Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”
Thời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
Tôi chỉ sang Nga một lần, nhưng ấn tượng đẹp nhất lưu giữ trong tôi là tính ham đọc sách của người Nga. Họ đọc trên tàu, trên xe buýt, trong công viên đã đành, họ còn đọc cả lúc ở trong thang máy lên xuống trong ga xe điệm ngầm...Hầu như việc nạp tri thức với họ như là sống thì phải hít thở vậy. Từ hiện tượng ham học, ham đọc của người Nga, ta có thể hiểu được con số đáng kính nể về đầu sách xuất bản đến hệ thống thư viện hoàn hảo, rồi công nghệ giáo dục...Từng người, từng phút gom lại không ngừng nghỉ như vậy, năm này qua năm khác, phải chăng đã hình thành một khối lượng khổng lồ mà ta gọi là “dân trí” của cả một dân tộc?
Và tôi chợt hiểu vì sao người Nga đạt được nhiều kỳ tích đến thế trong các ngành khoa học, những thành tựu đã đưa một nước Nga bán khai của các Sa hoàng xưa theo kịp các nước văn minh phương Tây và trở thành một trong hai siêu cường giữa thế kỷ 20. Và trong lĩnh vực chính trị, đúng như Lênin đã nói: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không co chủ nghĩa cộng sản”.
Trông người lại ngẫm đến ta, nhất là trong đời sống đô thị đang được cải thiện dần mức sống vật chất. Từ kiểu nhà một một hai phòng trong căn hộ tập thể là chủ yếu đến nhà nhiều phòng tự xây...Từ lúc có hộ chưa sắm được chiếc tivi, những bộ phim hay, trận đầu bóng đã hấp dẫn...phải đi xem nhờ đến lúc mỗi phòng cần phải có một cái tivi, để những giờ giải trí không ai phải nhường ai, ba mê cải lương, cháu gái xem thời trang, cháu trai thích xem bóng đá quốc tế...
Cũng phải thừa nhận là nhờ các buổi phát hình trên màn ảnh nhỏ, nhất là các trò chơi hỏi đáp kiểu câu đố, người trả lời đúng có khi nhờ may rủi (có đáp án sẵn A, B, C, D), nhiều người chẳng đọc sách bao giờ cũng thu nhận được một số kiến thức về địa lý, lịch sử, khoa học...Các phương tiện nghe nhìn quả cũng góp phần nâng cao dân trí khi làm nhiệm vụ thông tin giải trí cho toàn dân...Nhưng mớ kiến thức tạp nham, tổng hợp đó chẳng bao giờ thay được “văn hoá đọc” như em học sinh THCS có thể ngẫu nhiên biết một hai điều của bậc đại học, nhưng em sẽ chẳng thành một cái gì, chẳng làm được việc gì ra hồn sau này, nếu em không học hành cho có hệ thống.
Trong điều kiện cuộc sống đô thị được cải thiện nửa vời, thí dụ một hai phòng lại có một chiếc tivi, sự tác hại ngầm của phương tiện nghe nhìn này làm phân tán việc học của học sinh, sinh viên không ít. Cậu anh học xong bài, có quyền mở tivi xem trận bóng đá, trong khi cậu em ở phòng bên, mắt thì nhìn vào cuốn vở, sách giáo khoa, tai lại tập trung nghe tiếng thuyết minh tường thuật trận đầu bóng đá ở phòng bên. Bài học bị kéo dài, và nguy hại nhất là thành thói quen xấu, cậu không tập trung học dứt điểm được bài học.
Tôi là người ham đọc sách, thấy ai khen cuốn gì thì tìm mua và đọc cho được. Nhưng cuốn tiểu thuyết đáng đọc trong hai, ban ngày thì phải kéo dài hàng tuần không xong. Lý do: Không có chỗ đọc sách riêng, buộc phải chung sống một phòng với cái tivi và....vợ! Đã cẩn thận quay lưng lại với tivi, nhưng vẫn không quay lưng lại được với những thông tin, những tiết mục qua âm thanh...Chính cuộc sống đô thị được nâng cấp nửa chừng, kết hợp với các phương tiện truyền thông đã làm giảm sút văn hoá đọc. Ngay trong lĩnh vực đọc, thì giờ cũng bị cắt vụn, ngươi ta ưng đọc báo hơn đọc sách. Với các em học sinh, nếu người lớn không bố trí được chỗ học, kỷ luật học tập cho hợp lý, kết quả học tập của các em sẽ rất hạn chế.
Thời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung, ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt”, “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt” mà thôi.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])