Bóng đá Việt Nam và khoảng trống văn hóa

08:31 SA @ Thứ Sáu - 23 Tháng Mười Hai, 2005

Tôi vừa nhận được e-mail của một người bạn - nhà thơ Nguyễn Đỗ, gửi về từ Mỹ.
E-mail có đoạn: "Chuyện Văn Quyến làm tôi khẳng định thêm về một điều, nếu không có ánh sáng văn hóa, một thiên bẩm sẽ bị đè bẹp ngay bởi cái bóng tối của "khoảng trống văn hóa". Phi Hùng, quê ở thị trấn Đức Thọ, nhà sát cạnh nhà em gái tôi, tôi biết cả nhà ấy. Cả bố, con, anh em họ đều chơi bóng hay cả mấy chục năm nay. Đau quá, đồng tiền đã xé nát tất cả, danh dự, tình nghĩa, đạo lý...".

Đoạn thư của bạn khiến tôi phải ngẫm nghĩ rất nhiều khi muốn cắt nghĩa tại sao bóng đá Việt Nam lại nhiều tiêu cực như vậy, tại sao cầu thủ VN lại "bán mình" một cách dễ dàng và rẻ rúng như vậy ? Câu trả lời chính là cái "khoảng trống văn hóa" ấy đang cư ngụ ngay trong lòng bóng đá VN, trong hành trang vào đời và vào nghề của nhiều cầu thủ.

Lâu nay chúng ta, hoặc không coi trọng văn hóa, hoặc ngược lại coi văn hóa là cái gì quá cao vời. Cả hai quan niệm sai lầm ấy đều dẫn tới sự thiếu vắng văn hóa trong đời sống của nhiều lớp người, thậm chí nhiều thế hệ. Bóng đá không là ngoại lệ. Có một thực tế là rất nhiều cầu thủ VN khi hiến mình cho môn "thể thao vua" này họ đều có xuất phát học thức khá thấp. Nhiều người chỉ tốt nghiệp phổ thông cơ sở, ít người học xong trung học, càng quá ít người có học vấn đại học. Dĩ nhiên, không ai dựa vào bằng cấp để xác lập sự thủ đắc văn hóa ở một con người, nhất là bằng cấp ở nước ta bây giờ. Trường hợp đau lòng của một tài năng "nhí" ngày nào - Trần Thế Vọng ở Gia Lai - nói lên một người dù rất trẻ, rất có thiên bẩm nhưng thiếu đi nền tảng văn hóa đã rơi vào bi kịch như thế nào. Văn Quyến có thể mất cuộc đời cầu thủ, còn Thế Vọng - đau đớn hơn - mất cả sinh mạng vào cái đêm "định mệnh" khi đội U.23 VN thi đấu với U.23 Malaysia. Như đã kỳ vọng Văn Quyến, tôi cùng bao người yêu bóng đá đã từng âm thầm kỳ vọng vào Trần Thế Vọng ngay từ lúc em mới chơi ở giải nhi đồng toàn quốc. Đó thực sự là một mầm tài năng hiếm có. Nhưng người ta đã làm gì với những "bản năng bóng đá" đó ? Và đã chú ý đến cái gì trước, khi muốn đưa họ vào con đường nhiều khó khăn của nghiệp cầu thủ ? Những cách khai thác vội, ăn non, hớt ngọn trong đào tạo bóng đá trẻ ở ta đã góp phần làm thui chột rất nhiều "chuẩn tài năng". Lẽ ra với những em có tài năng bẩm sinh như Quyến như Vọng, đầu tiên họ phải được học tập trong một trường năng khiếu bóng đá, và ở đó, học văn hóa bao giờ cũng song hành với học bóng đá, thậm chí học văn hóa phải chiếm nhiều thời gian hơn. Ở các nước có nền bóng đá phát triển, những trường đào tạo bóng đá trẻ luôn nằm trong lòng những câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp. Nhiều câu lạc bộ đã nổi tiếng thế giới vì những "lò" đào tạo bóng đá trẻ của mình. Vậy mà họ vẫn chưa hết lo vì sự thiếu hụt văn hóa ở những cầu thủ trẻ mà họ đào tạo. Chuyện cờ bạc, rượu chè, trai gái dễ dãi không phải không có ở những cầu thủ trẻ rất chuyên nghiệp ở Anh ở Pháp hay ở Hà Lan mà chúng ta đều biết. Huống chi là cách dạy dỗ và dùng cầu thủ quá hời hợt như ở ta. Ông Riedl - một HLV xuất thân từ cầu thủ - là một người rất có văn hóa và rất mong muốn cầu thủ VN mà ông dẫn dắt thủ đắc được "càng nhiều văn hóa càng tốt". Nhưng một phần rào cản ngôn ngữ, văn hóa, một phần do ông không thể sâu sát cầu thủ đã khiến ước muốn ấy ở ông vẫn chỉ là ước muốn. Những cầu thủ VN của ông vẫn sống rất "hồn nhiên" một cách ít văn hóa. Họ không ý thức được một cầu thủ chuyên nghiệp phải sống như thế nào, cũng không ý thức được danh dự cá nhân và danh dự đội bóng, danh dự quốc gia mà mình đại diện có ý nghĩa như thế nào. Vì lẽ đó, họ dễ dàng sa vào những cám dỗ tầm thường mà nếu có văn hóa, họ sẽ có được cái "ba-ri-e" để cản lại đúng vào lúc họ dao động nhất. Nhưng đâu phải chỉ những cầu thủ trẻ của ta ít văn hóa.

Vừa rồi, người đọc cả nước đã giật nảy mình khi đọc những câu trả lời phỏng vấn của một trợ lý huấn luyện viên U.23 VN, và ngao ngán khi đọc những câu trả lời tránh né trách nhiệm, đổ lỗi cho "phần còn lại ngoài... mình" của một vị phó đoàn thể thao VN tại SEA Games 23. Dù ông Lê Thụy Hải chỉ... cười còn ông Lê Thế Thọ oà... khóc sau đó thì cái bóng của "khoảng trống văn hóa" đã đổ xuống họ quá đậm.

Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • "Cần nhìn lại văn hoá Việt Nam một cách sòng phẳng"

    10/07/2014Minh ThiChúng tôi nghĩ, trước một thực trạng văn hoá đang xuống cấp về mọi mặt, điều quan trọng là phải bắt đầu từ một nền giáo dục toàn diện & tiên tiến. Giáo dục tiên tiến dạy cho con người ta khả năng đầu tiên là khả năng phản đối trước khi đồng ý, với nguyên lý cơ bản là tạo ra con người độc lập, tự do cho xã hội
  • Sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    07/12/2005Ngọc LanCông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để về mọi mặt, nhất là trong đời sống tâm lý của người nông dân. Bài viết này góp phần tìm hiểu sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Nhẹ dạ, cả tin hay… tham?

    17/11/2005Nguyễn HoàTừ câu chuyện của “đại bịp" Lê Quốc Hồ suy rộng ra, lại thấy "thầy Hồ" không phải là cá biệt. Qua báo chí hầu như ngày nào cũng có một tin tức đại loại như tỉnh A tỉnh B, Công ty X, Công ty Y, gia đình E, gia đình F bị… lừa.
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • Hãy sống theo quy luật

    06/08/2005Sự phát triển cá tính con người thực sự bắt đầu khi người ta nhận ra điều thật giản dị là chính các quy luật là yếu tố tối hậu quyết định mọi việc chứ không phải chính bản thân chúng ta...
  • Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

    19/07/2005Nguyễn Khoa ĐiềmBước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác