Thói hư tật xấu của người Việt: Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...
Ích kỷ và khôn vặt
(Nguyễn Đỗ Mục, Đông dương tạpchí,1914)
Cái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình.Cái chứng ích kỷ đã mọc ra, đến lúc lớn lên thành ra một người đi đến đâu phá hủy đến đấy. Cũng vì lẽ đó mà dân An Nam không mấy khi có được cảnh vui chung (1), ai có muốn chơi cảnh thì lại phải xây một vài cái bể cạn hay là bầy mươi lăm cái chậu con để làm một khu vui riêng mà không chung chạ vớiai cả. Dần dần nảy ra một cái tư tưởng đáng cười, đáng khinh, đáng ghét, đáng sợ là hai chữ ích kỷ, mà một câu "ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau" đủ vẽ hết được ruột gan.
(1)tức là không có các loại công viên hoặc khu giải trí công cộng
Vụng nói chuyện
(Nguyễn VănVĩnh, Đông dương tạp chí, 1914)
Ai có ý đến những nơi họp tập, hoặc là chỗ chơi bời thì thực là buồn thay cho cái trí dục của những người đời nay. Ngoại giả chuyện cô đầu, chuyện cờ bạc, chuyện hát tuồng, chuyện chim chuột, chuyện quần áo còn thì không mấy khi được nghe những câu chuyện lý thú, làm tỏ được học vấn kẻ nói, lợi được trí khôn người nghe.
Mà xem như trong cách nói chuyện, thì thiếu niên (1)ta nghe lại có ý thích những câu chuyện tầm thường, nói chuyện để mà khoe cho người nọ người kia biết cát cách của ta chơi xa xỉ hoặc là kỳ khu... Ai ăn nói có tư tưởng cô tỏ học vắn thì thường người nghe thích nhưng ít cầu, vì câu chuyện cô nghĩa, làm cho phải nghĩ, phải đối đáp nhọc mệt...Người nói chuyện hay, cũng có kẻ phục là người có ích, nhưng trong cái phục có cái ghen cô cát ghét. Ghen là vì ở đâu đến cướp mất tai kẻ nghe, ghét là vì ở đâu đến làm tỏ cái nhàm của câu cười cợt tầm thường người ta đang thú.
(1)Hồi đầu thế kỷ XX, chữ thiếu niên không phải dùng để chỉ lớp thiếu nhi từ l0 đến 14 tuổi như bây giờ. Mà có nghĩa là người trẻ tuổi, tức lớp thanh niên 18 tuổi trở lên.
Học để kiếm gạo
(Phan Bội Châu, Lời hỏicác bạn thanh niên,1928)
Đi học để kiếm gạo (1), tệ hại lớn lắm. Vì cốt kiếm gạo thời cái mục đích đã dở hoặc nhân vì mục đích đó mà sinh ra hay giả dối, hay tham lợi riêng, cốt được gạo thời thôi, đạo đức mà chi, hợp quần mà chi, ái quốc mà chi, trăm việc hỏng trớt.
(1)hiểu theo nghĩa rộng: chỉ cốt sinh lợi, có tiền.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn