Thói hư tật xấu của người Việt: Ăn xổi ở thì, trí tuệ tầm thường
Ăn xổi ở thì, chưa lo làm đã lo phá
(Trần Chánh Chiếu, Lục tỉnh tân văn, 1908)
Nước nào cũng có gian giảo, Tây, Nam, Chệt, Chà(1) đều có kẻ tốt người xấu. Song nước ngoài người ta gian khéo xảo lớn, còn nước mình gian vụn xảo vặt. Nói giác thể(2) như một nguời Chệt kia lãnh của người ta đi buôn, lãnh rồi thì lo làm ra té lời cho nhiều, có gian lận thì lấy trong cái tiền lới ấy, chứ không khi nào đụng toiứ vốn bao giờ. Họ tính như 100đ (*) mà làm lợi ra 0,30đ(*), dầu có gian, chủ có hay cũng giám mà cho gian. Còn người nước Nam không phải vậy, cứ guốc đẽo hoài. Chủ ra vốn cho 10đ(*) đã phá tán cho lỗ lã, rồi cứ cái vốn lấy hoài, cứ cái mạch châm hoài. Đụng 0,50đ (*)cũng gian, 0,30đ(*) cũng gian, làm sao mà không háp tiệm(3)
Chuyện gì hồi lãnh coi công việc bần hàn ăn mắm muối, vợ rách con đói, chứng lãnh việc rổi, vợ đeo vòng con đeo vàng,chồng giầy vợ dép lên xe xuống ngựa, vợ lấy bạc góp chồng lấy bạc góp, chồng trai gái đào đĩ, sắm giường sắm màn riêng, vợ tùng điệp (4) đem cả kiếng họ(5) đến tiệm mà ăn phá. Ôi tính hay ăn xổi, xài gấp giật gấp, nước mình nay ra đi buôn thì không khác gì mấy đứa con nít tập đi tập chạy!
(1) Chệt (có khi viết Chiệc): người tàu, Chà: người Mã Lai hoặc Ấn Độ, còn Tây và Nam, tức người phương Tây và người Việt.
(2)Ví dụ
(3) Cũng như sập tiệm
(4)Liên tục, dồn dập
(5)Chi họ, dòng họ
(*)Các con số này lần lượt là: 1 đồng, 3 hào, 10 đồng, 5 hào
Nhìn đâu cũng thấy sự tầm thường về trí tuệ
(Ngô Đức Kế, Cảm tưởng trong lúc biên tập, báo Hữu thanh, 1923)
Đến với các bậc tân nhân vật(1) để nghe nóng một đôi điều về đường học vấn thì phần nhiều chỉ nghe bàn đến vấn đề lương ít, lương nhiều, không thì mũ, giầy, đồng hồ xe đạp, mốt nào khéo, mốt nào mới, mày mua hiệu nào tao gửi bên Tây, không thì con bé nọ, con bé kia, món này mày, món kia tao, thế thôi.
Đến các nhà buôn bán, thì ra những Công ty to nhỏ thập hiệu(2) lớn, vận hàng chở hóa, kẻ vào người ra chen vai kề cánh, chẳng hiệu chú khách thì hàng ông Tây, còn hàng An Nam thì chỉ là buôn lẫn bán quanh, mình cạnh tranh với mình, không những không cạnh tranh lợi được với kẻ ngoại phương (3), mà lại còn nói dối bán lừa, chưa khỏi thói mua hành bán tỏi.
Thứ đến các nhà chế tạo(4) thì chẳng thấy khói lên không nghe máy động, các đồ thủ nghệ cũng có tiến bộ, song các nguyên liệu phải nhờ vào người cung cấp mà vật chế tạo không chở được ra ngoài dương (5), đồ sản xuất mà có đường tiêu thụ không, người làm càng nhiều thì nghề càng không, hết mồ hôi nước mắt chỉ đủ “tay vó miệng lẩm”(6).
(1)tức các nhân vật đào tạo theo kiểu phương Tây
(2)chưa rõ nghĩa
(3)người nước ngoài
(4) các nhà sản xuất
(5)tức xuất khẩu
(6) tương tự tay làm hàm nhai.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn