Cần nhắc lại mục tiêu của giáo dục
Giáo dục (GD) cần phải tạo ra những con người biết sống có nhân bản và làm việc có hiệu quả. Chân lý ấy tưởng chừng như xuyên suốt, nhưng mỗi thời, nó lại được vận dụng theo những định hướng khác nhau. Và phải chăng, chúng ta đang vận dụng lệch?
Không thể phủ nhận một thực tế rằng: GD nước nhà trong những thập niên qua đã đào tạo cho đất nước một nguồn nhân lực đáng kể. Những cá nhân thành công trong lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật là rất đáng tự hào. Nhưng phải chăng, điều đó đã là quá đủ cho một đất nước, một dân tộc? Xin được nói ngay, chưa đủ!
Tại sao xu hướng “tung ảnh khỏa thân lên mạng”, rồi “chiến dịch” săn tìm “hoa độc thời @” lại bùng phát trong thời gian gần đây? Chắc chắn do chúng ta đã không định hướng được cho giới trẻ một thế giới quan thẩm mỹ, đạo đức cơ bản. Nếu không thì tại sao nhiều bạn trẻ chụp hình nude với một ý thức rất... buồn cười rằng: để lưu giữ lại tuổi xuân cho “thế hệ sau”? Phải chăng điều ấy nói lên rằng: Một bộ phận giới trẻ không có ý thức đúng về nghệ thuật, thẩm mỹ và các giá trị truyền thống tốt đẹp? Và còn biết bao xu hướng, lối sống khác mà cứ mỗi lần nhắc đến, người ta lại nghĩ ngay đến sức đề kháng yếu ớt của một bộ phận lớn giới trẻ!
Quả vậy, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội không thể tách rời nhau. Sự thành công của giới trẻ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên nói lên rằng: Chúng ta đang làm khá tốt (dĩ nhiên chỉ là khá tốt) một phần của mục đích GD: tạo ra những con người làm việc hiệu quả. Nhưng còn phần khác, phần “sống có nhân bản” thì chưa, hay ít ra là chưa hiệu quả như mục đích chung của tất cả mọi nền GD.
Nhưng nếu đổ lỗi hết cho GD thì cũng không đúng! Bởi hơn ai hết, những nhà giáo luôn mong muốn nhìn thấy những con người mà mình dạy dỗ trở thành những con người có tài, có đức. Tại sao nhiều nhà giáo phải thấy những điểm số “ảo”, tỉ lệ tốt nghiệp “ảo” mà không lên tiếng phản đối? Bởi chính họ không thể thoát khỏi cơ chế, mâu thuẫn giữa duy trì một nền GD chân chính và bảo đảm đời sống cá nhân, gia đình. Nhiệm vụ trồng người của họ đã bị gắn chặt vào thành tích. Nếu họ không có thành tích, cũng đồng nghĩa với những khoản chính sách hay tiền thưởng mất đi, và tất yếu, họ gặp khó khăn trong việc bảo đảm đời sống gia đình. Nên bằng mọi cách, họ phải giấu đi lương tâm nghề nghiệp và phấn đấu cho có thành tích. Điều đáng nói là thành tích trở thành một căn bệnh!
Xu hướng của một xã hội đang phát triển cũng quy định xu hướng học tập hiện nay của giới trẻ. Phần lớn giới trẻ đều mong muốn có một việc làm ổn định, thu nhập cao. Và điều đó khiến họ lao vào học các ngành kinh tế, kỹ thuật mà bỏ qua các ngành khoa học xã hội. Xu hướng học tập hiện nay không phải là để hiểu biết cuộc sống, mà là để bảo đảm đời sống bằng một ngành nghề trong tương lai. Điều ấy là đúng đắn, nhưng chúng ta đã để cho xu hướng ấy lấn át mục tiêu của GD.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn