thoảng trong báo giới và văn giới của ta lại thấy vẩn lên câu chuyện: Nhà báo viết văn và nhà văn viết báo. Vế thứ nhất gần như mặc nhiên và được xem là thuận chiều, không có gì cần bàn lắm. Chủ yếu là ở về thứ hai. Có một số nhà văn tuyên bố ra miệng rằng: viết báo đối với họ chẳng qua là nghề tay trái, là “lấy ngắn nuôi dài”, là lo cái chuyện độ nhật... mà thôi. Lại không ít ý kiến cho rằng: Hễ đã là nhà văn thì làm báo dễ như chơi: hễ cứ giỏi văn là làm báo sẽ giỏi; còn ngược lại, nhà báo giỏi không có nghĩa là đã viết được văn... Có phải báo chí mang cái thân phận “đàn em” của văn học? Làm văn danh giá hơn làm báo? Nhà văn sang trọng hơn nhà báo?...

Vấn đề đặt ra là: Liệu báo chí có đáng phải chịu một vị thế lép vế như thế so với văn chương hay không? Người làm báo có phải chịu một cái nhìn định kiến như thế hay không? Cần hiểu như thế nào cho thoả đáng về mối quan hệ giữa tư cách nhà văn và tư cách nhà báo, lao động viết văn và viết báo? Dưới đây là một vài thiển nghĩ mong được bạn đọc minh xét.

Có một loại hình “Nhà báo - nhà văn” trong nền báo chí Việt Nam hiện đại

Có lẽ phải lội ngược dòng thời gian tìm về với những bước đi đầu tiên của nền báo chí Việt Nam hiện đại để xem xét các bậc tiền nhân làm báo như thế nào.

Lịch sử báo chí Việt Nam được tính bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XIX. Nhưng phải chờ đến quãng đầu thế kỷ XX trở đi chúng ta mới có một nền báo chí thật sự mang tính chất chuyên nghiệp. Theo con số thống kê có thể là chưa đầy đủ, riêng giai đoạn 1932 – 1945, có khoảng gần 200 tờ báo và tạp chí lưu hành trên cả nước (1). Các nhà nghiên cứu cũng khá thống nhất ý kiến khi cho rằng hầu hết báo chí giai đoạn này đều thiên về mặt văn chương. Bên cạnh những loại bài thuộc khu vực thông tấn, các tờ báo và tạp chí đều đã đăng tải các tác phẩm thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, ký v.v...(2)Cắt nghĩa cho hiện tượng này có thể tìm thấy mấy lý do sau đây:

1) Lúc này chữ quốc ngữ đã từ giai đoạn tập dượt (trước 1932) chuyển hẳn sang giai đoạn thuần thục (từ 1932 trở đi). Môi trường thể hiện và chứng thực cho sự trưởng thành và phát triển vượt bậc của chữ quốc ngữ không gì tốt hơn bằng các tác phẩm văn học. Cho nên, hễ đã là những người sống bằng nghề cầm bút, nhất là làm báo, họ đều có nguyện vọng được thử sức mình trong địa hạt sáng tạo văn chương. Đây là lý do quan trọng nhất để tạo ra một nền văn chương dồi dào thành tựu đến vậy, trong đó có nhiều đỉnh cao với nhiều tác giả, tác phẩm, thể loại khác nhau mà cho đến hôm nay vẫn đang toả sáng.

2) Thường thì các tác phẩm văn học được quảng bá dưới hai hình thức: xuất bản trên sách và đăng trên báo chí. Trong giai đoạn này, hoạt động xuất bản sách chưa thể nói là đã mạnh, chắc chắn còn kém xa so với báo chí (trước 1925, các tác phẩm văn chương hầu như chỉ được ra đời dưới hình thức đăng tải trên báo chí, chứ chưa có nhà xuất bản). Cho nên lúc nhà văn dã tìm đến báo chí như một trợ thủ đắc lực cho việc in ấn: quảng bá tác phẩm của mình. Báo chí lúc này được xem như là bà đỡ mát tay cho những tác phẩm văn chương của nhiều tác giả thuộc nhiều phong cách khác nhau đua tranh xuất hiện.

3) Vả lại, báo chí Việt Nam giai đoạn này cũng chưa thể nói là đủ mạnh trong ý nghĩa là một công cụ truyền thông thực hiện chức năng thông tấn thuần tuý của mình, nghĩa là nó không thể làm ngơ trước văn chương, đứng ngoài văn chương. Nó xem văn chương có mặt ở một tờ báo tựa như một món ăn mang mùi vị riêng trong một mâm cỗ nhiều món nhằm thoả mãn thị hiếu đa dạng của bạn đọc. Nó cũng tại xem văn chương - một loại hình không cần phải chạy theo tính thời sự nhất thời - như một mặt hàng dự trữ để nếu khi cần dùng thì sẵn sàng đáp ứng. Các sáng tác văn chương tựa như một thứ “lương khô” để lâu không sợ hỏng mà lại tiện dùng.

4) Lý do cuối cùng thuộc về chiều sâu tâm thức dân tộc Người Việc Nam chúng ta tự cổ chí kim đều yêu mến văn chương, luôn dành cho văn chương một vị trí trang trọng trong đời sống tinh thần của mình. Phần đông người đọc sẽ khó tiêu hóa nổi một tờ báo nếu không có một tác phẩm văn chương nào. Vào thời bấy giờ là vậy. Ngay cả vào thời điểm hiện nay, chúng ta mới đang làm quen dần với một số ít tờ báo mang nội dung thông tấn thuần tuý, còn đại đa số là những tờ báo ít nhiều đều có văn chương. Nhờ một tình yêu rộng lớn và lâu bền như thế, báo chí nghiễm nhiên được coi là cánh đồng màu mỡ đi những hạt giống văn chương được ươm mầm và gặt hái.

Từ đác điểm các tờ báo thiên về văn chương như vậy cho nên đội ngũ các cây bút làm báo đồng thời là những người sáng tác văn học. Có lẽ thật hiếm trường hợp nào làm báo mà lại tuyệt đối không viết văn và ngược lại. Nhà báo -_ nhà văn Tam Lang Vũ Đình Chí trong một lần nói chuyện với sinh viên đại học Văn khoa Sài Gòn về nghề viết văn làm báo của mình: đã có một nhận định về thế hệ những người cùng thời rằng: “Làm văn, viết báo là hai chữ dính liền nhau như hình với bóng, không một người nào say mê làm báo mà không viết văn”(3). Xem thế đủ thấy các cây bút của giai đoạn này vừa làm báo, vừa viết văn, họ đã dốc sức cật lực vào hoạt động sáng tạo. Nếu tính các cây bút như thế từ những năm đầu thế kỷ đến quãng 1932 ta có một bảng danh sách khá dài với những tên tuổi như: Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Phượng Dực, Sở Bảo Doãn Kế Thiện, Mai Đăng Đệ, Nguyễn Bá Trạc, Phạm Quỳnh, Phan Khôi... Cho đến giai đoạn 1932 - 1945 cùng với 7 thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn (cơ quan ngôn luận của họ là tờ “Phong hoá”, sau đổi thành “Ngày nay”), là những Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Lê Văn Trương, Ngọc Giao, Thanh Châu, Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Lê Tràng Kiều và rất nhiều gương mặt khác. Có thể nói rằng, đứng từ phía nghề báo mà xét, tất cả đội ngũ đông đảo các cây bút thời đó đã nhất loạt làm nên một loại hình nhà báo - nhà văn, trong đó Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng ở giai đoạn 1932 - 1945 được xem là những đai hiện tiêu biểu xuất sắc hơn cả.

Chỉ ra đặc điểm loại hình nhà báo - nhà văn này trước hết muốn nói đến vấn đề đội ngũ. Song không chỉ có thế. Đặc điểm này chắc chắn đã chi phối trực tiếp đến nội dung cũng như hình thức biểu đạt chỉ các tác phẩm báo chí mà chính họ là tác giả. Tất cả mặc nhiên cho rằng một tờ báo hay phải có trang văn chương, một bài báo hay phải có chất văn chương, và một người làm báo giỏi cũng phải giỏi văn chương. Tính chất văn chương chi phối hoạt động báo chí ở nhiều cấp độ, với nhiều mức độ khác nhau. Đây là một hiện tượng có ý nghĩa đặc thù của nền báo chí Việt Nam, nó đã bao quát và chi phối toàn bộ nền báo chí Việt Nam ngay từ những ngày đầu tiên.

Do sống quá lâu trong một nền báo chí mang nhiều tính chất văn chương như thế, nên cả người sáng tác lẫn người quản lý và người tiếp nhận đều nhanh chóng hình thành một thói quen, một cung cách như vậy, và rất khó thay đổi. Đặc điểm này còn kéo dài qua suốt thời kỳ báo chí chống Pháp, chống Mỹ cho đến tận những năm gần đây. Có thể thấy rằng, chỉ khoảng 5 năm trở lại đây, do cuộc sống thực tiễn đòi hỏi, và do sự phát triển mạnh mẽ của nền báo chí theo xu thế hiện đại, nền báo chí của ta đang dần hình thành một khuynh hướng “chia tay với văn chương” nghĩa là trở thành một loại hình sáng tạo chuyên biệt - thông tấn thuần khiết. Tuy đang là giai đoạn khởi đầu, nhưng chắc chắn nó sẽ nhanh chóng lớn mạnh đủ để thoát ra khỏi từ trường của văn chương trở thành hoạt động chuyên nghiệp và đặc thù. Ngay từ bây giờ, một cây bút văn chương nào đó muốn chuyên sống làm báo sẽ không dễ dàng như trước nữa, mà anh ta phải được (hoặc tự) trang bị những tri thức tối thiểu của báo chí hiện đại, do đó cách thức tác nghiệp cũng buộc phải hiện đại theo.

Năng lực báo, năng lực văn, năng lực ngôn từ

Có sự phân tán trong cách hiểu về mối quan hệ giữa nghề báo. nghề văn như đã chỉ ra ở trên theo tôi là các ý kiến đó không bắt dầu đi từ một ấn đề gốc có nghĩa quyết định: cần phải phân biệt giữa các loại năng lực - năng lực báo, năng lực văn và năng lực ngôn từ. Bởi vì, có người viết vững chân cả báo và văn (trường hợp này không nhiều) có người chỉ viết được báo, hoặc ngược lại; hoặc nếu anh không ý thức được sự phân biệt cần thiết này thì sẽ có khả năng xảy ra hiện tượng “lưỡng thể” nghĩa là viết văn ra báo và viết báo ra văn. Những tác phẩm lưỡng thể này chắc chắn chỉ phù hợp với nền báo chí truyền thống hoặc mang phong cách truyền thống, chứ nền báo chí hiện đại dường như không còn mặn mà với chúng nữa. Điều mà tôi muốn nói là: đã đến lúc báo phải ra báo và văn phải ra văn. Vậy thì những thứ năng lực kia được hiểu như thế nào, và sự khác nhau giữa chúng?

Năng lực báo: có thể nói một cách vắn tắt, năng lực báo là một phẩm chất lao động nghề nghiệp của những người làm báo được thể hiện ra bằng những khía cạnh như: phải đặc biệt mẫn cảm, nhanh nhạy, kịp thời phát hiện đúng và trúng những hiện tượng mới, những vấn đề mới muôn mặt của đời sống xã hội; tiếp đó phải có khả năng biểu đạt chúng, thành tác phẩm báo chí nhằm cung cấp thông tin cho bạn đọc rộng rãi. Tôi nghĩ rằng cả hai khía cạnh trên đều quan trọng như nhau, đều đòi hỏi 100% không nương nhẹ một phía nào. Người làm báo giỏi là người nhìn đâu cũng thấy vấn đề có thể bàn được, viết được. Cùng trước một hiện tượng, một mảng hiện thực đời sống, anh ta nhìn ra những điều mà người khác không có khả năng nhìn ra hoặc đào sâu vào những góc cạnh, những tầng vỉa mà trước đó chưa ai chạm tới. Có người ví cặp mắt nhà báo phải là cặp mắt của chim ưng, nghĩa là phải thật tinh tường, nhìn xa, nhìn rộng, nhìn sâu vào đời sống. Năng lực này đặc biệt quan trọng. Để có năng lực này, anh phải là người thông minh, và nhiều vốn liếng: vốn sống dồi dào, vốn văn hoá sâu rộng, vốn tri thức và kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên sâu. Riêng về vốn văn hoá, để có được nó thì phải học nhiều, biết rộng. Tôi lấy ví dụ: một số nhà báo khi viết rất thích vận dụng các tri thức thuộc về văn chương như điển tích, điển cố, văn liệu, thi liệu... thì đó không nên hiểu là năng lực văn chương, mà chỉ là năng lực báo chí - khả năng biến các chất liệu văn chương (một phương diện của văn hoá) thành chất liệu cho tác phẩm báo chí của mình. Ngoài ra, để có một năng lực báo như thế, hình như cũng phải có cái linh khiếu trời cho: nhanh tay, nhanh tai, nhanh mắt. “ngửí ra ngay” vấn đề. Người chậm chạp, tỉ mẩn, thích trà dư tửu hậu, cao đàm khoát luận; hoặc thích đi mây về gió (lãng đãng, nhớ nhớ quên quên, đầu óc để trên trời...) thì tốt nhất là đi làm nghề khác - nghề bàn giấy, nghề tuyên huấn hay nghề làm thơ chẳng hạn!(?). Chứ làm báo cần nhanh, nhạy, chính xác- ứng biến kịp thời, khi cần sẵn sàng nhập cuộc: không thể lười biếng, nhàn nhã được.

Ở khía cạnh thứ hai của năng lực báo, chúng tôi muốn nói khả năng tạo lập văn bản báo chí. Mà muốn tạo ra được một tác phẩm báo chí cần phải có năng lực viết, thực chất là vấn đề kỹ thuật viết như thế nào. Điều này liên quan đến rất nhiều vấn đề, nhưng chủ yếu tập trung vào ba vấn đề chính: Thể loại, kết cấu và ngôn ngữ tác phẩm mà tác giả lựa chọn và sử dụng. Không có một tác phẩm nào lại không định hình trong một thể loại nào đó – những thể loại vốn có, và cả những thể loại mà một tác phẩm nào đó lần đầu tiên tìm đến và thể nghiệm. Kết cấu tác phẩm cũng lại hết sức quan trọng và linh hoạt tuỳ theo nội dung mà bài viết theo đuổi và do thể loại quy định. Đến lượt ngôn ngữ, đương nhiên ở cấp độ vĩ mô, phải là ngôn ngữ báo chí, song ở cấp độ vi mô, ngôn ngữ mỗi tác phẩm còn tuỳ thuộc vào thể loại mà tác phẩm lựa chọn (ví dụ ngôn ngữ tác phẩm ký khác với ngôn ngữ tác phẩm chính luận, tin...). Để nắm bắt được những điều kể trên, người viết báo phải có tri thức chuyên biệt của nghề làm báo (dù được đào tạo hoặc tự trang bị). Tôi cho rằng trong nghề viết nói chung, thì viết cái gì (nội dung) đã quan trọng, nhưng viết như thế nào (hình thức) cũng quan trọng không kém. Truyền thống lâu nay ở ta, kể cả trong lĩnh vực báo chí và văn học, do qua chú trọng đến vế thứ nhất nên nhiều khi coi nhẹ, thậm chí xem thường vế thứ hai.

Năng lực văn: Lâu nay không ít người hễ cứ thấy trong các tác phẩm báo chí có sử dụng cách nói hình ảnh bằng những biện pháp tu từ (nhân hoá, ví von, ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ, tượng trưng, chơi chữ, nói lái…) hoặc có sử dụng các tri thức thuộc về văn học (như đã nói ở trên) thì cho rằng tác phẩm đã có chất văn. Từ đó họ cho rằng tác phẩm báo chí có chất văn thì hay hơn tác phẩm không có chất văn. Và cũng tựa như vậy người viết báo theo cách ấy gọi là những người có năng lực văn chương. Chúng tôi khẳng định ngay rằng đó không phải là năng lực văn chương, mà chẳng qua đó là năng lực ngôn từ, là vốn văn hoá văn học của người làm báo. Bởi vì năng lực văn chương, theo đúng nghĩa của nó là khả năng sáng tạo tác phẩm văn học, nó đòi hỏi trước hết là năng lực hư cấu. tưởng tượng và sáng tạo hết sức phong phú và sống động của người cầm bút. Năng lực này để làm gì? Nó nhằm để sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật báng ngôn từ khác hẳn với thế giới hiện thực của đời sống thực tại, một thế giới riêng thấm đẫm cái nhìn, cảm xú, ấn tượng chủ quan của tác giả. Trong khi đó, báo chí không được phép hư cấu, sáng tạo ra một thế giới khác so với thế giới thực tại, mà phải phản ánh trung thành thực tại. Cho nên, nếu hiện thực đời sống trong các tác phẩm văn chương không bao giờ đồng nhất với hiện thực đời sống thực tại thì ngược lại, đối với các tác phẩm báo chí, hiện thực trong tác phẩm bao giờ cũng đồng nhất với đời sống thực tại. Đây là điểm mấu chết hết sức quan trọng để dẫn đến một điểm tiếp theo thuộc về ngôn ngữ: Ngôn ngữ trong văn chương vừa là phương tiện nhằm nhận thức và miêu tả đời sống vừa là mục đích (xin được nhấn mạnh - VG) của mỗi tác phẩm văn học: trong khi đó, ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí chỉ là phương tiện thuần tuý để phản ánh đời sống. Có nên ngôn ngữ văn chương mới đa nghĩa, nhiều tầng nghĩa, còn ngôn ngữ báo chí chỉ được phép một nghĩa xác định, cụ thể. Trong các tác phẩm báo chí, các tác giả cũng tha hồ so sánh, ví von, ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ... nhưng dứt khoát nội dung tác phẩm phải mang một thông tin xác thực, kiểm chứng dược. Những thứ ngôn ngữ có được nhờ phép chuyển nghĩa kể trên, đơn giản chúng chỉ là vật liệu, là phương tiện. Đối với văn chương, các biện pháp chuyển nghĩa này chưa hề nói được gì về năng lực văn chương cả.

Trong báo chí, cũng giống như vậy, và chúng quá lắm chỉ đưa đến bài báo có “chất văn” như trên kia đã nói, mà cái chất văn này có khỉ chỉ thích hợp với thể loại này mù lại không phù hợp hoặc có hại với thể loại khác. Nói tóm lại chúng chỉ thể hiện cái năng lực ngôn từ mà hễ là người viết báo, viết văn đều cần đến cả.

Bây giờ xin nói thêm về năng lực ngôn từ, như trên đã đề cập ít nhiều, đến đây có thể khẳng định rằng năng lực ngôn từ là vốn từ, là việc làm chủ các phép chuyển nghĩa của từ, là năng lực câu, năng lực tạo lập văn bản... để phát huy hiệu quả tối đa của ngôn ngữ nhằm sáng tạo văn bản. Mục đích của văn bản là gì sẽ dẫn đến việc tạo lập văn bản ấy theo cách nào. Nếu mục đích là sáng tác văn chương, thì cách tạo lập văn bản là tuân theo quy luật của sự hư cấu, khi đó ngôn ngữ là một sự thăng hoa dào dạt không cưỡng lại được thấm đẫm thế giới chủ quan của người nghệ sĩ, và mang tính đa nghĩa. Còn mục đích làm báo đòi hỏi cách tạo lập văn bản phải tuân thủ tính xác thực nghiêm ngặt, ngôn ngữ cần sự chính xác, đơn nghĩa, mang màu sắc trung tính. Nói như thế không có nghĩa là ngôn ngữ báo chí không có tính chủ quan. Nhưng tính chủ quan trong ngôn ngừ báo chí không là điều hiện bắt buộc, không là thuộc tính, là phẩm chất quan trọng hàng đầu như trong tác phẩm văn chương, mà chỉ mang tính mức độ, bị giới hạn bởi nội dung xác thực của tác phẩm báo chí và hình thức thể loại mà nó tuân thủ.

Để kết thúc vấn đề này, chúng tôi chỉ muốn nói rằng loại hình báo in hiện đại ngày hôm nay đã khác với báo in trước kia. Báo chí hiện đại đặc biệt coi trọng thông tin, thông tin giữ vai trò số một, ở vị trí tiền tiêu, nó đáp ứng cho nhu cầu của độc giả cần biết xem bài báo có đem đến cho họ điều gì mới không. Cho nên, bài viết phải ngắn gọn, hàm lượng thông tin cao. Đã như thế thì những liên hệ tạt ngang, trữ tình ngoại đề mang tính văn học ngày càng ít đất dụng võ. Ngay cả những lời bàn, những đề xuất của tác giả tuy vẫn có nhưng phải tinh tuý, phải lược giản ở mức tối đa. Vả lại đối với báo chí hiện đại, chúng không phải là quan trọng hàng đầu nữa. Bởi bây giờ người đọc có một trình độ tiếp nhận cao, một năng lực làm chủ và xử lý thông tin một cách tương đối độc lập chứ không quá bị phụ thuộc vào ý kiến và thái độ của tác giả bài báo như độc giả truyền thống nữa. Xã hội hiện đại là xã hội thông tin, nhiều nguồn thông tin đa chiều đến cùng lúc, vấn đề còn lại là xử lý thông tin như thế nào mới là quan trọng. Và như vậy, đến lượt những người viết báo, nhiệm vụ quan trọng của anh là hãy cung cấp thông tin, hãy trao quyền đánh giá, nhận xét cho bạn đọc. Điều đó thể hiện tinh thần dân chủ như một khuynh hướng tất yếu của xã hội thông tin hiện đại.

Với tất cả những điều phân tích trên, chúng tôi thấy rằng người viết bây giờ hơn bao giờ hết phải ý thức được in báo ra viết báo, viết văn ra viết văn (còn riêng những nhà báo làm ở các tờ báo chuyên văn chương là ngoại lệ, mà sự bàn luận đề họ sẽ thích hợp với nội dung của một chuyên đề khác). Trong lao động báo chí, để tự tin bước vào nền báo chí hiện đại ngày hôm nay, người viết phải cật lực nắm bắt các tri thức kỹ thuật mục nghiệp, phải thật sự tinh thông nghề nghiệp để nghề báo ngày một mang tính chuyên nghiệp cao. Còn các nhà văn, vẫn có những trang văn hoá văn nghệ trên các tờ báo, đặc biệt báo Tết, là những mảnh đất tốt dành cho họ, mời họ đăng các tác phẩm văn học cho thêm phần ý vị. Còn như họ muốn, viết báo theo đúng nghĩa của nó thì chắc chắn buộc phải tuân thủ quy luật nghề nghiệp của nghề báo hiện đại, chứ họ cũng không thể tác nghiệp mãi theo cách “viết báo ra văn” như truyền thống được. Vả lại, sứ mệnh của họ phải là cho ra đời những tác phẩm văn học thật hay. Cũng như thế, sứ mệnh của các nhà báo là phải có những tác phẩm báo chí thực sự có giá trị, tác động mạnh mẽ và có ích trực tiếp đối với cuộc sống con người và xã hội.


(l) Theo Lê Thị Đức Hạnh, Báo chí với văn học giai đoạn 1932 - 1945 TCVH số 6.2001
(2) Tác giả Dương Quảng Hàm đã từng nhận định: “Dù là nhật báo, dù là tạp chí, các tờ ấy đều thiên về một văn chương, bởi thế ngay báo hàng ngày cũng có những mục văn tuyển dịch Pháp văn, dịch tiểu thuyết Tàu, Pháp, lại có nhiều tờ thời thượng xuất bản riêng một phụ trương về văn chương“( Việt Nam văn học sử yếu, Ban quốc gia giáo dục in lần thứ 2 SG. 1951).
(3) Dẫn theo Thế Phong, Cuộc đời viết văn làm báo Tam Lang - Tôi kéo xe Nxb. VV - T,1996 trang 89.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Những “kỳ biến” trong làng báo đầu thế kỷ XX

    20/06/2009Trần Hòa BìnhVề cơ bản, đến những năm 30 của thế kỷ XX, các thể loại báo chí Việt Nam đã định hình khá rõ nét, có phần được chiếu theo những tiêu chí của báo chí phương Tây. Bên cạnh những thể loại cũ, một số thể loại mới xuất hiện, tạo nên những "kỳ biến" trong làng báo đầu thế kỷ XX.
  • Chữ "văn" chữ "báo" khéo là...

    03/05/2009Trần ChiếnTính sơ sơ trong 300 hội viên hội Nhà văn Hà Nội có dễ tới ngót trăm người đang hoặc đã ăn lương ở các tòa soạn. Xửa xừa xưa có các anh Yên Thao, Băng Sơn, Vân Long..., lớp bánh tẻ có Anh Ngọc, Vũ Đình Minh... Mới làm độ mươi năm nay là những Giáng Vân, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái... Đó là một đội ngũ mà đời sống công chức, đời sống văn học của họ có những nét vừa thuận tiện, vừa phức tạp...
  • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

    09/04/2009Trần Văn ToànSự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”.
  • Viết văn đừng nghĩ đến tiền

    02/04/2009Tuấn Nhi - V.QĐó là câu dặn dò, dạy bảo của nhiều nhà văn bậc cha chú đối với con cháu. Câu nói đó hàm chứa hai ý: một là, đã theo con đường sáng tác, chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi danh, tiền bạc thì khó có tác phẩm hay; hai là: đừng coi chuyện viết văn đồng nghĩa với việc kiếm tiền.
  • Nhà báo… nói thêm

    22/06/2008Nguyễn Quang ThânNhân dân ta vốn trọng văn chương và luôn đặt niềm tin vào báo chí. Nếu dân gian nói “nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm” thì chưa hẳn chỉ là chê bai, cảnh báo mà còn là bày tỏ sự thông cảm cái nghề “quyền rơm vạ đá” này...
  • Đừng bắt chước và nhại lại người khác

    15/11/2006Vũ HuyếnTrên một tin, một bài báo, trên một bức ảnh hay một phóng sự, chỉ nên nói một điều, nhấn mạnh một chủ đề. Nếu không các bài báo sẽ trở thành một thứ “lẩu thập cẩm” ăn nhiều là chán. Vấn đề nêu ra không sai nhưng không rõ, không nổi bật. Đó là thứ hạng của các bài viết ẩu hoặc của các tay viết thường “chỉ sợ độc giả không hiểu mình".
  • Tìm lại chân dung một nhà báo hàng đầu Việt Nam

    20/06/2006Hôm nay, chúng ta ít nói đến nhà báo Phan Khôi - một nhà báo tài năng, một người cổ vũ cho tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới lạ, đa văn hóa từ Hongkong, Trung hoa dân quốc, Nhật bản, Pháp...
  • Những hạt sạn trong báo chí

    27/01/2006Phan ViệtMột số những sai trái trong đời sống văn hoá hiện tại của Việt Nam nguyên nhân là do sự cẩu thả, dễ dãi hoặc ấu trĩ về nhận thức của những người tham gia tạo, phát tán và đánh giá các sản phẩm và hoạt động văn hóa, với mong muốn góp phần làm trong sạch hơn bầu không khí văn hóa nước nhà
  • Ai có lỗi trong chuyện (văn chương buồn tẻ) này

    15/01/2006Người Việt mình không có thói quen đọc sách, chỉ thích đọc báo. Đọc báo dễ, lớt phớt. Trong khi đọc sách là một quá trình nghĩ cùng tác phẩm, một kiểu sáng tạo cho riêng mình, động não thật sự...
  • Văn chương 2004 - oằn mình giữa "nhập nhòa" cũ - mới

    03/01/2006Nguyễn Hoà"Cái mới" đang là khát vọng với những chấm phá chưa định hình và "cái cũ" hàng ngày vẫn ám ảnh đâu đó trong sự vận hành của từng cây bút - đó là tình trạng mà đã mấy năm rồi, văn học Việt Nam đang cố gắng vượt qua để chuyển mình đổi mới. Văn học năm 2004 cũng vậy, nó "nhập nhòa" giữa sự ra đời của những tác phẩm, những sự kiện khiến người ta vừa có điều gì đó để hy vọng, vừa khiến người ta không khỏi lo âu...
  • Viết tạp bút như cụ Huỳnh

    08/12/2005Thanh ThảoSuốt một đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho dân sinh, dân chủ, cụ Huỳnh không chỉ nêu tấm gương một nhà yêu nước, mà trong lĩnh vực báo chí, cụ còn thể hiện được sức mạnh của một ngòi bút can trường, nhân ái, quyết liệt và năng động. "Tôi là một nhà cách mạng công khai", cụ Huỳnh đã tự nhận chỗ đứng của mình như thế. Và đó là chỗ đứng của người cầm bút, của người làm báo, của người đấu tranh bằng con đường ngôn luận...
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • xem toàn bộ