Đạo
Phải nói ngay rằng tiếng Việt có nhiều từ “đạo” - đồng âm, khác nghĩa. Có điều, gần đây dư luận rất hay nhắc đến một từ “đạo”, không phải là một trong những từ chính thống, có giải nghĩa trong từ điển tiếng Việt mà lại là một từ gọi tắt, và đáng buồn - theo nghĩa xấu. Ấy là “đạo” trong “đạo chích".
Cộm lên vừa rồi là vụ “đạo nhạc” của một số nhạc sĩ cũng hơi hơi có tên tuổi trong làng nhạc trẻ. Chẳng phải bao giờ người ta mới biết. Cách đây vài năm, một tờ báo chuyền về thể thao, văn hóa đãcó bài với cái típ là lạ “Nghe nhạc mà chào mỏi cả tay”. Bài báo đề cập đến việc nhạc trẻ của ta na ná nhiều tác phẩm nước ngoài. “Chào mỏi cả tay” là vì trong một ca khúc thấy đoạn này giống “người quen” này, đoạn khác lại giống “người quen” nọ. Nhưng mà cũng chỉ là nói bóng, nói gió thế thôi.
Cho đến khi một nữ nhạc sĩ Nhật mail tới Việt
Không gây dư luận bằng vụ “đạo nhạc” (ai bảo anh “nhạc trẻ” ổn ĩ với những thần tượng, những diva, dichạm… mặc quần áo khác đời, nhảy nhót lung tung, tiền về bộn túi nhưng đến khi có chuyện thì độ nóng cũng kinh hơn) nhưng ầm ĩ kéo dài đã lâu là chuyện “đạo văn”. Chỉ tính bề nổi của tảng băng - tức là những vụ “chép sách” được “rỉ tai” cho dân báo để rồi từ đó xì căng đan được các phương tiện thông tin đại chúng khai thác tối đa, đôi khi dẫn đến “bút chiến” trên tờ này, báo nọ thì cũng không hề ít. Một số người trong nghề viết còn bi quan hơn, họ bảo thực tế đáng ngán hơn rất nhiều. Mang hay bị chép nhất là sách dịch cho thiếu nhi, sách phổ biến kiến thức.
Làng báo cũng hay có chuyện “đạo”. Người viết bài này đã có lần được đọc nguyên một bài báo về mình đăng trên báo khác mà mình không hề cộng tác. Khác chăng là típ bài đã được sửa đi đôi chút và tất nhiên, tên tác giả đã thành một “đấng” nào đó. Kiểu sao chép thô thiển ấy thì ít. Sao chép một cách tinh vi, gọt giũa hơn thì xảy ra như cơm bữa.
Ví dụ thứ 3 cho cái chữ “đạo” đáng buồn này là tệ sao chép Luận văn tốt nghiệp hoặc Công trình khoa học. Hóa ra bấy lâu vẫn âm thầm tồn tại những chợ “Luận văn” ở gần các trung tâm luyện thi. Các ông chủ, bà chủ sẽ thỏa mãn “thượng đế” hầu hết các yêu cầu trên nhiều lĩnh vực của khoa học. Sắp đến ngày nộp tiểu luận ư ? Chỉe việc ra mua một hai cuốn có đề tài tương tự, về xáo xào lại tý chút là có bản nộp thầy. “Đẹp long lanh” hẳn hoi nhé! Trò lười học đã đành, có thầy cũng mua bán, sao chép như thế, tất nhiên vì mục đích cao hơn, như làm tiến sĩ chẳng hạn.
“Đạo chích” của cải, dẫu giá trị tuyệt đối về tiền bạc là bao nhiêu, thì tác hại cũng vẫn ở diện hẹp. Ai mất thì nấy xót. Vả lại, xã hội vốn coi thường tư cách của những kẻ “trèo tường bẻ khóa”, nên chẳng hề sốc thì hành vi của chúng cho dù táo bạo hay trơ trẽn đến đâu. “Đạo” chất xám mới là điều đáng lo ngại, cả về sự xuống cấp nhân cách của một bộ phận tri thức lẫn niềm tin của công chúng, dư luận. Người ta ồn ào, người ta lo ngại vì thế.
Các cụ nhà mình cũng thật oái oăm. Đã có một chữ “đạo” với những ý nghĩa cao cả: 1- Đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong đời sống xã hội; 2- Nội dung học thuật của học thuyết được tôn sùng; 3- Tổ chức tôn giáo ( từ đến Tiếng việt của Viện ngôn ngữ học - 1997) lại còn sinh ra thứ “đạo” chích ngang mổ ngửa, dối trên lừa dưới. Chữ “Đạo” tốt đẹp kia hẳn phải kêu trời: Đã sinh ra ta, sao còn sinh cái thằng, hình thức giống hệt ta mà nội hàm khác nhau đến thế!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu