Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

12:56 CH @ Chủ Nhật - 15 Tháng Giêng, 2006

Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ.

Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!

Đó là một số ý kiến đáng lưu ý trong Hội thảo Khoa học “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” vừa diễn ra ngày 7-10 tại Hà Nội.

Trong cuộc hội thảo, nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau đã phần nào làm rõ cái thanh lịch, văn minh của người Thăng Long - Hà Nội, được tích tụ, kết tinh qua nhiều đời.

GS Vũ Khiêu khẳng định: “Thanh lịch không chỉ là biểu hiện bên ngoài mà còn chứa đựng cái cốt lõi của bản sắc dân tộc”.

Có thể thấy rằng, các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận, người Hà Nội có những nét tính cách nổi bật như chất trí tuệ, hàn lâm, văn hiến; chất tài hoa, tài tử; chất hào hoa, phong nhã, kẻ sĩ; giàu nghĩa khí, có khí phách; lòng nhân ái, chuộng hoà bình, tính hoà đồng, chừng mực, vừa phải; lao động cần cù, bền bỉ, sáng tạo và đặc biệt là thanh lịch, văn minh.

Cùng với sự phát triển về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Hà Nội, sự giao thoa, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau về văn hoá, lối sống giữa Hà Nội với các địa phương trong cả nước cũng như với nước ngoài đã tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội, tạo ra những thay đổi đáng kể trong lối sống, tính cách của người Hà Nội.

Đề cập đến vấn đề giới trẻ hiện nay đang có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống, không còn giữ được những nét thanh lịch, văn minh của đất kinh kỳ xưa, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận rằng đây là một thực trạng khi Hà Nội đang trên đà hội nhập và giao thoa.

Tuy nhiên, mỗi nhà nghiên cứu có một cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Nhà nghiên cứu Giang Quân khẳng định: “Thanh niên hiện nay không nắm bắt được tinh hoa truyền thống của dân tộc, lỗi đầu tiên là của người lớn. Từ hiện tượng hai cuốn sách Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và Mãi mãi tuổi 20, đã phần nào làm trỗi dậy trong thanh niên cách nhìn khác đi về cuộc sống.

Chúng ta phải biết khơi dậy những gì tốt đẹp, giúp cho thanh niên nhìn thấy được những mặt trái của xã hội đang làm băng hoại đạo đức, từ đó họ sẽ tự điều chỉnh được lối sống của bản thân. Nếp nhà quan trọng lắm. Bố mẹ phải nhận thức được rằng giáo dục con cái là trách nhiệm chính của mình chứ không thể đẩy ra nhà trường, xã hội”.

GS Vũ Ngọc Khánh nhìn nhận: “Thanh niên hiện nay không phải là không quan tâm đến đạo đức, đến thanh lịch, văn minh, nhưng cách nhìn nhận của họ về vấn đề này khác xa so với cách nhìn của thế hệ ông bà, cha mẹ họ. Chúng ta phải có cách nhìn linh hoạt về các khái niệm này, không nên áp đặt một cách cứng nhắc.

Thanh niên hiện nay nhìn nhận về gia đình cũng rất khác, họ không quan tâm nhiều đến chữ “nghĩa”. Đối với vợ chồng, họ chỉ nhìn thấy chữ “tình”; đối với bố mẹ, họ chỉ thấy “bổn phận” không thấy “nghĩa”. Bởi thế, điều quan trọng là giúp họ nhìn đúng vị trí, vai trò của gia đình, của các mối quan hệ trong cuộc sống. Gia đình có thanh lịch, văn minh thì con người mới sống văn minh, thanh lịch được”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • "Cần nhìn lại văn hoá Việt Nam một cách sòng phẳng"

    10/07/2014Minh ThiChúng tôi nghĩ, trước một thực trạng văn hoá đang xuống cấp về mọi mặt, điều quan trọng là phải bắt đầu từ một nền giáo dục toàn diện & tiên tiến. Giáo dục tiên tiến dạy cho con người ta khả năng đầu tiên là khả năng phản đối trước khi đồng ý, với nguyên lý cơ bản là tạo ra con người độc lập, tự do cho xã hội
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội

    20/12/2005… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn...
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Cuộc chia tay còn dang dở

    21/10/2005Vương Trí NhànBây giờ, hội thảo nhiều lắm và tường thuật về hội thảo cũng nhiều, những bài tường thuật chung chung nhạt nhẽo khiến người đọc chúng tôi liếc qua là bỏ sang mục khác. Nhưng tôi đã phải dừng lại khá lâu trước bài “Bao giờ Hà Nội “xuất khẩu”... thanh lịch"...
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • xem toàn bộ

Nội dung khác