Hãy mạnh dạn đặt câu hỏi
Gần đây trong cuộc mạn đàm về vấn đề sáng tạo trong nhà trường. Giáo sư Lee Yuan Tseh - nhà hóa học đoạt giải Nobel đã đề cập đến vấn đề được xem là "cực kỳ nhạy cảm"...
Cần phải phân biệt giữa "huấn luyện” và "giáo dục". Huấn luyện là sự rèn giũa, đào tạo về tri thức; còn giáo dục là sự dạy dỗ theo một tinh thần cởi mở và tích cực hơn, qua đó sinh viên, học sinhcó thề mạnh dạn đặt câu hỏi và tự tìm các giải pháp cho tương lai.
Nguyên do sự thiếu sáng tạo trong nhà trường Châu Á là ở chỗ sinh viên, học sinh ở đây được huấn luyện để giải toán thi và để lọt qua các kỳ thi, chứ ít ai quan tâm đến việc giải quyết các bài toán trên thực tế có thể dẫn đến nhưng bước đột phá khoa học. Mà sự hoài nghi thì bao giờ cũng cần phải nuôi dưỡng. Bước khởi đầu tốt đẹp nhất ở mỗi học sinh, sinh viên là khi bạn trẻ đó lần đầu tiên dám phát biểu: " Thưa thầy (cô) em nghĩ là thầy (cô) chưa đúng…"
Môi trường giáo dục cũng là yếu tố rất quan trọng. Điều này giải thích vì sao nhiều học giả châu Á không mấy thành công ở nước mình nhưng lại đoạt giải Nobel khi sang Mỹ. Sau đây là một kinh nghiệm của bản thân tôi khi còn theo học ở trường Đại học Berkeley (Mỹ): Thầy tôi khi đó là giáo sư Bruce Mahan. Khi lần đầu tiên tôi tham gia phòng thí nghiệm của ông, tôi vô cùng thất vọng vì mỗi lần hỏi câu gì ông đều trả lời: "Làm sao tôi biết được? Nếu tôi biết thì tôi đã tự giải quyết lấy, cần gì nhờ anh”. Lúc đầu tôi nghĩ ông ta sẽ chẳng dạy được gì nhiều cho mình. Nhưng tôi đã lầm, tôi đã học được cách tự mình giải quyết lấy công việc của bản thân. Cho nên các bạn giáo viên hãy đừng ngại nói với học trò của mình câu... "Tôi không biết!". Bởi lẽ khoa học có đầy rẫy nhưng điều chưa phát hiện và rất cần sự tò mò của tất cả những người nào thực lòng muốn tìm hiểu nó.
Trong chuyến tham quan Israel gần đây, tôi nhận thấy một điều rất thú vị: khi trẻ em lxrael đi học về mỗi ngày, cha mẹ của chúng thường hỏi hôm nay con đã hỏi thầy cô câu gì?" Còn các phụ huynh Châu Á chúng ta thì sao? Ở Châu Á, học sinh, sinh viên thường không dám đặt câu hỏi vì họ cảm thấy thầy, cô điều gì cũng biết. Chính vì vậy các bậc thầy, cô cần phải tạo ra một không gian đối thoại, khuyến khích chúng đặt những câu hỏi tốt và trả lời chúng một cách nghiêm túc. Hay nói với chúng tất cả nhưng gì mà bạn biết, đồng thời “thành thật khai báo" tất cả nhưng gì bạn không biết!
Theo kinh nghiệm của bản thân tôi các giảng viên nào có vẻ như trả lời được tất cả các câu hỏi đặt ra thường là giảng viên không tốt lắm. Những người này thường không có những nghiên cứu riêng của chính bản thân mà hay cóp nhặt, sao chép từ công trình của người khác. Ngược lại, các giảng viên nào thường nói câu "Tôi không biết!" thường lại là những người đi tiên phong trong khoa học.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt