Thay đổi học - thi, bắt đầu từ đâu?
Thi tốt nghiệp THCS đã được bỏ, còn với kỳ thi tốt nghiệp PTTH thì sao? Ba ngày thi đã qua với bao cảnh tượng nhốn nháo, bao sự đối phó của học sinh và sự "vào cuộc" của nhiều "thành phần" trong xã hội, trong đó có cả truyền thông. Nhiều người cho rằng, chính cách ra đề, chính hình thức thi cử đã thành "cũ kỹ" như hiện nay đã khiến học sinh phải học vẹt, phải tìm nhiều cách khác nhau để "gian lận", mong vượt "vũ môn" với kết quả tốt hơn khả năng, chưa kể tâm lý "dùng phao được, không dùng có mà "ngu".
Không lẽ, kỳ thi nào cũng là những chuyện cũ: học vẹt - thi dối? Phải thay đổi cách học, cách thi cử là điều đã được bàn luận rất nhiều, nhưng thay đổi thế nào cho hiệu quả, bắt đầu từ đâu thì vẫn chưa có giải pháp thuyết phục.
Thi trắc nghiệm hay hình thức thi sử dụng dữ liệu mở, có đúng là "thuốc" chữa "bệnh thi cử" hiện nay không? Cách thi nào phù hợp nhất cho nền giáo dục của Việt Nam? Hay điều chúng ta cần thay đổi là "nội dung" của đề thi, là kiểm tra xem học sinh "hiểu" đến đâu thay vì "nhớ" được những gì? Nếu làm một một đề thi có cả những kiến thức "ngoài sách giáo khoa", học sinh của chúng ta sẽ "ứng xử" thế nào?
Hay phải thay đổi cách học trước khi thay đổi cách thi? Cách học thụ động, nghe - chép - thuộc lòng của chúng ta là do lỗi của thầy cô giáo, học sinh hay một "nhân tố thứ ba" nào khác? Để thay đổi cách dạy - học, chúng ta phải quyết liệt ở khâu nào? Giáo viên, học sinh hay giáo trình?
Không lẽ không thay đổi để học vẹt, thi dối tiếp tục tiếp diễn? Thực tế, thi cử như thế nào sẽ quyết định cách thức học ra sao. Một câu hỏi được đặt ra mà không dễ có lời đáp: "Thay đổi cách thi trước hay cách học trước?" - VietNamNet nhận định |
Nhiều chuyên gia cho rằng, cách dạy - học như hiện nay cũng là hệ quả của nhiều vấn đề trong xã hội, như việc "tuyển người" quá dựa vào điểm số - bằng cấp. Vậy thì thay đổi hệ thống giáo dục trước hay thay đổi cách tuyền người trước?
Cái "chuỗi luẩn quẩn" của giáo dục và tác động của xã hội nên giải quyết từ đâu? Nếu bạn có quyền thay đổi, bạn sẽ bắt đầu như thế nào? Hãy chia sẻ với Diễn đàn VietNamNet những ý tưởng của bạn, bất kể ý tưởng ấy "sốc" đến mức nào.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh