Chất lượng ngay từ hôm nay
Ít ra thì vụ thày giáo Đỗ Viết Khoa cũng có một kết quả nhỡn tiền: Xã hội riết gióng yêu cầu ngành phải nghiêm khắc hơn trong việc thi cử. Hình như những người thường kiếm ăn trong việc này cũng hơi chờn. Bởi vậy, chẳng ai “ngã ngửa ra ngạc nhiên cả “, khi nghe tin cái tin mà các báo mấy ngày cuối tháng 7 này vừa đưa : học sinh thi vào đại học năm nay đạt mức điểm khá thấp.
Nghĩa là nếu xét theo mức điểm dự định từ trước, thì nhiều trường đại học sẽ không đủ sinh viên nhập học.
Và người ta lại lo làm như mọi năm, tức là tính toán hạ thấp điểm sàn xuống, cốt vét cho đủ chỉ tiêu.
Nhiều lý do được viện ra : đây là con số ghi trong kế hoạch nhà nước. Nó có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chúng ta đã dự định bốn năm năm năm sau phải có từng này từng kia người tốt nghiệp đại học bổ sung cho bộ máy sản xuất. Đó là mệnh lệnh, không thể không thực hiện v..v và v. v..
Đã rõ là ở đây ngành giáo dục tỏ ra có ý thức trách nhiệm rất cao! Nhưng hình như các vị chỉ muốn chịu trách nhiệm về số lượng. Còn thực tế sinh viên vào trường rồi học hành ra sao và học xong thất nghiệp ra sao các vị không cần biết.
Quả thật không phải là người trong nghề thì chúng ta cũng dự đoán tình cảnh thê thảm ra sao một khi các trường không đủ sinh viên. Các khối lớp bị dồn lại. Phòng học thừa. Giáo viên thất nghiệp. Nhà nước sẽ không chi tiền cho những chỗ bị khuyết đó.. . Ấy là không kể số học sinh không đỗ kia sẽ sống ra sao. Bảo rằng là cả ngành giáo dục rồi sẽ náo loạn cũng không ngoa.
Cái kiểu hạ thấp điểm cốt lấy cho đủ sinh viên vào trường này còn là nguyện vọng của nhiều bậc cha mẹ học sinh. Con cháu chúng tôi chỉ được học vậy nên kết quả có vậy. Tại sao mọi năm các anh hạ điểm mà năm nay không hạ? Như thế là không công bằng.
Rõ ràng ở đây dễ dàng hình thành một thứ liên minh ma quỷ, liên minh của những thói quen bảo thủ, muốn sống mãi kiểu trì trệ này chứ không muốn và không tin ở sự thay đổi theo hướng tốt. Mỗi chúng ta vì quyền lợi riêng, rất dễ có mặt trong cái liên minh vô hình đó.
Mặc dầu biết vậy, tôi vẫn muốn đề nghị : nhân tinh thần sôi sục của cả xã hội muốn tìm cách nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta hãy dũng cảm bắt tay vào việc làm khác vớimọi năm, tức là chấp nhận một mùa tuyển sinh không đạt chỉ tiêu số lượng.
Các vị vẫn bảo lâu nay nhiều trường phòng học thiếu, điều kiện học tập khó khăn ? Vậy hãy nhân dịp này, tạo cho những sinh viên xứng đáng những gì cần thiết.
Khi cần bào chữa cho sự kém cỏi của từng giờ học, các vị thường lấy lý do thày giáo phải dạy nhiều quá, không có thời gian nghiên cứu, không có thời giờ đọc thêm tài liệu nước ngoài. Thì nhân dịp thiếu sinh viên, xin bố trí để các thày học thêm cái gì các thày thấy cần…
Chỉ nên lấy vào đại học những học sinh đạt điểm yêu cầu như đã dự tính |
Trước mắt có gây đảo lộn, và làm khó cho các trường đại học, nhưng việc chỉ lấy sinh viên có đủ chất lượng – dù mới là chất lượng còm cõi kiểu Việt Nam – sẽ đánh động cho các trường phổ thông, gây sức ép để người ta không thể dễ dãi tùy tiện mãi – toàn những đỗ 90—99% -- trong các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trong năm tới. Việc tính toán các mức kế hoạch cho giáo dục sẽ buộc phải thực tế hơn. Mọi cuộc mừng công sẽ đỡ phô trương trơ trẽn hơn. Còn nhiều cơ may khác mà tôi tin thử “uống thuốc đắng” một lần, ta sẽ tìm thấy.
Với tình hình bệnh trạng nặng nề hiện thời, tôi tin chúng ta chỉ có một cách này để giải quyết. Hãy bắt đầu chọn việc khó để làm, và tập làm khó cho nhau, ngay từ hôm nay.
Mọi sự công bằng muốn được thiết lập, không thể không gây ra bất công trước mắt, bất công với một bộ phận nào đó,nhưng vì sự nghiệp chung phải cùng ráng chịu.
Nếu như việc này vượt quá phạm vi trách nhiệm của Bộ giáo dục, đề nghị các vị lãnh đạo quốc gia cũng cho ý kiến.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường