Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

05:22 CH @ Thứ Bảy - 25 Tháng Hai, 2017

Đó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật.

.

Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào? Thế kỷ XXI sẽ chứng kiến những cuộc tìm về với Đức Tin ở chiều sâu và diện rộng. Văn học sẽ trở lại ngôi đầu bảng. Văn học Nga với hành trình tìm kiếm Đức Tin của những con người vĩ đại như Dostoievski, Lev Toistoi, Tshekhov... sẽ lại được đọc nhiều nhất trên khắp hành tinh. Thơ kinh nguyện cầu của Tình yêu, Đau khố, Khắc khoải, Dâng hiến, Tin tưởng... sẽ là món ăn tinh thần không thể thiếu của loài người. Thơ sẽ trở lại ở chính những nước phát triển nhất, những nơi thừa tiền bạc nhưng thiếu đức tin, thừa khoa học nhưng thiếu hụt lương tri ("Science sans Conscience...”). Bởi con người không thể sống trong sự mất cân bằng. Mất cân bằng sinh thái cũng chết, mất cân bằng giữa tâm và thân cũng gay, mà mất cân bằng giữa sự thưa thãi vật chất và trống vắng tinh thần lại càng nguy.

Thế kỷ hai mươi chứng kiến sự phát triển rầm rộ và lụi tàn nhanh chóng của những tôn giáo thiếu đức tin. Nhân loại đã có lúc hoang mang và một vài cường quốc nhân cơ hội này xông lên đòi "lãnh đạo thế giới" bằng tiền bạc và vũ khí. Nhưng họ đã nhầm. Nhân loại bây giờ khá trưởng thành để biết sống trong sự khác biệt, sống phong phú, đa dạng và độc lập. Một thế giới đa cực là điều tất yếu ở thế kỷ XXI . Cạnh tranh sẽ khốc liệt, nhưng khao khát hoà hợp trong tình yêu, đồng điệu trong tâm hồn sẽ là "giai điệu chính" trong bản giao hưởng nhân loại. Tới lúc, con người chợt nhận ra, hình như mình chưa biết sống cho tròn đầy, cho "đã" cuộc sống của chính mình. Mình đã sống mất phương hướng, thiếu một sự dẫn dắt căn cốt trong cuộc đời Sự dẫn dắt ấy không thể đến từ người khác, mà phải đến từ sâu thẳm tâm hồn mình. ấy là đức tin tự mỗi người tìm thấy cho mình, một "cuộc sống coi như tìm thấy", “đơn giản, đau khổ và hy vọng" như Văn Cao đã viết.

Nhân loại trong quá khứ đã không dưới hai lần tìm đến Đức tin.

Lần thứ nhất, bởi cuộc sống nghèo khổ cùng cực về vật chất, bởi sự mông muội về tinh thần, bởi không còn bất cứ khủng khiếp của chiến tranh, bệnh tật, bởi sự ra đời của những thứ vũ khí giết người hàng loạt như bom nguyên tử, bom khinh khí... Và bệnh AIDS. Như bị ám tượng bởi ngày Tận Thế, rất nhiều người đã chạy vội vào những tôn giáo khác nhau mà họ coi như những chiếc thuyền Nôe cứu nạn cả thân xác lẫn tâm hồn. Có thể, nhiều người trong số họ đã thất vọng.

Và những cuộc tìm kiếm mới lại bắt đầu. Những lần tìm trước, Đức Tin đến như một vũ khí chống lại ngoại cảnh, giúp con người tồn tại trong nghịch cảnh. Còn ở lần tìm kiếm này, con người muốn có Đức Tin để tự khẳng định mình trong thế giới. Vì thế, Đức Tin lần này là biểu hiện cao nhất của ý thức cá nhân, sự khẳng định của cuộc sống tâm linh, của thế giới tâm hồn trong lòng thế giới vật chất. Đó sẽ là một Đức Tin "siêu khoa học", bởi nói đến với con người một cách vừa tình cờ vừa không tình cờ. Nó là kết quả của một quá trình nhận thức, nhưng cũng là kết quả của một khoảnh khắc “giác ngộ". Nó cao cả nhưng lại bình dị, được thể hiện trong toàn bộ hoạt động sung của con người. Nó tĩnh tâm, thiền định ngay khi hướng tới người khác, ngay khi biết sống vì đồng loại. Nó giải quyết những vấn nạn cá nhân trong liên đới với những vấn nạn của cộng đồng. Nó thuyết phục chứ không cưỡng đặt. Nó tự do. Sự tìm về Đức Tin như thế sẽ kéo theo sự phát hiện một thiên nhiên thứ hai: đó là cuộc sống nội tâm, là tâm hồn con người.

Trí tưởng tượng sẽ đặc biệt phát triển trong thế kỷ XXI, một khi "thiên nhiên thứ hai" được con người chăm chút. Tâm hồn là thế giới, và thế giới trong tâm hồn. Con người chăm sóc mảnh vườn của mình, thiên nhiên thứ nhất đã bị tàn phá của mình, đồng thời chăm sóc tâm hồn mình, "mảnh vườn tâm linh" của mình. Sự hoà hợp của hai thiên nhiên này bảo đảm cho con người một cuộc sống cân bằng và phong phú nhất. Gọi tâm hồn là “thiên nhiên thứ hai" còn hàm nghĩa thiên nhiên này cũng rất dễ bị huỷ hoại, rất dễ bị ô nhiễm. Và, những kẻ đã xuống tay tàn phá "thiên nhiên thứ nhất" là những kẻ không thể có được "thiên nhiên thứ hai” cho mình. Chính từ ý thức chăm sóc, vun bồi cho tâm hồn mình mà con người có ý thức bảo vệ và chăm sóc cho từng cái cây từng mạch nước, cho thiên nhiên không vô tận trên trái đất này.

Tìm về với Đức tin và cuộc sống nội tâm, con người của thế kỷ XXI sẽ an tâm sống trong môi trường kỹ thuật cao, sẽ tận hưởng những thành quả của kỹ thuật cao trong khi vẫn giữ được cá tính, sự độc đáo của tính cách, đời sống riêng của tâm hồn, cách ứng xử văn hoá không pha tạp của mình. Và như thế, con người có thể làm chủ được thế giới, bằng cách làm chủ đức tin và tâm hồn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Hạnh phúc: Điều quan trọng nhất trong cuộc sống

    24/09/2014Huỳnh Trúc“Điều quan trọng nhất trong cuộc sống? Nếu người ta hỏi một người trong cơn đói, đó sẽ là thực phẩm. Với một kẻ nào đang lạnh, đó sẽ là hơi ấm. Và nếu một ai đang cam chịu cô đơn, chắc chắn đó sẽ là sự gần gũi với người khác”.
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Triết lý môi trường

    01/11/2005Trần Quốc Vượng, Trần Thúy AnhĐịnh nghĩa hay nhất về con người xưa nay vẫn là câu nói của cổ nhân: Nhân thân: tiểu vũ trụ. Không gian Euclide là không gia ba chiều. A.Einstein đã “cắm” thêm vào không gian Euclide một chiều nữa là “chiều thời gian” (cũng là chiều lịch sử) và hình thành nên quan niệm triết học - khoa học “không gian - thời gian liên tục”. Quan niệm “Vũ trụ”, “Không gian thời gian liên tục” như thế thì con người là một “Tiểu vũ trụ” đã thống nhất, hòa đồng với “Đại vũ trụ”, thống nhất hòa đồng thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Đấy chính là tiền đề để ta triết lý về môi trường thời hiện đại...
  • Đạo đức học Cantơ và tư tưởng văn hóa hòa bình

    29/10/2005Vũ Thị Thu LanĐạo đức học Cantơ chứa đựng những luận điểm có giá trị tiền đề cho tư tưởng văn hoá hoà bình mà nhân loại hiện đang hướng tới. Ông đã làm nổi bật tính nhân văn khi xác định "loài người như một" là đối tượng của đạo đức học và con người phải tuân thủ quy tắc ứng xử chung - "mệnh lệnh tuyệt đối". Ông còn đưa ra nguyên tắc về phẩm giá tuyệt đối của cá nhân, đề cao giá trị con người, coi con người là mục đích của đạo đức và góp phần thức tỉnh sự tự ý thức của con người. Đạo đức học Cantơ kêu gọi nhân loại hướng đến những giá trị đạo đức chung, hướng tới nền hoà bình vĩnh cửu. Sự công hiến to lớn đó, ông đã trở thành người đặt nền móng cho nền văn hoá hoà bình - văn hoá của hiện tại và tương lai...
  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu

    22/10/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultToàn cầu hoá là một quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội trong đó có loại hình hoạt động chính trị. Thể hiện cơ bản nhất của toàn cầu hoá là sự hợp tác toàn cầu. Xây dựng nền văn hoá chính trị có quy mô toàn cầu chính là xây dựng hệ ngôn ngữ chính trị để tất cả những người đại diện trên thế giới này có thể đối thoại, và cũng chính là loại bỏ những mặt dị biệt thái quá đồng thời thời tìm kiếm những mặt chung nhất liên quan đến lợi ích toàn cầu làm xuất phát điểm cho những cuộc đối thoại đó.
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Tôi là ai?

    06/08/2005Tôi là ai? Câu hỏi lớn ai cùng cần có câu trả lời.
  • Vì sao mà sống

    06/08/2005Con người nếu mất đi lý tưởng thì sẽ không thể sống vui vẻ được
  • Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

    19/07/2005Nguyễn Khoa ĐiềmBước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
  • Để Phát Triển Con Người Một Cách Bền Vững

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnPhát triển con người một cách bền vững là mục tiêu của sự phát triển. phát triển con người một cách bền vững là phát triển thường xuyên và liên tục, lâu dài mọi năng lực thể chất, tinh thần trí tuệ, nhân cách con người - phát triển những năng lực bản chất nhất, những năng lực đang ở trong lĩnh vực tiềm năng của con người nhằm làm phong phú thêm và ngày cang nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng như của cả cộng đồng và qua đó, tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển con người một cách bền vững, cần phải tuân thủ quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện và cách tiếp cận đúng. Cách tiếp cận đúng đắn là cách tiếp cận quán triệt quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và xem xét con người trên quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện.
  • Xung đột giữa lý trí và tình cảm

    24/08/2005Cảm xúc, như từ ngữ cho thấy, làm lay động chúng ta. Sợ hãi, giận dữ, yêu thương, và vui vẻ gây xáo trộn chúng ta từ bên trong và thường khiến chúng ta hành động hướng ra bên ngoài. Sự mãnh liệt, kích thích, và xung lực dẫn tới hành động này tương phản sâu sắc với sự vô tư, cân bằng, và điềm tĩnh gắn với lý trí. Các tác gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta bàn về sự tương phản này và đề xuất những lý thuyết khác nhau về các vai trò đích xác của lý trí và tình cảm trong đời sống con người. ...
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ