Thói hư tật xấu của người Việt: Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước
Dễ học cái dở hơn cái hay(Lương Dũ Thúc, Nông cổ mín đàm, 1904)
Người bổn quốc chúng ta lúc này cũng đã có nhiều người thành thị lịch lãm về sự dinh dãy (1), cách ở ăn sạch sẽ, về lệ luật phép tắc thông thạo nhiều; tôi chỉ không hiểu cho rõ làm sao mà thông thái mau hết mức về việc xa xỉ, về lý tự bạo (2), mà không thông thái về cách tính toán, về phép thương cổ (3); không có thấy bày ra hãng buôn nào cho lớn làm nghề nào cho to; vụ lợi (4) thì không làm, còn vụ hại thì thích lắm. Trong năm mười năm tới nữa mà cứ không buôn lớn và không học nghề chi cho giới, thì kẻ nghèo khó còn thặng (5) trên số ngàn nữa.
(1)chỉlối sống sang trọng
(2)chỉ tham vọng muốntrở nên ông kia bà nọ.
(3) buôn bán.
(4) việc sinhlợi
(5) dư ra
Xấu làm tốt dốt làm thông(Ngô Đức Kế, tạp chí Hữu Thanh, 1923)
Chúng ta thừa thụ cái cơ nghiệp của tiền nhân, sinh nở phồn thực ở đất nước này đã mấy nghìn năm đến nay lại gặp lúc ngọn triều tiến hoá tràn khắp mọi nơi, thế mà không làm sao bước tới
theo người. Mà chỉ mê mẩn tối tăm, ngu hèn dốt nát đói nghèo khốn khổ, không dám ló đầu ra với mọi người.Nhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ.
Nghĩ thấy Tổ quốc mình như thế, thôi thì không có việc mà bàn không có chuyện mà chép, mà cũng không bàn làm gì không chép làm gì.
Bắt chước vội vã thêm gây hại(Trần Trọng Kim, Nho giáo, 1930)
Tính bất chước vốn là tính tự nhiên của loài người, dẫu ở nước nào cũng thế cả. Nhưng giá ta có sẵn cái tinh thần tốt rồi chỉ bắt chước lấy những điều có bổ ích thêm cho tinh thần ấy thì thật là hay lắm. Chỉ hiềm vì mình để cái tinh thần của mình hư hỏng đi, mà lại mong bắt chước sự hành động của người ta thì sự bắt chước ấy lại làm cho mình dở hơn nữa.Vì đã gọi bắt chước là chỉ bắt chước được cái hình hài bề ngoài mà thôi còn cái tinh thần ở trong, phi (1) lâu ngày nhiễm (2) lấy được mà hóa (3) đi, thì khó lòng mà bắt chước được. Thành thử bao nhiêu những sự bắt chước chỉ là làm loạn cả tính tình tư tưởng và phong tục của mình.Có lắm người vọng tưởng (4) rằng mình cố bắt chước được người ngoài là mình làm điều có ích cho sự tiền hóa của nòi giống.Không ngờ rằng sự bắt chước vội vàng quá lại thành cái độc gây ra các thứ bệnh cho xã hội. Mà sự lầm lỗi ấy chỉ một ngày một thêm ra chứ không bớt đi được.
(1) không phải.
(2) thâm nhập.
(3) thay đổi. Từ điển HánViệt của ThiềuChửu ghi: phàmvật nàymất đi mà vậtkia sinh ra gọi làhoá.
(4) vọng tưởng:nghĩ lầm
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn