Chẳng giống chút nào...!

08:41 SA @ Thứ Tư - 24 Tháng Tám, 2005

Số là tôi công tác ở một Tạp chí khoa học, địa chỉ đỏ của các vị tiến sĩ tương lai. Một phần công việc của tôi là tiếp xúc với các vị giáo sư, tiến sĩ khả kính, nhận bài khoa học để đăng kiếm điểm phục vụ cho việc bảo vệ luận án của các vị tiến sĩ tiềm năng...

Sau Tết Âm lịch là thời gian bắt đầu của mùa bảo vệ luận án tiến đủ loại. Một trong những điều kiện để được bảo vệ luận án tiến sĩ thành công là phải có bài nghiên cứu đăng trên một tờ tạp chí khoa học, nghe đâu được cộng thêm 0,5 điểm. Vì vậy, đuơng nhiên Tạp chí của tôi là cái đích nhắm của nhiều nghiên cứu sinh. Và thế là một cuộc đổ bộ ào ạt của các bài nghiên cứu khoa học. Hình như do trí nhớ của tôi quá tệ, nên khi nhận được một danh sách dài dằng dặc những “công trình nghiên cứu” với những cái tựa na ná nhau, thường là “Một số vấn đề..” hay “Một số phương pháp...” hầu hết chỉ do một số giáo sư tiến sĩ “cây đa, cây đề” của những trường đại học danh tiếng hướng dẫn nghiên cứu, tôi chịu không thể nhớ đích xác số trước đã đăng bài nào, và số sau sẽ đăng bài nào. Mỗi khi sếp hỏi đến kế hoạch đăng bài khoa học, tôi cứ ú a ú ớ. Tệ thật!

Lại nói đến các vị tiến sĩ tương lai, thôi thì đủ loại: Từ trẻ đến già, từ đạo mạo, sang trọng đến bình dân, từ lịch sự đến hơi bị thiếu văn hoá...Ban đầu tôi luôn giữ một thái độ vô cùng lịch sự và kinh trọng đối với tài năng, bằng cấp và những chức vị ngời ngời thể hiện trong những tấm các – vi – sít trắng phau, thơm nức mà tôi luôn nhận từ tay họ với vẻ trân trọng. Nhưng rồi dần dà tôi thay đổi, không phải vì cố ý...

Có bận tôi được diện kiến một vị “đại tiến sĩ” có bề ngoài béo tốt viên mãn, kính trắng sáng ngời nhưng đi lại nói năng bỗ bã, ngang tàng (thoạt tiên tôi hơi ngờ ngợ, gương mặt rất quen, hình như tôi vẫn thường nhìn thấy ở dãy bàn đầu tiên tầng 1 quán Bia Hải Xồm trên đường về nhà mỗi buổi chiều, nhưng rồi lại xua ngay ý nghĩ đó, rõ vớ vẩn, “đại tiến sĩ” thì không thể lê la như thế được. Chắc tôi nhầm). Qua tìm hiểu, được biết vị “đại tiến sĩ” từng là chủ nhiệm của nhiều đề tài nghiên cứu cấp Bộ hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh. Hôn nay đến đây với mục đích gửi gắm gần chục công trình tâm huyết (được ra đời với tốc độ gà đẻ trứng), đề nghị Tạp chí đăng dần từ nay đến cuối năm, và nói rõ khoong phải để kiếm điểm bảo vệ (mà để bố cáo cho thiên hạ được biết tài năng, âu cũng là một cách quảng cáo, rẻ hơn nhiều lần so với quảng cáo trên truyền hình hay phát thanh!).

Một ngày đẹp trời khác, một chiếc ôtô ca chở 19 vị tiến sĩ tiềm năng của một trường cao đẳng ở tỉnh (nghe đâu sắp cơ quyết định nâng cấp lên thành Đại học), đỗ xịch trước cửa. Toà xoạn chật ních người. Mùi thuốc lào nồng nặc. Bắt chân bắt tay, cười nói bả lả, bác bác em em ra chiều quý hoá lắm. Sau đó là một cơn mưa bài báo khoa học dài chỉ độ hai trang giấy học trò, lập luận sơ sài, và tất nhiêu với những cái tựa kiểu như: Một số vấn đề..., Một số phương pháp...19 bài là 19 vị tranh nhau viện đủ lý do để được ưu tiên đăng trước.

“Chị thông cảm, chúng em đang cần gấp, chị bố trí cho đăng dần cho đến hết. Chúng em chẳng dám quên ơn...”.

“Thế sao các anh lại đăng dồn dập một lúc thế này, làm sao chúng tôi đáp ứng kịp?”.

“Thưa chị, (chà, tôi bắt đầu cảm thấy mình thật quan trọng) chúng em cũng muốn thế đâu, chả là vừa nhận được quyết định của Bộ, thời gian gấp gáp quá...”.

À ra thế, các vị tiến sĩ tương lai đây đã phải vắt chân lên cổ mà nghiên cứu để hôm nay có đủ 19 bài báo khoa học (tóm tắt từ 19 luận án nghiên cứu) đem nộp cho kịp thời gian. Khi được hỏi, gấp gáp thế thì lấy đâu ra thời gian àm nghiên cứu thực nghiệm, đọc sách tham khảo liên quan... thì chỉ có những nụ cười gượng gạo xuê xoa, những cái chặc lưỡi đáp lại. Ngán ngẩm.

“Thế còn phản biện? Chúng tôi cần những bản nhận xét có độ tin cậy, tính chính xác của các công trình khoa học này”.

“Gay nhỉ. Tìm đâu ra bây giờ. Các thầy mùa này bận lắm, nhờ đọc rồi ghi nhận xét cũng khó. Hay là để thầy hướng dẫn ghi nhận xét phản biện được không chị?"

Nói đến đây thì hết chuyện.

Sau khi làm thủ tục nộp bài, họ lục đục kéo nhau ra về. Ào ào đến cùng nhau, nhưng ra về thì mỗi người một ngả. Họ đi đâu? Đi tìm thầy ghi nhận xét phản biện? Không, họ lánh vào đâu đó, để rồi lại lần lượt quay trở lại tìm tôi.

Rất lạ, rất tuần tự, không ai đụng ai. Những phong bì không trắng phau, len lén đưa ra, nụ cười méo méo trên những khuôn mặt nhàu nhĩ, đen sạm vì nắng và gió xứ vùng đồi trung du. Tôi tự ái, định nặng lời, nhưng lại thôi. Chắc họ nghĩ rằng mình cũng chỉ là một “cửa” phải vượt qua trên con đường đến với bằng tiến sĩ mà thôi. Vì thế nên phải xử đẹp mới mong được việc!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Tư duy "kinh kệ": Đương đầu với cái sai

    06/12/2014Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu...
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • Chưa có văn hoá khoa học

    17/06/2005Bùi Mộng HùngTây cũng như Đông, đều tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu con người. Ngày nay tinh thần khoa học rất nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn của cái biết. Thâm tâm một số “tri thức” và “học giả” Việt Nam trong cũng như ngoài nước, không khỏi cho rằng ta, Đông phương đã biết cả rồi...
  • “Bê tráp theo thầy” và làm khoa học “dỏm”!

    11/11/2003Xưa nay, chuyện học trò tự hào vì được theo học thầy giỏi, thầy tự hào vì đào tạo được học trò tài cao cũng là chuyện thường tình. Nhưng dẫu sao thì không phải học trò yêu nào cũng được thầy trao cho “ấn tín” để có thể nối nghiệp.
  • Lòng ganh tị của các nhà khoa học

    11/11/2003Cao Xuân HạoLòng ganh tị của một nhà khoa học Đức đối với một bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng cách bỏ ra 5 năm học hết lý thuyết của người ấy và bỏ thêm 5 năm nữa để nâng lên thành một lý thuyết cao hơn. Lòng ganh tị của một nhà khoa học Việt Nam đối với bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng việc tìm cách chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để ngăn chặn việc công bố và ứng dụng lý thuyết của hắn ta.
  • xem toàn bộ