Lẫn lộn và ngộ nhận
Tôi đã về nước được 8 năm. Điều đó thể nói, tự đáy lòng, là tôi chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc về quyết định trở về của mình dù tôi đã không thể thực hiện đúng mong muốn các dự án, kế hoạch mà tôi đã ấp ủ với nhiều tâm huyết trong thời gian học tập ở nước ngoài và dù những khó khăn, trở ngại phải đương đầu phức tạp hơn tôi từng nghĩ. Tôi quý trọng những niềm vui và cả những nỗi buồn trong cuộc sống.
Trở về nước: sự lựa chọn sòng phẳng chứ không phải sự hy sinh.
Trong hầu hết trường hợp, người tốt nghiệp ở nước ngoài, dù với thứ hạng cao, không được người ta trải thảm đế mời ở lại. Một số người thực sự giỏi, nếu có nguyện vọng ở lại, sẽ được nhà chức trách nước sỏ tại tạo điều kiện thuận lợi để định cư, nhưng họ cũng phải thỉnh cầu, phải xếp hàng, phải trông cậy vào các cơ hội, như bao nhiêu người. Ở lại nước ngoài, họ cũng phải đương đầu với sự ghen tị, đố kỵ của các đồng nghiệp và cũng phải nỗ lực để vươn lên trong khó khăn, chưa kể những khó khăn riêng dành cho một công dân có nguồn gốc nhập cư.
Không phải không có trường hợp một người dù được mời đích danh, đã từ bỏ cuộc sống ổn định, sung túc ở nước ngoài để trở về phục vụ đất nước và chấp nhận cuộc sống vật chất thiếu thốn. Nhung đại đa số người quyết định trở về là do thực sự có nhu cầu làm việc để kiếm sống và xây dựng sự nghiệp ở quê nhà. Nếu một người có khả năng định cư ở nước ngoài quyết định trở về, thì đó là vì họ có nhu cầu làm việc ở quê nhà, cũng như họ có nhu cầu làm việc ở xứ người và, thay vì chọn xứ người, họ đã chọn quê nhà. Nói như thế không phải để tầm thường hoá việc trở về phục vụ đất nước của người Việt
Tranh Đông Hồ
Khó khăn trong giao tiếpgiữa đồngbào: tâm lý vọng ngoại
Một tờ báo kể rằng có một Việt kiều khá thành đạt ở nước ngoài, trở về nước để tìm kiếm cơ hội đầu tư, chỉ nhận được sự đón tiếp lạnh nhạt lẫn thái độ ngờ vực của người trong nước. Anh trở ra nước ngoài, thành lập một Công ty, giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị và thuê một người nước Sở tại làm giám đốc, rồi cùng với người này trở lại Việt Nam. Lần này, đoàn đại biểu của Công ty được đón tiếp rất trọng thị.
Nếu đúng là có một vụ phân biệt đối xử như mô tả trong bài báo, thì tôi không hề ngạc nhiên. Tôi đã chứng kiến việc đó ở nhiều nơi: trên máy bay, trong nhà hàng, khách sạn, tại các khu du lịch... Nói chung, trong nhiều trường họp mà một người Việt và một người nước ngoài cùng thực hiện một giao dịch, thì người nước ngoài thường được phía đối tác Việt dành cho sự chăm sóc tận tình, chu đáo hơn. Thái độ coi thường của người Việt đối với người Việt là một trong những nguyên nhân chính khiến cho người Việt, khi giao tiếp với nhau trong điều kiện không quen biết trước, thường không có thái độ chinh phục, chan hoà, cởi mở, mà chỉ có thái độ phòng ngự, đối phó, dè chừng.
Những cú va đập: hậu quả của sự nông cạn.
Trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày, người trở về cố chú ý thể hiện các quy tắc, lề thói của cuộc sống văn minh trước mặt người trong nước, từ cách đi đứng, ăn mặc, nói chuyện... Mỗi khi thấy điều gì không hài lòng, người trở về phê phán bằng cách tiến hành so sánh giữa cuộc sống ở nước ngoài và cuộc sống ở trong nước, tất nhiên, trong sự so sánh ấy, cuộc sống trong nước giữ vai trò mặt phản diện. Với thái độ ấy, người trở vè dễ bị coi là kẻ lai căng, hợm hĩnh.
Trong công việc, người trở về nước mong muốn thay đổi nhũng cái đang có trong nước bằng cách giới thiệu và áp dụng những điều mình biết được, học được ở nước ngoài, đề xây đựng cái mới. Người trở về sẽ bị coi là kẻ cấp tiến và vô ơn một khi tỏ thái độ coi thường những cái đang có và thể hiện nỗi khao khát đổi mới một cách quá mức cần thiết.
Vật cản đối với sự tiến bộ: kém về kỷ luật và tính tự giác
Chúng ta chưa có thói quen sống theo các chuẩn mực của xã hội công dân. Trong một xã hội được tổ chức tốt, các quan hệ giao tiếp, xử sự giữa người và người đều dựa trên ý thức về quyền chủ thể. Trong cuộc sống dân sự tồn tai nhiều loại lợi ích vật chất và phi vật chất, khi một lợi ích nào đó thuộc về một người, thì nó không thể thuộc về một người khác. Xã hội chỉ có trật tự, nếu trong điều kiện một lợi ích thuộc về một người, tất cả những người khác phải tôn trọng việc người đó thụ hưởng lợi ích thuộc về mình.
Việc một người”có" trong khi những người khác “không có" tạo ra một tình trạng mà thoạt trông có vẻ không công bằng. Song, tính công bằng của giải pháp thể hiện ở chỗ người có lợi ích, đến lượt mình, phải tôn trọng việc một người khác thụ hưởng một lợi ích khác thuộc về người đó. Một người có quyền ưu tiên vượt ngã tư khi đèn xanh, bởi vì chính người này phải dừng lại ở ngay ngã tư đó khi đèn đỏ, để nhường quyền ưu tiên vượt ngã tư cho người khác. Khi có nhiều người cùng xếp hàng mua vé xem đá bóng, thì người đến sau phải nhường quyền ưu tiên mua vé cho người đến trước bằng cách xếp hàng chờ đến lượt mình, nếu chính người này đến trước thì quyền ưu tiên đó thuộc về họ. Xuất phát từ suy nghĩ ấy, người ta nói rằng người vượt đèn đỏ coi như đã có hành vi ăn cắp quyền sử dụng đèn xanh của người khác, người không chịu xếp hàng mà chen lấn giành mua trước là người có hành vi ăn cắp lượt ưu tiên của người đến trước.
Ở Việt
Vật cản đối với sự tiến bộ: mặc cảm tự ti.
Người việt thường nói về mình như một giống người rất thông minh, nhưng lại cư xử, hành động dưới sự điều khiển của những suy nghĩ nội tâm đầy mặc cảm tự ti. Mặc cảm ấy luôn khiến cho người Việt, khi giao tiếp với người nước ngoài, không có được sự tự tin, đĩnh đạc cần thiết và thường nhanh chóng ổn định vị trí của một kẻ thua thiệt. Sau một trận đấu bóng đá với Hàn Quốc trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2006, trận đấu mà Việt Nam thua 1-2 trên sân nhà, một tờ báo chạy tít "Hả dạ!" khi đăng một bài bình luận đầy hoa về trận đấu này. Tôi cảm thấy xót xa khi đọc dòng tip đó và bài bình luận kèm theo. Chúng ta có thể bớt buồn khi thấy người Việt không còn bị hành hạ trong những trận đấu thể thao đối kháng, nhung hồ hởi, hả dạ với một trận thua thì đúng là quá nhược tiểu.
Ở nước ngoài, đại đa số người Việt chỉ có những mơ ước nho nhỏ, chứ không có tham vọng lớn. Người Việt ở nước ngoài thường dễ dàng tự bằng lòng với vị trí của một người làm công ăn lương hoặc của một tiểu chủ, nói chung là của một người thuộc tầng lớp trung lưu hoặc trung lưu cấp thấp trong xã hội của nước sở tại. Mặc cảm tự ti cùng với sự thiếu gắn bó giữa các thành viên của cộng đồng người Việt xa xứ và nhiều yếu tố khác đã khiến đa số người Việt chỉ đạt được thành công trung bình ở các nước khác, bên cạnh những người Việt không thành công. Cho đến nay, chưa có cộng đồng người Việt nào tạo được ảnh hưởng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của nước sở tại, như các cộng đồng người Hoa.
Bệnh khó chữa trị: hoang tưởng về phẩm chất trí tuệ và năng lực
Trí thông minh của người Việt không đến nỗi nào, nhưng không hẳn vượt trội so với các dân tộc khác. Vấn đề là, như đã nói, người Việt thường tự nói về mình như một giống người có phẩm chất trí tuệ vượt trội. Có thời gian , một tờ báo nọ mở một chiến dịch động viên thế hệ trẻ hăng hái lao động, sáng tạo để xây dựng, phát triển đất nước. Phấn khích với ý tưởng đầy tâm huyết của nhà báo, tôi theo dõi rất sát chiến dịch đó. Trong suốt một thời gian dài, tôi thấy báo liên tục đăng những bài viết cổ vũ cho việc phát huy tinh thần Đại Việt. Thậm chí, có bài viết còn kêu gọi lớp trẻ phải biết hổ thẹn về việc chưa phát huy được tinh thần Đại Việt và gọi đó là nỗi hồ thẹn cao cả. Tôi cảm thấy rất ái ngại khi đọc những bài viết như thế, đặc biệt ái ngại về tác dựng tạo ra sự ngộ nhận nguy hiểm của nó.
Đúng là lớp trẻ phải biết hổ thẹn về việc đất nước cho đến bây giờ vẫn nằm trong nhóm các nước nghèo và phải tích cực học tập, làm việc để góp phần đưa đất nước ra khỏi cảnh nghèo đói. Thế còn phát huy tinh thần "Đại Việt"? Suy cho cùng, tinh thần đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, cũng như sự tưởng tượng về các nguồn lực tự nhiên dồi dào của đất nước. Chúng ta không có những phát minh khoa học có tác dụng đánh dấu như các điểm mốc phát triển trong lịch sử văn minh nhân loại, cũng không có những siêu tác phẩm văn hoá, nghệ thuật có ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển văn hoá, nghệ thuật của thế giới.
Đáng lý ra, người Việt chỉ nên kêu gọi lên nhau cùng nhau đoàn kết chung tay xây dựng đất nước, lao động theo khả năng về trí tuệ và sức vóc của mình. Người Việt (và nói chung một dân tộc không có những ưu điểm vượt trội về trí lực, thế lực) có quyền tự hào về những thành tích trung bình của mình, nếu đó thực sự là điều họ đã có thể làm được bằng tất cả sức lực, trí tuệ và bằng thái độ lao động nghiêm túc, có kỷ luật. Con người vẫn có thể trở nên vĩ đại từ việc chấp nhận những điều bình thường, làm những việc bình thường để thu được những kết quả bình thường. Nhưng chắc chắn người ta không bao giờ trở nên vĩ đại từ sự hoang tưởng và nhất là từ việc gán cho mình những tính cách vĩ đại hoặc phẩm chất ưu việt không có thật, nếu không muốn nói là chỉ có thể trở nên lố bịch với những thứ đó.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015